Các thực phẩm gần gũi tốt cho xương khớp

Ăn thực phẩm chứa nhiều vitamin C có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh viêm khớp và các vấn đề về khớp.

Viêm khớp là tình trạng gây đau đớn và suy nhược cơ thể. Mặc dù không có cách chữa trị dứt điểm nhưng bạn có thể áp dụng một số phương pháp để ngăn ngừa hoặc giảm bớt các triệu chứng.

Giống như với nhiều căn bệnh khác, một trong những cách tránh nguy cơ và giảm đau đớn khi bị viêm khớp là thông qua chế độ ăn uống. Cụ thể, ăn thực phẩm giàu vitamin C có thể hữu ích với người bệnh.


Viêm khớp gây ra tình trạng đau dai dẳng. Ảnh minh họa: Ifixbones

Các nghiên cứu đã chỉ ra cách vitamin C hỗ trợ sản xuất và duy trì collagen, chất tạo nên một phần chính của sụn.

Sụn là mô có ở khắp cơ thể, bao phủ bề mặt của các khớp. Sụn hoạt động giống như một bộ giảm xóc trong cơ thể nhưng có thể bị hư hỏng do chấn thương hoặc hao mòn – viêm xương khớp.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Y khoa Anh kết luận, ăn ít vitamin C có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm đa khớp – ảnh hưởng đến ít nhất 5 khớp.

“Ăn ít rau quả và các thực phẩm chứa vitamin C có liên quan đến khả năng mắc bệnh viêm đa khớp cao hơn. Những người thuộc nhóm hấp thụ vitamin C thấp nhất có nguy cơ cao gấp 3 lần so với nhóm cao nhất”, tác giả cho biết.

Một phân tích khác được công bố trên Medical Archives ghi nhận hấp thụ vitamin C một cách tự nhiên có thể giúp ích cho những người bị viêm xương khớp: “Không thể phủ nhận rằng vitamin C có lợi cho tất cả mọi người, cho dù họ có bị viêm khớp hay không. Vì vậy, nên duy trì sự cân bằng lành mạnh của vitamin C”.

Các loại thực phẩm có thể tối đa hóa lượng vitamin C hấp thụ một cách tự nhiên gồm ớt, cam, bưởi, dâu tây, dứa, bông cải xanh, súp lơ, kiwi, chanh, cà chua, bắp cải…


Các loại quả chứa nhiều vitamin C tốt cho xương khớp. Ảnh minh họa: Noralicious

Theo Express, viêm xương khớp là dạng viêm khớp phổ biến nhất, ảnh hưởng tới 500 triệu người trên thế giới. Ban đầu, bệnh nhân bị tổn thương lớp sụn trơn của khớp, làm cho cử động khó khăn hơn và dẫn đến đau và cứng khớp.

Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến các khớp ở bàn tay, đầu gối, cột sống và hông.

Loại viêm khớp phổ biến thứ hai là viêm khớp dạng thấp, khi hệ miễn dịch của cơ thể nhắm mục tiêu vào các khớp bị ảnh hưởng. Tình trạng này thường gây ra đau và sưng.

Các triệu chứng của viêm khớp phụ thuộc vào loại bạn mắc phải, có thể bao gồm đau và cứng khớp, viêm trong và xung quanh khớp, hạn chế chuyển động của các khớp, da đỏ ấm trên khu vực khớp bị ảnh hưởng, suy nhược và hao mòn cơ bắp.

Nhiều người cho rằng thực phẩm là nguyên nhân gây nóng, các chuyên gia nói gì?

Theo khảo sát gần đây trên Afamily, có tới 81% người tham gia cho rằng thực phẩm là nguyên nhân gây nóng cho cơ thể.

Trong trường hợp này, “số đông” có phải luôn đúng?

Khi được hỏi về vấn đề trên, BSCKI Đào Thị Yến Thủy – Trưởng Khoa Dinh dưỡng Tiết chế, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM – cho biết: “Con số 81% cho thấy người Việt còn nhiều quan niệm rất “oan ức cho thực phẩm”, mà cụ thể ở đây là những câu truyền miệng trong dân gian “Ăn cái này cái kia gây nóng trong người”.

Cần hiểu rõ “nóng trong người” bản chất là gì, triệu chứng ra sao, nguyên nhân có phải do thực phẩm hay không… thì sẽ biết được đám đông đúng hay có nhầm lẫn”.

Nếu được hỏi “nóng trong người là thế nào?” hẳn có nhiều người sẽ bảo là thấy ruột gan nóng sôi, bứt rứt, khó chịu, dễ quạu, khó ngủ…

Cũng có người nói nóng người là bị mụn nhọt da, l.ở l.oét miệng lưỡi hay táo bón cũng có thể bị quy do ăn thức ăn nhiệt gây nóng. Cho đến nay, câu chuyện một món ăn nào đó gây nóng vẫn chủ yếu dựa trên kinh nghiệm cá nhân chứ chưa thực sự được kiểm chứng rõ ràng.

Phân tích sâu hơn vào vấn đề “một thực phẩm nào đó có phải là nguyên nhân gây nóng”, các chuyên gia dinh dưỡng cũng đưa ra 3 khoảng trống mà đa phần mọi người thường hiểu lầm hoặc có cái nhìn chưa chính xác:

Thực phẩm có tính “nhiệt” chưa hẳn sẽ gây nóng

Theo quan niệm Đông y, những thực phẩm có tính nhiệt được cho là các loại thịt đỏ, các loại gia vị cay (tiêu, gừng, tỏi, ớt); các loại trái cây có vị ngọt (sầu riêng, nhãn, vải), thức ăn nhiều dầu mỡ… Trong ẩm thực sẽ thường phối hợp với những thực phẩm có tính hàn để trung hòa lại như các loại rau xanh, động vật sống dưới nước hải sản, vịt, ếch, ốc…

Theo bác sĩ Đào Thị Yến Thủy, nếu việc sử dụng các loại thực phẩm ở mức chừng mực, số lượng vừa phải sẽ không gây ra vấn đề gì cho cơ thể.

Nguyên tắc của dinh dưỡng hợp lý là nên ăn uống đa dạng nhiều loại thực phẩm khác nhau, không kiêng khem cũng không nên ăn thực phẩm nào quá nhiều và liên tục. Nên ăn vừa đủ, cân đối giữa các nhóm chất dinh dưỡng và thay đổi, đa dạng món thường xuyên mới là tốt cho sức khỏe.

Bác sĩ Đào Thị Yến Thủy cũng đưa ra nhiều ví dụ thực tế cho thấy có người hay ăn những thực phẩm như mì gói, sầu riêng, nhãn… nhưng vẫn không bị “nóng trong người”, có người kiêng khem đủ thứ mà vẫn bị mụn nhọt hay táo bón.

Điều quan trọng là nếu ăn thực phẩm “nhiệt” thì cần ăn số lượng vừa đủ, ăn kèm với thực phẩm “hàn”, trong bữa ăn phải đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, trong đó không quên nguyên tắc: “Đĩa thức ăn lý tưởng” là lượng rau và trái cây cần chiếm 50% thể tích bữa ăn, 25% là chất bột đường và 25% là thực phẩm giàu đạm, bên cạnh 2 ly sữa mỗi ngày là được!

“Nóng” có tính truyền miệng

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia – cho biết: “Đa số mọi người đ.ánh giá thực phẩm nóng hay cơ thể mình bị nóng dựa theo kinh nghiệm bản thân.

Thực ra, thực phẩm gây ra nóng không đơn thuần dựa vào cảm giác gây cay nóng tại cơ quan vị giác, khứu giác, tiêu hóa… mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó bao gồm thể trạng, tình trạng chuyển hóa và bệnh tật của mỗi người, cũng như thành phần dinh dưỡng của thực phẩm”.

Bác sĩ Lâm cũng cho biết thêm, theo Tây y – trong khoa học dinh dưỡng không có khái niệm thực phẩm nóng. Theo đó, thực phẩm được phân chia dựa trên 4 nhóm chất dinh dưỡng có trong thực phẩm, tương ứng là: chất bột đường (carbohydrate), chất đạm (protein), chất béo (lipid), vitamin và khoáng chất.

Đồng thời, khái niệm “nóng trong người” cũng không có trong Tây y. Các biểu hiện “nóng trong người” mà dân gian thường mô tả như ợ nóng, táo bón, nổi mụn, nhiệt miệng hay cáu gắt, hay có cảm giác nóng người sau khi ăn…

Dưới góc nhìn của Tây y, đây có thể là những triệu chứng của một số tình trạng tăng chuyển hóa, bệnh lý hoặc nguyên nhân có thể đến từ nhiều vấn đề khác nhau.

Nóng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Bác sĩ Nguyễn Thị Đan Thanh, giảng viên Đại học Y Phạm Ngọc Thạch, cho biết thêm, nóng là khái niệm gắn liền với y học cổ truyền, chỉ một tình trạng thường gặp ở bất cứ lứa t.uổi nào, được biểu hiện dưới nhiều hình thức như nhiệt miệng, phát ban, tiểu ít, môi khô nứt nẻ…

Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do tình trạng ứ trệ, hoặc quá nhiều các chất bã, chất trung gian sinh ra trong quá trình chuyển hóa thường có thể thấy khi sử dụng quá nhiều một loại thực phẩm nào đó trong một thời gian dài, hoặc sau những bữa ăn thịnh soạn.

Khi đó, gan, thận là hai cơ quan chuyển hóa và thải độc chính của cơ thể ở một số trường hợp bị quá tải hoặc suy yếu. Các chất độc tích tụ lại trong cơ thể là môi trường thuận lợi để phát sinh mụn nhọt, mẩn ngứa, và nóng trong người.

Còn theo quan điểm của y học hiện đại, người bị nóng có thể cảm giác nóng ở toàn bộ cơ thể hay một phần nào đó trong cơ thể.

Nguyên nhân có thể đến từ nhiều vấn đề khác nhau như chế độ ăn mất cân bằng, hút t.huốc l.á, uống nhiều rượu bia, sử dụng các chất kích thích (đồ uống hay thực phẩm có chứa caffeine), thực phẩm chức năng, thuốc, hay do yếu tố bệnh lý.

Do đó, cũng theo bác sĩ Đan Thanh, không thể quy kết một thực phẩm riêng lẻ nào là nguyên nhân gây nóng như nhiều người vẫn nhầm tưởng.

Thay cho lời kết

Như vậy có thể thấy, khi được nhìn nhận dưới góc độ dinh dưỡng của cả Đông y và Tây y, câu nói truyền miệng bấy lâu nay “ăn món này món kia gây nóng” chưa chính xác.

Theo đó, một thực phẩm riêng lẻ không phải là nguyên nhân để gây nóng cho cơ thể.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *