Các thành phần trong trà sữa nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Không phủ nhận trà sữa là thức uống được khá nhiều người yêu thích, tuy nhiên để làm nên cốc trà sữa thơm ngon béo ngậy, ít ai biết rằng trong thành phần pha chế có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dùng.

Trà sữa là thức uống yêu thích, phổ biến ở các nước Châu Á: Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Trung Quốc, Việt Nam,… Không ít người phải thừa nhận rằng mình đã “nghiện” đồ uống này, nhưng ít người biết rằng tác hại tiềm ẩn trong mỗi ly trà sữa thơm ngon này. Các thành phần trong trà sữa thường không rõ nguồn gốc xuất xứ đang trôi nổi thị trường chính là tiềm ẩn những tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Ảnh minh họa

Một ly trà sữa bao gồm những thành phần:

1. Trà

Trà được dùng để pha chế trà sữa thường là trà đen, trà xanh, trà ô long, hồng trà hay trà bá tước… Nếu người bán sử dụng các loại trà này để chế biến trà sữa với một lượng sữa vừa đủ thì loại thức uống này có chứa chất chống oxy hóa, có tác dụng tốt cho sức khỏe.

Trên thực tế để tăng hương vị cho trà nhằm thu hút người tiêu dùng, các cửa hàng thường sử dụng những loại trà tẩm thêm các hương liệu vào trà như hương sen, hương nhài, hương bạc hà… Những loại hương liệu này thường chứa các hóa chất độc hại có nguồn gốc hữu cơ như: penzylacetat, P – dimethoxy penzin… gây hại cho sức khỏe người dùng.

Ngoài ra, vì những lợi nhuận siêu lời mà một số cửa hàng trà sữa bất chấp sức khỏe người tiêu dùng không sử dụng trà mà thay bằng hóa chất tạo vị trà hoặc sử dụng trà tẩm ướp hương liệu độc hại có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng.

2. Sữa

Để kích thích khẩu vị và gia tăng lợi nhuận, người bán trà sữa thường sử dụng kem béo thay cho sữa tươi, sữa đặc. Kem béo chứa rất nhiều dầu thực vật được hydro hóa, có thể khiến người dùng gặp các vấn đề về sức khỏe như: tắc mạch m.áu, tăng cholesterol xấu, giảm cholesterol tốt. Chưa kể đến hàm lượng canxi, các vitamin và protein trong kem béo rất thấp so với sữa tươi nên có thể khiến người dùng bị thiếu chất.

3. Trân châu

Hạt trân châu được làm chủ yếu từ tinh bột lọc hoặc tinh bột sắn (chiếm khoảng 80% thành phần), đường cô đặc, hương liệu và gần như không có chất xơ, protein hay bất kỳ loại khoáng chất nào. Do đó hạt trân châu chứa rất nhiều năng lượng nhưng lại thiếu hụt gần như hoàn toàn các vitamin, khoáng chất thiết yếu và gần như không có giá trị dinh dưỡng nào. Lượng trân châu trong một cốc trà sữa có thể cung cấp tới 100 calo.

4. Đường

Trong 1 ly trà sữa có thể chứa đến 50g đường, trong khi đó theo Hiệp Hội tim mạch Hoa Kỳ, lượng đường tiêu thụ tối đa mỗi ngày không quá:

37,5g/ngày (tương đương với 9 thìa cà phê đường, cung cấp khoảng 150 calo) đối với nam giới.

25g/ngày (tương đương với 6 thìa cà phê đường, cung cấp khoảng 100 calo) đối với nữ giới.

Như vậy, chỉ một cốc trà sữa đã chứa lượng đường cần thiết cho cả 2 ngày, nếu duy trì tiêu thụ trà sữa thường xuyên, nguy co khiến cơ thể sẽ mắc bệnh tiểu đường và béo phì sẽ rất cao. Theo Hiệp Hội Tim mạch Hoa Kỳ cũng khuyến cáo: Càng ăn ít đường càng tốt cho sức khỏe.

5. Các thành phần khác

Để làm đa dạng thêm lựa chọn cho các thực khách “nghiện” loại thức uống này, không ít nhãn hiệu trà sữa không ngừng bổ sung thêm nhiều thành phần hay còn gọi là topping vào trà sữa như: thạch, pudding trứng, kem phô mai, ca cao, kem tươi, bánh plan… Đây là những nguồn thực phẩm giàu năng lượng nhưng ít dưỡng chất.

Ngoài ra, để sáng tạo cho các loại thức uống cũng có thể sử dụng thêm trái cây, sirô trái cây để tạo thêm hương vị. Trái cây và sirô cũng là các nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể bởi chứa hàm lượng đường khá cao, tuy nhiên nên cân nhắc khi sử dụng bởi hầu hết các loại trái cây và siro có thể chưa rõ nguồn gốc, cũng như lượng chất bảo quản đảm bảo trái cây luôn tươi khá cao.

Do đó, uống một ly trà sữa đồng nghĩa với việc người tiêu dùng đã cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng quá mức cho phép, thậm chí “nguồn năng lượng” này cũng sẽ có nguy cơ mắc một bệnh: tiểu đường, béo phì, táo bón, rối loạn tiêu hóa, …

Yến Hoa

Theo vietq

Sai lầm khi chế biến làm mất giá trị dinh dưỡng của thực phẩm

Các chuyên gia về dinh dưỡng đã chỉ ra những sai lầm mà bạn có thể mắc phải khi ăn uống khiến thức ăn mất đi đa số vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.

Cà chua nấu chín giúp hấp thu dưỡng chất vào cơ thể nhiều hơn – Ảnh: Internet

Không ăn cùng lúc quá nhiều hạt lanh

Hạt lanh có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe vì trong các hạt này chứa nhiều chất xơ, chất béo omega 3 và lignan, một chất có khả năng chống ung thư. Tuy nhiên, cơ thể bạn không thể tiêu hóa toàn bộ lượng hạt mà bạn ăn vào.

Do đó, bạn chỉ cần rắc một ít vào thức uống buổi sáng hay thêm vào sữa chua sẽ giúp bạn không bỏ phí lượng dinh dưỡng của hạt lanh. Hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên bạn nên sử dụng dạng bột của hạt lanh, dạng này giúp cơ thể hấp thu tốt hơn và không lãng phí lượng dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của bạn.

Trà đen kết hợp sữa không tốt cho sức khỏe

Mặc dù các nghiên cứu cho rằng thêm sữa vào trà sẽ không ảnh hưởng đến thành phần chống oxy hóa trong trà, nhưng sữa có thể làm giảm lợi ích về tim mạch mà trà mang lại. Protein trong sữa có thể kết hợp với catechin trong trà và cuối cùng khiến cơ thể bạn khó hấp thu những chất có lợi cho sức khỏe của bạn.

Bông cải xanh hấp giữ nguyên dinh dưỡng

Việc ăn bông cải xanh bằng cách hấp sẽ khá buồn chán và đơn điệu với nhiều người. Thế nhưng, một nghiên cứu lại cho thấy hấp là cách nấu bông cải tốt nhất để đảm bảo chất dinh dưỡng có lợi cho bạn.

Đun sôi hay chiên bông cải sẽ khiến bạn mất đi một lượng lớn chất dinh dưỡng có lợi đấy. Vì vậy, bạn có thể hấp bông cải, kèm các loại sốt đặc biệt để chế biến thành món salad ngon miệng nhé.

Nên để nguyên trái dâu tây khi ăn

Trong dâu tây chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa và vitamin C, không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn là loại trái cây giải khát yêu thích trong gia đình. Tuy nhiên, nếu bạn có thói quen cắt dâu tây ra và lưu trữ thì sẽ bị hao hụt dinh dưỡng đấy.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết vitamin C trong dâu tây nhạy cảm với ánh sáng và oxy. Nếu bạn cắt dâu tây sẽ khiến nhiều tế bào phơi bày với các yếu tố làm giảm đi giá trị dinh dưỡng của loại trái này. Vì thế, tốt nhất là bạn để nguyên trái để ăn hay lưu trữ nhé.

Cà chua nấu chín giúp cơ thể hấp thu tốt

Cà chua tươi sống là một thực vật yêu thích trong các món salad hay sandwich, nhưng bạn sẽ gặp khó khăn để hấp thu chất lycopene.

Đây là chất chống ung thư và ngăn ngừa bệnh tim mạch rất có lợi cho sức khỏe, nhưng bạn cần nấu chín cà chua để hấp thu tốt chất này. Đồng thời các nhà nghiên cứu còn phát hiện chất chống oxy hóa trong cà chua sẽ tăng lên khi cà chua được nấu chín.

Một số cách chế biến sai lầm mà nhiều bà nội trợ mắc phải

Nấu ăn cho nhiều nước: Các phương pháp chế biến như nấu, luộc tốt cho sức khỏe và lành mạnh hơn chiên, rán. Tuy nhiên, nếu không chú ý, quá trình luộc, nấu vẫn có thể làm mất rất nhiều vitamin trong thực phẩm.

Một số loại vitamin tan trong nước khi đun nóng, vì thế, chỉ nên nấu với lượng nước vừa phải và khi ăn nên ăn cả nước để không làm mất dinh dưỡng. Nấu với quá nhiều nước và bỏ đi sẽ khiến một lượng lớn các vitamin trong thực phẩm bị thất thoát.

Cắt thái rau củ quá lâu trước khi đem nấu: Rau củ sau khi được thái càng có ít thời gian tiếp xúc với không khí thì càng ít bị mất vitamin. Do đó, không nên cắt thái rau củ quá sớm trước khi nấu, tránh để hao hụt hàm lượng vitamin quý giá trong đó. Ngoài ra, rau củ khi được cắt thành miếng to, có ít bề mặt tiếp xúc với không khí hơn thì cũng khó bị mất chất dinh dưỡng hơn so với rau củ thái nhỏ.

Gọt vỏ rau củ: Ngoại trừ các loại củ có vỏ cứng không thể ăn được thì không nên gọt vỏ rau củ, chỉ cần rửa sạch rồi đem nấu là được vì ở một số loại rau củ như củ cải, cà rốt, cà tím… phần vỏ chứa hàm lượng vitamin cực kì cao.

Ninh đồ ăn quá kỹ, hâm lại đồ ăn: Thời gian nấu càng dài và nhiệt độ càng cao sẽ làm mất đi nguồn vitamin và dinh dưỡng tuyệt vời có trong thực phẩm. Khi ninh đồ ăn quá lâu, các loại vitamin dễ tan trong nước như Vitamin B hay C sẽ tan hết ra trong nước dùng, chỉ có các omega hay chất béo là ổn định. Hâm nóng lại đồ ăn nhiều lần, đặc biệt là rau cũng là việc làm không nên vì dễ khiến các vitamin bị hủy diệt nhanh chóng.

Thu Thủy

Theo motthegioi

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *