Khi bệnh basedow trong giai đoạn tiến triển nặng, người bệnh không nên tập luyện. Tuy nhiên, khi bệnh ổn định về trạng thái thể chất và tinh thần, có thể thực hiện hoạt động thể chất vừa phải để tăng cường khối cơ, nâng cao sức khỏe.
1. Đặc điểm bệnh basedow
Trong các nguyên nhân gây cường giáp, basedow (hay bệnh Graves) là bệnh lý phổ biến được ghi nhận từ thế kỷ thứ XIX, chiếm hơn 90% tỉ lệ các nguyên nhân gây cường giáp, thường gặp ở mọi lứa t.uổi nhưng phổ biến ở độ t.uổi từ 30 – 50 t.uổi.
Các nguyên nhân khác bao gồm viêm tuyến giáp, bướu đa nhân, nhân độc giáp… Các triệu chứng thường gặp như hồi hộp, đ.ánh trống ngực, tăng động, tăng tiết mồ hôi, mẫn cảm với nhiệt, mệt mỏi, tăng cảm giác thèm ăn, sụt cân, mất ngủ, suy nhược và đi tiêu thường xuyên (thỉnh thoảng tiêu chảy).
Bệnh lý nội tiết này ảnh hưởng đến nhiều cơ quan quan trọng, đầu tiên là hệ nội tiết, hệ tim mạch, mắt, hệ miễn dịch, hệ cơ xương… Trong đó, nghiên cứu cho thấy suy yếu khối cơ ở người bệnh basedow có ảnh hưởng đến khả năng làm việc và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc để kiểm soát hormone tuyến giáp, điều trị các rối loạn ảnh hưởng lên hệ cơ quan, bổ sung vitamin D, thì việc tập luyện với cường độ phù hợp sẽ giúp người bệnh rèn luyện phục hồi sức cơ.
1 .Bài tập nào phù hợp với người bệnh basedow?
1.1 Đi bộ
Bài tập đầu tiên hỗ trợ cải thiện sức bền và tăng khí lưu thông là đi bộ. Nghiên cứu cho thấy việc đi bộ trên đường bằng với tốc độ khoảng 1.5 bước/ giây (không quá 3.5km/h), khoảng 45 – 60 phút cải thiện sức bền và tăng cường sức khỏe cho người bệnh basedow.
Tuy nhiên, trong quá trình đi bộ, người bệnh basedow cần theo dõi nhịp tim trong mỗi 1 – 2 phút để giữ nhịp tim dưới 70% mức tối đa (130 lần/ phút) giúp tránh các kích thích ảnh hưởng lên hệ tim mạch.
Nguyên nhân do sự tăng hormone T3, T4 trong cường giáp gây kích hoạt hệ adrenaline, khiến tăng nhịp tim, từ đó dẫn đến các vấn đề như rối loạn nhịp tim, hội chứng suy tim, hội chứng suy mạch vành… Bên cạnh giữ tốc độ phù hợp, việc kết hợp nhịp nhàng hơi thở vào – ra, thư giãn trong lúc đi bộ cũng là một cách để điều hòa nhịp tim.
Đi bộ phù hợp cho người bệnh basedow tăng cường sức khỏe.
1.2 Bài tập kéo giãn
Các bài tập kéo giãn và tăng độ dẻo dai cho nhóm cơ nên có sự hướng dẫn của huấn luyện viên. Người tập sẽ được hướng dẫn kéo căng một nhóm cơ vượt quá điểm chống lại lực cản ban đầu mà không gây đau cơ đột ngột, hãy giữ một vị trí trong 5 giây, sau đó thư giãn. Chẳng hạn động tác bắt chéo tay ra sau, mở lồng ngực, hít thở điều hòa, vừa hỗ trợ người bệnh mở các khối cơ vùng vai và liên sườn, vừa giúp tăng dung tích hít vào khi lồng ngực được mở.
Để tập luyện khối cơ vùng đùi và tay vai, có thể áp dụng bài tập đứng tấn dựa lưng vào tường, đưa hai tay ra trước và khuỵu gối xuống tấn, thời gian xuống tấn tăng dần để rèn luyện độ bền cho cơ. Việc tập luyện nên có liệu trình tập trung vào các nhóm cơ chi trên, chi dưới, cơ trục chính của cơ thể như vùng lưng, cơ bụng.
Để tập khối cơ vùng bụng, người tập cần được hướng dẫn phương pháp hít thở căng ép bụng, khi đã quen với phương pháp thở bụng, có thể áp dụng tập siết cơ vùng bụng kèm theo khi tập các động tác ở tay chân. Việc tập thở bụng đơn giản nên bắt đầu với tư thế nằm thư giãn hoặc tư thế ngồi thẳng lưng, xếp bằng hay buông thõng hai chân.
Việc tập với tạ cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa và huấn luyện viên để tránh quá sức ảnh hưởng đến nhịp tim. Nghiên cứu cho thấy việc tập luyện tăng cường sức bền khối cơ, có thêm hiệu quả thứ cấp trong cải thiện trạng thái tâm lý ở người bệnh. Ở nhóm người bệnh tập luyện lâu dài có trạng thái tâm lý tốt hơn so với nhóm chứng.
1.3 Thái cực quyền, yoga
Các phương pháp tập dưỡng sinh như thái cực quyền, yoga, tập luyện thành đội nhóm cũng là một lựa chọn phù hợp cho người bệnh basedow. Việc tập luyện sẽ giúp người bệnh ngủ tốt hơn, tinh thần thoải mái hơn. Trong quá trình tập và điều trị bệnh Basedow, cần tránh sử dụng các chất kích thích như caffein, t.huốc l.á, rượu và đồ uống có cồn…
Đối với các vận động viên, như vận động viên điền kinh, đang điều trị cường giáp, việc quay lại luyện tập cần nhiều sự kiên nhẫn, chậm rãi, không thúc ép bản thân, cần có sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa. Việc duy trì sức bền với các bài tập nhẹ vừa sức nên được lưu ý. Khi quay lại với cường độ tập luyện của vận động viên, cần theo dõi các hormone nội tiết, chỉ số mạch, huyết áp.
Thái cực quyền giúp người bệnh basedow ngủ tốt hơn và có tinh thần thư thái.
2. Những lưu ý khi tập luyện cho người đang điều trị bệnh basedow
Người bệnh basedow cần được nghỉ ngơi (nhất là khi bệnh đang tiến triển nặng), tránh hoạt động thể lực gắng sức, tinh thần căng thẳng. Người bệnh chỉ nên tập luyện khi cơ thể khỏe mạnh và trong khi tập luyện cần đặc biệt chú ý theo dõi nhịp tim. Nguyên nhân do bản thân bệnh có thể gây nhịp tim nhanh, nếu tập luyện quá sức hay cường độ cao tiếp tục gây tăng nhịp tim sẽ tạo gánh nặng lớn cho tim.
Cường giáp khiến quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, làm tăng tốc độ trao đổi chất cơ bản và mất khối lượng cơ. Do đó, người bệnh basedow cần tập luyện sức mạnh cơ bắp 2-3 lần/tuần để tăng cường khối cơ. Tuy nhiên, cần lựa chọn bài tập phù hợp và không nên tập tạ nặng.
Ngoài ra, cơ thể người bệnh basedow thường dễ bị gầy sút, suy kiệt nên cần thực hiện chế độ ăn uống giàu đạm, nhiều calo để cung cấp thêm năng lượng. Khi tập luyện, nên chú ý bù điện giải, uống đủ nước để tránh bị chuột rút.
Khám phá tác dụng ít biết của cứu ngải
Đến nay, nhiều người vẫn cho rằng cứu ngải chỉ có vai trò hỗ trợ cho tác dụng của châm cứu.
Thực ra, đây là một phương pháp trị liệu riêng biệt với những giá trị phòng và điều trị bệnh tật hết sức độc đáo.
Nguyên liệu dùng để cứu ngải là gì?
Cứu là phương pháp dùng ngải hơ, đốt các huyệt để trị bệnh. Ngải cứu được làm từ lá cây ngải cứu có tên đông y là ngải diệp.
Theo đông y, ngải diệp có vị cay, đắng, dùng sống có tính ấm, dùng chín có tính nóng, tính thuần dương, có tác dụng thông 12 kinh, điều lý khí huyết, trục hàn thấp, làm ấm tử cung, chỉ huyết, ôn trung khai uất, điều kinh an thai…
Trong các thư tịch đông y xưa nay cũng ghi nhận việc dùng ngải để cứu có thể “thấu chư kinh nhi trị bách bệnh” tức là đi sâu vào các kinh lạc mà trị được các bệnh.
Ngải dùng để cứu là loại lá đã để lâu, vò ra, loại bỏ phần xương lá, chỉ lấy phần thịt lá lúc này đã được vò tơi như nhung, gọi là “thục ngải”.
Ngải cứu ngoài cách làm thành điếu dài rồi kết hợp với châm kim mà chúng ta thường thấy còn có thể làm thành mồi, hoặc điếu ngắn gắn vào thân kim. Những cách dùng kết hợp với kim châm này được gọi chung là ôn châm, vừa đạt được tác dụng của châm, vừa có được hiệu quả của cứu.
Ngoài ra, lá ngải sau khi đã vò ra còn có thể làm thành mồi nhỏ như hạt đậu hoặc dạng hình nón rồi đặt trên vị trí huyệt vị cần tác động. Cũng có thể để cách ngải cứu và da một lớp muối, một lát tỏi mỏng hoặc một lát gừng mỏng gọi là cứu cách muối, cứu cách tỏi và cứu cách gừng.
Mỗi một cách cứu kể trên ngoài tác dụng chung của ngải cứu còn có tác dụng hiệp đồng với các loại dược liệu khác, tăng cường tác dụng trị liệu của cứu ngải.
Ngải cứu là nguyên liệu chính dùng để thực hiện cứu ngài.
Các tác dụng đặc biệt của cứu ngải
Khu hàn trục thấp, tiêu ứ tán kết
Hàn, thấp khi thái quá là những loại tà khí gây hại cho cơ thể. Hàn tà là tà khí do hơi lạnh sinh ra, thấp tà là tà khí do hơi ẩm tạo thành.
Với tác dụng dược lý của mình kết hợp với hơi nóng sinh ra từ việc cứu, ngải cứu có thể mau chóng làm thông khí kết, tiêu tán huyết ứ, trợ giúp khư trừ thấp khí và hàn khí nội sinh và ngoại lai.
Ôn kinh thông lạc, hành khí hoạt huyết
Muốn cơ thể khỏe mạnh thì khí huyết cần phải lưu thông, kinh lạc phải được thông suốt.
Theo lý luận đông y, khí huyết khi gặp lạnh sẽ đình trệ, khi gặp ấm sẽ lưu hành. Cứu ngải có thể giúp hơi ấm thẩm thấu vào sâu trong cơ thể, đi qua lớp bì phu, vào đến cơ nhục, cân cốt, đi đến các kinh lạc, làm ôn ấm khí huyết, giúp khí huyết vận hành lưu sướng, hỗ trợ các quá trình vận động sinh lý chính thường của cơ thể.
Ngải cứu và cứu ngải có tác dụng nâng cao sức khỏe.
Ôn trung bổ khí, nâng cao sức khỏe
Ngải cứu như đã nói ở trên có tác dụng trừ tà khí hàn thấp, thúc đẩy khí huyết lưu thông, từ đó hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh tật, bên cạnh đó việc cứu ngải còn có tác dụng nâng cao sức khỏe, có hiệu quả tốt trong việc dưỡng sinh.
Cơ thể người cần hơi ấm trong các hoạt động sinh lý thông thường, từ hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa đến bài tiết… Cứu ngải có thể giúp làm ấm Thận, kiện Tỳ, qua đó giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, nâng cao khả năng miễn dịch và đề kháng của cơ thể.