Các nhà khoa học Hà Lan hứa sau 5 năm sẽ có dạ con nhân tạo như thật

Theo The Guardian, các nhà nghiên cứu từ Đại học kỹ thuật Eindhoven, Hà Lan, hứa trong vòng 5 năm sẽ trình bày nguyên mẫu đầu tiên của dạ con nhân tạo, chắc chắn sẽ có thể sao chép hoàn toàn cơ thể của người mẹ.

Giáo sư Guid Oei giới thiệu về hình ảnh nguyên mẫu dạ con nhân tạo – Ảnh: Bart van Overbeeke

Thiết bị mới này, trái ngược với các dạ con nhân tạo hiện có, sao chép một cách trung thực cơ thể mẹ, trong đó, em bé sẽ được bao quanh bởi nước ối, còn oxy cùng tất cả các chất dinh dưỡng sẽ đi qua một thiết bị tương tự như nhau thai.

Thiết bị thậm chí sẽ cho phép đ.ứa t.rẻ cảm nhận nhịp đ.ập của trái tim người mẹ. Một hệ thống như vậy đang được phát triển để cứu những đ.ứa t.rẻ sinh non. Các thí nghiệm sẽ được tiến hành trên các hình nộm của t.rẻ e.m với các bộ cảm biến được cài đặt trong đó.

Guid Oei, bác sĩ phụ khoa và giáo sư tại đại học trên cho biết, mục tiêu của các nhà khoa học khi phát triển dạ con nhân tạo là giúp trẻ sơ sinh sớm vượt qua giai đoạn quan trọng từ 24 đến 28 tuần.

Cơ hội sống sót cho những đ.ứa t.rẻ này là thấp, khoảng 1/2 số trẻ được sinh ra ở tuần thứ 24 đã c.hết. Và những trẻ sống sót thường bị các rối loạn mạn tính suốt đời như tổn thương não, các vấn đề về hô hấp hoặc bệnh võng mạc có thể gây mù.

Mỗi ngày, một bào thai 24 tuần tiếp tục phát triển trong bụng mẹ nhân tạo thì cơ hội sống sót sẽ tăng lên. Nếu có thể kéo dài sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ nhân tạo đến 28 tuần, sẽ giảm được nguy cơ t.ử v.ong sớm nghiêm trọng nhất xuống còn 15%.

Trước đó, vào năm 2017, các nhà khoa học từ Bệnh viện nhi Philadelphia, Mỹ, đã phát triển một dạ con nhân tạo thử nghiệm với những con cừu sinh non. Thiết bị cho phép chúng ở 4 tuần trong dạ con nhân tạo trước khi xuất hiện lông, sau đó chúng được lấy ra từ đó và phát triển hoàn toàn bình thường.

Công nghệ của các nhà khoa học Mỹ là một túi nhựa với các thiết bị được kết nối với nó để duy trì và phát triển sự sống. Hệ thống của các kỹ sư từ Đại học Eindhoven sẽ tiếp tục sự phát triển này và tạo điều kiện để duy trì cuộc sống của trẻ sinh non.

Vũ Trung Hương

Theo motthegioi

Chiếc áo thông minh theo dõi nhịp thở

HÀ LAN – Áo đo chức năng phổi bằng cách cảm nhận các chuyển động ở ngực, bụng, được chứng minh đo kết quả chính xác như các thiết bị truyền thống.

Áo Hexoskin sử dụng kết hợp với một ứng dụng di động, có thể được sử dụng để theo dõi các bệnh về hô hấp như phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen suyễn, xơ nang trong khi người dùng thực hiện các hoạt động hàng ngày thay vì đến bệnh viện kiểm tra. Nhờ đó, bác sĩ có thể theo dõi bệnh nhân từ xa, sớm phát hiện khi tình trạng bệnh trở nên tồi tệ.

Áo Hexoskin. Ảnh: Forbes

Một nhóm 15 tình nguyện viên khỏe mạnh mặc chiếc áo trong khi thực hiện các hoạt động hàng ngày bao gồm nằm xuống, ngồi dậy, đứng lên, leo cầu thang, hút bụi. Họ cũng đeo thiết bị đo nhịp thở truyền thống gồm mặt nạ, ba lô, lặp lại các công việc một lần nữa để tạo ra một bộ dữ liệu thứ hai.

Sau khi so sánh hai lần thử nghiệm, các nhà nghiên cứu thấy rằng các phép đo rất giống nhau. Những người tham gia cho biết những chiếc áo thông minh rất thoải mái và có thể được mặc bên trong trang phục bình thường.

Hiện, chiếc áo được các vận động viên thể thao sử dụng để kiểm nghiệm độ chính xác và tính thực tế. Các nhà nghiên cứu đang lập kế hoạch thử nghiệm áo Hexoskin với bệnh nhân mắc phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).

Lê Hằng

Theo Science Daily/VNE

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *