Kiết lỵ là một bệnh n.hiễm t.rùng đường ruột gây ra tiêu chảy nghiêm trọng, ngoài phân lỏng còn kèm theo m.áu.
Nếu không được chăm sóc và điều trị sớm có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng…
1. Các biện pháp điều trị bệnh kiết lỵ
Kiết lỵ thường do Shigella hoặc amip gây ra. Đối với trường hợp bệnh nhẹ ở người đang có sức khỏe tốt thường được điều trị bằng cách nghỉ ngơi, bù nước và ăn thức ăn mềm, lỏng.
Ngoài ra có thể sử dụng thêm các thuốc bổ sung kẽm, kali, magiê, canxi để giảm triệu chứng chuột rút và tiêu chảy. Không nên dùng các loại thuốc làm chậm nhu động ruột như loperamide, vì sẽ làm cho tình trạng bệnh càng tồi tệ hơn.
Bệnh kiết lỵ nặng do Shigella có thể được điều trị bằng kháng sinh, nhưng phải do bác sĩ kê đơn. Do vi khuẩn gây bệnh kháng kháng sinh khá cao, nên sau khi sử dụng thuốc theo đơn 2 ngày, nếu thấy thuốc hiệu quả (hoặc không hiệu quả) đều phải báo cho bác sĩ điều trị biết để điều chỉnh phác đồ điều trị khi cần thiết.
Nếu bệnh kiết lỵ do Amip, có thể được điều trị bằng thuốc diệt ký sinh trùng.
Bệnh lỵ có thể gây đau bụng.
1.1 Thuốc điều trị kiết lỵ do Shigella
Trước hết cần bổ sung nước và điện giải do tiêu chảy. Có thể bổ sung qua đường uống hoặc đường truyền tĩnh mạch. Thuốc kháng sinh có thể làm giảm các triệu chứng và giảm vi khuẩn Shigella, được bác sĩ kê đơn tùy theo tình huống như: Tình trạng mắc bệnh, t.rẻ e.m, người cao t.uổi, mắc các bệnh lý kèm theo…
Dưới đây là một số thuốc thường dùng trị bệnh kiết lỵ
– Fluoroquinolone: Các thuốc thuộc nhóm này như ciprofloxacin, ofloxacin, norfloxacin, moxifloxacin, levofloxacin… được chỉ định sử dụng trong điều trị các bệnh n.hiễm t.rùng do vi khuẩn, trong đó có Shiglla.
Tác dụng phụ thường gặp: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc, cảm giác lâng lâng trong người. Ngoài ra, có khả năng gặp phải các phản ứng nghiêm trọng hơn, bao gồm: Viêm và đứt gân, tê hoặc ngứa ran, yếu và đau cơ, đau sưng khớp.
Chống chỉ định: Do các tác dụng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra, nên thuốc không dùng cho người dưới 18 t.uổi, bệnh nhân bị dị ứng với các kháng sinh thuộc nhóm này, người đang bị tiêu chảy do vi khuẩn Clostridium difficile, người bệnh đái tháo đường, hạ đường huyết, bệnh nhân thiếu hụt glucose-6-phosphate dehydrogenase hoặc xét nghiệm có nồng độ magiê, kali m.áu thấp, người mắc bệnh nhược cơ, rối loạn cơ xương khớp, viêm gân, đứt gân…
– Azithromycin: Là kháng sinh thuộc nhóm macrolid, có các dạng bào chế như hỗn dịch, viên uống. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Liều lượng azithromycin phụ thuộc mức độ nhiễm khuẩn, t.uổi tác (đối với t.rẻ e.m phải tính liều thuốc theo cân nặng), mức độ đáp ứng điều trị của từng bệnh nhân.
Tác dụng phụ thường gặp của thuốc: Khó chịu ở dạ dày, buồn nôn, nôn, đau bụng…
– Ceftriaxone: Là một cephalosporin thế hệ 3 có hoạt phổ rộng, được sử dụng dưới dạng tiêm (ceftriaxon natri). Thuốc có tác dụng diệt khuẩn do khả năng ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn, dùng trong điều trị các loại n.hiễm t.rùng nặng và chỉ sử dụng khi không còn lựa chọn nào tốt hơn.
Tác dụng phụ: Một số tác dụng phụ có thể gặp như tiêu chảy; phản ứng da, ngứa, nổi ban; sốt, viêm tĩnh mạch, phù; đau đầu, chóng mặt, phản vệ…
Chống chỉ định: Không dùng thuốc ở phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, trẻ sơ sinh có biểu hiện vàng da tăng bilirubin, đặc biệt ở trẻ sinh non, không dùng ceftriaxone với các sản phẩm có chứa canxi đường truyền trong vòng 48 giờ…
1.2 Thuốc điều trị kiết lỵ Amip
Lỵ Amip có nhiều thể. Tùy vào từng trường hợp bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị cụ thể.
Dưới đây là một số thuốc thường dùng:
– Metronidazol : Là kháng sinh điều trị kiết lỵ amip, được dùng trong điều trị bệnh amip thể cấp tính xâm nhập và thể kén. Đối bệnh lỵ amip cấp ở người lớn và t.rẻ e.m có thể sử dụng thuốc từ 5 – 10 ngày. Liều lượng tuân thủ đúng theo sự chỉ định của bác sĩ.
Tác dụng phụ: Tác dụng phụ phổ biến của thuốc như buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa, trong miệng có vị kim loại khó chịu. Các tác dụng ít gặp hơn như buồn ngủ, ngủ gà, nhức đầu, choáng váng, mất khả năng điều hòa vận động… Cần ngưng thuốc ngay và báo cho bác sĩ biết khi có triệu chứng lú lẫn, chóng mặt, mất điều hòa.
Chống chỉ định: Có t.iền sử quá mẫn với metronidazol hoặc các dẫn chất nitro-imidazol khác.
– Diloxanid:Là thuốc được lựa chọn để điều trị amip ở thể kén và không xuất hiện những triệu chứng lâm sàng ở những vùng không có dịch bệnh lưu hành. Thuốc được chỉ định sau khi bệnh nhân đã được điều trị với metronidazol để diệt amip ở thể hoạt động bên trong ruột.
Tác dụng phụ: Khi sử dụng thuốc, người bệnh cũng xuất hiện những tác dụng không mong muốn như đầy hơi, chán ăn, nôn, tiêu chảy, mày đay.
Chống chỉ định: Hiện chưa biết các chống chỉ định của thuốc.
– Tinidazole : Thường được chỉ định sử dụng trong những trường hợp n.hiễm t.rùng kỵ khí đường tiêu hóa, diệt amip… Có thể dùng thuốc trước hoặc sau ăn đều không ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Tuy nhiên để tránh kích ứng dạ dày, nên sử dụng kèm với thức ăn và cần uống cả viên thuốc với 1 ly nước đầy. Sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không sử dụng quá liều, hoặc liều thấp hơn so với chỉ định.
Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn và thường gặp hơn nếu uống thuốc vào lúc đói, biểu hiện có thể kể đến như: Buồn nôn, chán ăn, miệng có vị kim loại, tiêu chảy; ngứa, nổi mề đay, phù thần kinh mạch; nhức đầu, chóng mặt; giảm bạch cầu hạt…
Chống chỉ định: Những người bệnh đang mắc những vấn đề như rối loạn tạo m.áu hay có t.iền sử rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp, rối loạn thần kinh thực thể…
Ngoài ra, khi bệnh nhân bị kiết lỵ amip có biểu hiện đau nặng, có thể được sử dụng thêm thuốc giảm đau, giãn cơ trơn như atropin, smecta, papaverin…
Bệnh lỵ gây đau bụng và có thể tiêu chảy kéo dài.
2. Một số lưu ý khi dùng thuốc
– Liều lượng và thời gian dùng thuốc:Tùy từng loại thuốc bác sĩ kê đơn mà người bệnh cần tuân thủ về liều lượng, thời gian dùng thuốc, thời điểm dùng thuốc (trước, trong và sau ăn), lượng nước thích hợp để uống thuốc…
– Theo dõi tác dụng phục của thuốc: Các thuốc đều có nguy cơ gây ra một số tác dụng không mong muốn khi dùng. Do đó, trước khi uống thuốc, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để nhận biết được các tác dụng phụ này, nếu xảy ra thông báo kịp thời cho bác sĩ biết để có cách xử lý thích hợp.
– Tương tác thuốc: Nếu người bệnh đang dùng nhiều loại thuốc một lúc cần thông báo cho bác sĩ điều trị biết để tránh các tương tác bất lợi về thuốc.
Loại hạt bán đầy chợ, là món ăn sáng dân dã giúp hạ đường huyết, chống ung thư
Đây là rất quen thuộc với nhiều người nhưng ít ai biết trong loại hạt này có chứa chất xơ, vitamin và các khoáng chất như kali, magie, sắt, kẽm, flavonoid giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như bệnh tiểu đường, tim mạch…
Ngô (bắp) vừa được xem là rau, vừa được coi là ngũ cốc. Loại thực phẩm này phổ biến trên khắp thế giới và đã được đưa vào các bữa ăn trong nhiều thế kỷ qua.
Trong ngô rất giàu hàm lượng vitamin B, C, khoáng chất và chất xơ, do đó, đây không chỉ là một loại thực phẩm chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể mà còn có tác dụng làm đẹp da và rất tốt cho sức khỏe.
Món bắp luộc cực dễ chế biến lại được nhiều người yêu thích.
Dưới đây là một số lợi ích của loại thực phẩm này với người sử dụng:
Kiểm soát đường huyết
Theo Livestrong, lầm tưởng thường gặp của những người mắc bệnh tiểu đường là tất cả tinh bột đều không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ngô có thể mang đến nhiều lợi ích cho người bệnh nếu ăn ở lượng vừa phải.
Ngô là nguồn cung cấp năng lượng, chất xơ, vitamin và các khoáng chất như kali, magie, sắt, kẽm. Nghiên cứu của đại học Cornell (Mỹ) cho thấy, tiêu thụ nhiều flavonoid trong ngô giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như bệnh tiểu đường, tim mạch…
Nửa cốc hạt ngô chứa 2g chất xơ, 5g protein, 5g chất béo (phần lớn là chất béo không bão hòa đơn hoặc không bão hòa đa có lợi cho tim mạch). Một lượng vừa phải tinh bột kháng (khoảng 10g mỗi ngày) từ ngô có thể làm giảm phản ứng của glucose và insulin.
Ngô cũng là thực phẩm có chỉ số đường huyết ở mức thấp (GI 52). Bệnh nhân tiểu đường có thể chọn những loại thực phẩm có chỉ số GI thấp như này vì chúng có xu hướng giải phóng glucose chậm và ổn định, giúp kiểm soát đường huyết.
Ngừa ung thư
Ngô chứa một hóa chất tên là beta cryptoxanthin. Về mặt hóa học, beta cryptoxanthin tương tự beta carotene. Cơ thể chuyển đổi beta cryptoxanthin thành vitamin A khi tiêu thụ thực phẩm.
Canh củ quả thập cẩm.
Theo nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Cancer Epidemiology Biomarkers and Prevention, có mối quan hệ nghịch đảo giữa việc tiêu thụ beta cryptoxanthin và sự phát triển ung thư phổi.
Điều này có nghĩa là càng tiêu thụ nhiều beta cryptoxanthin thì nguy cơ mắc ung thư phổi càng giảm. Đồng thời, một nghiên cứu khác cho hay việc tiêu thụ các ngũ cốc nguyên hạt như ngô có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
Hỗ trợ giảm cân
Ngô là một trong những loại thực phẩm nằm trong danh sách giúp giảm cân an toàn mà bạn nên tham khảo.
Nếu bạn đang có mong muốn giảm cân thì việc ăn nhiều ngô sẽ giúp bạn nhanh no và không có cảm giác thèm ăn vặt. Hàm lượng chất xơ cao cũng giúp cơ thể nhanh no mà không bị dư chất béo.
Cải thiện hệ tiêu hóa
Nếu bạn đang cố gắng thúc đẩy đường tiêu hóa chậm chạp của mình, một chút ngô có thể giúp ích rất nhiều.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng cho thấy rằng tiêu thụ polydextrose và chất xơ hòa tan trong ngô, có liên quan đến việc sản xuất phân thường xuyên hơn.
Bánh bắp hấp nước cốt dừa.
Cải thiện sức khỏe mắt
Ngô cũng có nhiều carotenoids zeaxanthin và lutein, được chứng minh là có tác dụng tăng cường sức khỏe của hoàng điểm.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tờ Nutrients, lutein và zeaxanthin có thể ngăn ngừa và giảm đục thủy tinh thể và thoái hóa hoàng điểm t.uổi già.
Vitamin C cũng có thể giúp giảm nguy cơ thủy tinh thể, theo Hội đo thị lực Mỹ (AOA). Các loại thực phẩm khác có nhiều carotenoids là cà rốt, rau xanh và khoai lang.
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Nhờ trong ngô cực kỳ giàu folate, còn được gọi là vitamin B9. Theo Natural Home Remedies, việc hấp thụ folate giúp giảm mức homocysteine trong cơ thể. Homocysteine là 1 amino axit có thể phá hủy các mạch m.áu.
Mức homocysteine cao có thể khiến bạn bị đau tim, đột quỵ và co thắt mạch ngoại vi. Việc bổ sung folate hàng ngày bằng cách ăn ngô có thể giảm nguy cơ bị đau tim tới 10%.
Bắp rang bơ là món ăn vặt mà ai cũng yêu thích.
Cải thiện trí nhớ
Ngô chứa hàm lượng cao thiamine, hay còn gọi là vitamin B1. Theo WHFoods, thiamine là 1 dưỡng chất thiết yếu cho tế bào não và hoạt động nhận thức. Cơ thể cần thiamine để sản xuất acetylcholine.
Acetylcholine là chất dẫn truyền thần kinh cần thiết để duy trì hoạt động của bộ nhớ. Một trong những yếu tố chính gắn với bệnh Alzheimer’s là mức acetylcholine thấp. Vì thế, ăn ngô mỗi ngày giúp bạn duy trì trí nhớ tốt khi về già.