Các sân bay lập điểm xét nghiệm Covid-19 phục vụ hành khách

Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các sân bay lập điểm xét nghiệm tại chỗ và thu phí dịch vụ này theo đúng quy định với hành khách.

Ngày 9/10, Cục Hàng không Việt Nam đã yêu cầu các sân bay xây dựng phương án, kế hoạch đón, trả hành khách bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19.

Theo đó, các sân bay phải bố trí điểm khai báo y tế, quét mã QR; tổ chức xét nghiệm bằng test nhanh; bố trí phòng cách ly tạm thời. Khu vực bán vé, phòng chờ cần bảo đảm giãn cách và các yêu cầu về phòng, chống dịch.

Trường hợp có nhân viên hàng không, hành khách biểu hiện sốt, ho, khó thở, mệt mỏi, đơn vị sân bay phải bố trí cách ly và thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để xử lý. Các hãng hàng không cần tổng hợp thông tin khách trên chuyến bay và gửi cảng vụ trước 30 phút máy bay khởi hành.

Hành khách đến sân bay Nội Bài sẽ phải cách ly tập trung 7 ngày. Ảnh: Ngọc Thành.

Hãng hàng không cần thông báo điều kiện bay khi bán vé (trên website, đại lý) và các yêu cầu của địa phương nơi đến. Hãng có thể từ chối làm thủ tục hàng không nếu khách không đủ tài liệu bắt buộc.

Danh sách chuyến bay và phân loại nhóm hành khách được các hãng tổng hợp theo từng địa phương nơi đến, chuyển cho cảng vụ hàng không. Thông tin hành khách gồm họ tên, số chứng minh thư/hộ chiếu, điện thoại, địa chỉ nơi đến (nêu rõ nơi khách sẽ cư trú, lưu trú)…

Các cơ quan cảng vụ có trách nhiệm chủ trì cùng hãng hàng không gửi danh sách và thông tin hành khách cho các địa phương theo dõi, giám sát tại nơi cư trú.

Theo hướng dẫn của Bộ Giao thông Vận tải, hành khách khi đi máy bay bắt buộc tiêm đủ hai liều vaccine hoặc đã khỏi Covid-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương; xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ trước khi lên máy bay.

Hhành khách phải khai báo y tế, cam kết phòng chống dịch; không được lên máy bay khi có các triệu chứng ho, sốt, khó thở, đau mỏi cơ, đau rát họng…

Sau chuyến bay, khi di chuyển về nơi cư trú, hành khách không tiếp xúc nơi đông người; tự theo dõi sức khỏe hoặc cách ly tại nơi cư trú, lưu trú ít nhất 7 ngày (theo quy định của từng địa phương); riêng người từ vùng dịch phải xét nghiệm vào ngày thứ hai kể từ khi về nơi ở.

Từ 10/10, ngành hàng không bắt đầu khai thác thí điểm 19 đường bay nội địa chở khách đến hết 20/10.

Trong đó, các chặng hai chiều giữa TP HCM và Bình Định/Đà Nẵng/Huế/Khánh Hòa/ Nghệ An/Phú Yên/Quảng Bình/Quảng Nam/Thanh Hóa/ Hải Phòng/Phú Quốc/Gia Lai/Rạch Giá có tần suất một chuyến mỗi ngày.

Đường bay giữa Hà Nội – TP HCM/Đà Nẵng; Đà Nẵng – Cần Thơ/Đắk Lắk; Thanh Hóa – Lâm Đồng cũng một chuyến khứ hồi mỗi ngày. Riêng đường bay Hà Nội – Cần Thơ khai thác linh hoạt theo tình hình dịch.

Mỹ chặn 15 con ốc sên khổng lồ có thể gây viêm màng não

Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ (CBP) đã tịch thu 15 con ốc sên khổng lồ có khả năng gây bệnh viêm màng não, 100g thịt bò cùng lá tươi trong hành lý của một hành khách hồi đầu tháng này.

Ốc sên khổng lồ Tây Phi có thể đạt đến chiều dài hơn 20 cm và đường kính vỏ đến hơn 12 cm. CHỤP MÀN HÌNH CBS DALLAS

Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ (CBP) công bố vụ bắt giữ này vào ngày 20.7, CBS News đưa tin. Theo đó, 15 con ốc sên khổng lồ Tây Phi do một nữ hành khách đến từ Nigeria mang theo đã bị phát hiện tại Sân bay Liên lục địa George Bush ở Houston, bang Texas.

CBP cho biết các chuyên gia nông nghiệp khi kiểm tra hành lý của người phụ nữ trên ở Houston đã tìm thấy ba túi nhựa đựng ốc sên sống, lá tươi và khoảng 100g thịt bò.

“Các chuyên gia nông nghiệp của chúng tôi vẫn cảnh giác trong việc bảo vệ Mỹ trước dịch bệnh từ động vật và thực vật có thể đe dọa ngành trồng trọt và chăn nuôi hoặc lây truyền sang người”, Giám đốc CBP tại cảng hàng không Houston, ông Shawn Polley, cho biết.

Theo trang web của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), ốc sên khổng lồ Tây Phi là “một trong những loài ốc sên gây hại nhất trên thế giới”. Loài này có thể đạt đến kích thước khổng lồ với chiều dài hơn 20 cm và đường kính vỏ đến hơn 12 cm, tương đương một nắm tay người lớn, USDA cho biết.

Trong tuyên bố, CBP cũng cho biết ốc sên khổng lồ Tây Phi gây ra “mối đe dọa nghiêm trọng” đối với con người và môi trường. Bên cạnh việc ảnh hưởng tiêu cực đến nông nghiệp và hệ sinh thái, loài này còn mang một loại ký sinh trùng có thể gây ra các dạng viêm màng não hiếm gặp ở người.

Chăm sóc da bằng ốc sên “đi bộ” trên mặt

Hơn 2.800 trường hợp mắc bệnh viêm màng não từ ký sinh trùng trong ốc sên đã được ghi nhận từ 30 quốc gia, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC). CDC cho biết loại ký sinh trùng này không tồn tại lâu trong cơ thể người và các biến chứng nghiêm trọng của bệnh, như rối loạn chức năng thần kinh hoặc t.ử v.ong, hiếm khi xảy ra.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *