Các nhà khoa học Úc phát hiện 12 kháng thể hàng đầu ngăn chặn virus SARS-CoV-2

Các nhà khoa học đến từ nhiều trung tâm bệnh truyền nhiễm và điều trị kháng thể hàng đầu của Úc tự tin rằng họ đang tiến gần hơn tới việc tạo ra liệu pháp kháng thể đơn dòng (liệu pháp miễn dịch thụ động) trong điều trị COVID-19.

Thủ tướng Úc Scott Morrison cầm một lọ vắc xin khi đến thăm nhà máy sản xuất vắc xin ở Melbourne hồi tháng 2 – Ảnh: AAP

Trong nghiên cứu công bố ngày 29-9, các nhà khoa học Úc cho biết các kháng thể đơn dòng (MAB) có thể ngăn chặn virus SARS-CoV-2 (gây bệnh COVID-19) xâm nhập vào các tế bào trong các mô hình t.iền lâm sàng. Nghiên cứu này đã được đăng trên tạp chí khoa học Cell Reports .

MAB là các protein nhân tạo. Có nhiều loại MAB, mỗi loại được điều chỉnh để đóng vai trò là các kháng thể thay thế, giúp khôi phục hoặc tăng cường sự tấn công của hệ miễn dịch đối với một mầm bệnh nào đó (trong nghiên cứu là virus SARS-CoV-2).

Tham gia nhóm nghiên cứu có Viện Nghiên cứu y khoa Walter và Eliza Hall (WEHI), Viện Nhiễm và miễn dịch Peter Doherty, Viện Burnet, Viện Kirby, CSL, Affinity Bio, và Tổ chức Nghiên cứu công nghiệp và khoa học Khối thịnh vượng chung (CSIRO).

Nhóm nghiên cứu tin rằng phát hiện nói trên sẽ mở đường cho các thử nghiệm lâm sàng về liệu pháp MAB nhằm ngăn ngừa các ca mắc COVID-19 nghiêm trọng.

Các nhà khoa học đã dựa trên nghiên cứu của họ về các kháng thể từ những bệnh nhân COVID-19 đã phục hồi để sàng lọc các kháng thể hiệu quả nhất chống lại virus SARS-CoV-2. Sau đó, có hai MAB hàng đầu được kết hợp thành một hỗn hợp kháng thể (cocktail kháng thể).

Phó giáo sư Wai-Hong Tham của Viện WEHI, một trong những người tham gia nghiên cứu trên, cho biết nhóm nghiên cứu đã sàng lọc hàng trăm kháng thể tiềm năng và đã xác định được 12 kháng thể hàng đầu có khả năng ngăn chặn mạnh nhất.

Bà Tham nói rằng bằng cách kết hợp các kháng thể hàng đầu, các nhà nghiên cứu có thể kiểm tra hiệu quả của nó trong việc ngăn chặn virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào tế bào.

“Hỗn hợp kháng thể này đã ngăn chặn hiệu quả sự xâm nhập của virus trong các thử nghiệm và giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh trong các mô hình t.iền lâm sàng”, bà Tham cho biết.

Các nhà nghiên cứu tin rằng liệu pháp MAB có thể được sử dụng để bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất, chẳng hạn người già. “Không giống vắc xin vốn phải mất vài tuần để tạo ra kháng thể, các liệu pháp dựa trên kháng thể sẽ bảo vệ con người trước virus ngay lập tức”, bà Tham nói.

Do đó, trong tương lai, có thể sử dụng các liệu pháp này ở những người bị suy giảm miễn dịch. Nếu được sử dụng sớm, các liệu pháp này có thể giúp ngăn ngừa các ca nhập viện và các biến chứng nghiêm trọng do COVID-19.

Miếng dán vắc xin hứa hẹn cách chủng ngừa Covid-19 không gây đau, hiệu quả cao

Một nhóm nhà khoa học đã phát triển cách chủng ngừa không dùng kim thông thường, không gây đau mà lại tạo ra phản ứng miễn dịch tốt hơn, có thể được áp dụng thay cho việc tiêm vắc xin Covid-19.

Miếng vắc xin in 3D do các nhà nghiên cứu từ Đại học Stanford và Đại học Bắc Carolina (Mỹ) tạo ra. Ảnh CTVNEWS.CA

Cụ thể, các nhà nghiên cứu từ Đại học Stanford và Đại học Bắc Carolina (Mỹ) cho hay một miếng dán vắc xin in 3D của họ có thể tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh hơn nhiều so với việc tiêm bằng kim thông thường, theo Đài CTVNews ngày 26.9.

Theo nghiên cứu mới của họ, được đăng trên chuyên san Proceedings , miếng vắc xin làm bằng polymer có kích cỡ 1 cm 2 và chứa 100 kim in 3D, chỉ bằng 1 micrômét (m). Những cây kim này dài 700 m, chỉ đủ để tiêm và đưa vắc xin vào da.

Khi tiến hành thử nghiệm trên chuột, nhóm nghiên cứu phát hiện miếng vắc xin nói trên tạo ra phản ứng miễn dịch cao hơn 20 lần so với việc tiêm vắc xin bằng kim thông thường sau 3 tuần và cao hơn 50 lần sau một tháng.

Pfizer cam kết cung cấp đủ 31 triệu liều vắc xin cho Việt Nam trong năm 2021

Việc tiêm vắc xin bằng kim thông thường đưa vắc xin vào cơ hoặc một lớp mô nằm dưới da. Trong khi đó, da có nhiều tế bào miễn dịch nên vắc xin được đưa vào da thường có hiệu quả hơn, theo các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, việc đưa vắc xin vào da khó có thể được thực hiện bằng kim thông thường và có thể khiến người nhận tiêm bị đau.

Các nhà nghiên cứu cho rằng các miếng vắc xin có kim siêu nhỏ như trên có thể giải quyết những vấn đề này, cho phép tiến hành việc đưa vắc xin vào da một cách dễ dàng và không gây đau.

Những cây kim siêu nhỏ in 3D có thể được điều chỉnh để dùng cho việc tiêm các vắc xin phòng ngừa cúm, bệnh sởi, viêm gan hoặc Covid-19. Bước kế tiếp của nhóm nghiên cứu là tích hợp vắc xin Covid-19 mRNA của Pfizer và Moderna vào các miếng vắc xin làm bằng polymer nói trên.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *