Các thuốc điều trị viêm họng

Hiện nay, thời tiết chuyển mùa với các đợt không khí lạnh tràn về, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của một số bệnh lý trong đó có viêm họng.

Viêm họng gây ra cơn đau, ngứa, rát… và người bệnh thường gặp khó khăn khi nuốt hay nói chuyện.

Nguyên nhân

Có 2 nguyên nhân chính gây ra viêm họng là do nhiễm virút hay vi khuẩn.

Nhiễm virút: nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm họng (chiếm 40 – 80%), sau khi bị mắc các bệnh do virút gây ra như: cảm, cúm, sởi…

Nhiễm vi khuẩn: nguyên nhân ít gặp hơn (chiếm 5 – 10%), do vi khuẩn streptococcus (liên cầu khuẩn) gây ra. Liên cầu khuẩn gây ra viêm họng với các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp trên (viêm thanh quản, viêm amiđan…).

Ngoài ra, viêm họng còn có thể do các nguyên nhân khác gây ra như: dị ứng (với phấn hoa, lông súc vật…), kích ứng với khói t.huốc l.á, thay đổi thời tiết, môi trường sống bị ô nhiễm, nói chuyện hay la hét nhiều, biến chứng của bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản…

Các yếu tố nguy cơ

T.uổi tác: t.rẻ e.m và lứa t.uổi thanh thiếu niên (từ 5 – 15 t.uổi) thường hay bị viêm họng do nhiễm khuẩn.

Dị ứng: người có cơ địa dị ứng với bụi, phấn hoa, nấm mốc… cũng dễ bị viêm họng.

Môi trường sống: người sống trong môi trường bị ô nhiễm hay nhiều khói t.huốc l.á cũng rất dễ bị viêm họng.

Bệnh lý: các bệnh lý viêm xoang, trào ngược dạ dày – thực quản… cũng dễ gây ra viêm họng.

Hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu: tạo điều kiện thuận lợi cho sự tấn công của virút, vi khuẩn gây ra viêm họng.

Triệu chứng

Ngoài các triệu chứng chung như đau, ngứa, rát ở vùng họng, gặp viêm họng khó khăn khi nuốt hay nói chuyện… còn có các triệu chứng khác tùy theo nguyên nhân gây ra:

– Do nhiễm khuẩn có thêm các triệu chứng sốt, nhức đầu, nổi hạch ở cổ… Trong một số trường hợp, các triệu chứng của viêm họng do nhiễm khuẩn thường hay tái phát.

– Do virút có thêm các triệu chứng sổ mũi, hắt hơi, ho, đau nhức toàn thân (tương tự như triệu chứng của cảm, cúm)… Các triệu chứng của viêm họng do virút thường tự mất đi sau một thời gian ngắn mà không cần điều trị.

Biến chứng

Viêm họng do nhiễm khuẩn nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng n.hiễm t.rùng tai, viêm xoang, viêm amiđan… và đặc biệt nguy hiểm như: sốt thấp khớp (ảnh hưởng đến khớp và van tim), viêm cầu thận.

Các thuốc điều trị viêm họng

Nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt (paracetamol, aspirin) thường được sử dụng để làm giảm các triệu chứng do viêm họng gây ra như: sốt, đau họng, khó nuốt.

Nhóm thuốc kháng viêm NSAID (ibuprofene, diclophenac…) thường được sử dụng để làm giảm các triệu chứng viêm (sưng, nóng, đỏ, đau) do viêm họng gây ra.

Nhóm thuốc kháng viêm corticosteroid (prednisolon, dexamthason, betamethason…): thường được sử dụng trong điều trị viêm họng ở tình trạng nặng.

Dung dịch súc miệng: trong thành phần thường có chứa các chất kháng khuẩn, kháng viêm và chất gây tê cục bộ.

Giúp giảm đau và loại bỏ vi khuẩn ra khỏi miệng.

Thuốc viên ngậm trị đau họng: có tác dụng giảm đau và trị nhiễm khuẩn miệng, họng, trong thành phần thường có chứa kháng sinh, kháng khuẩn, kháng viêm và chất gây tê cục bộ.

Nhóm thuốc kháng sinh: thuốc được sử dụng chủ yếu trong điều trị viêm họng nhiễm khuẩn, giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và ngăn ngừa các biến chứng. Các thuốc kháng sinh có thể sử dụng ở dạng thuốc viên hay thuốc chích. Sau đây là một số nhóm thuốc kháng sinh thường được sử dụng:

Nhóm thuốc beta-lactamin: amoxicillin kết hợp với axít clavulanic, cephalexin, ceftriaxone…

Nhóm thuốc macrolid: clarithromycin, erythromycin, azithromycin…

Đối với viêm họng do virút, thuốc kháng sinh không có tác dụng điều trị.

Cần lưu ý:

Không nên sử dụng thuốc aspirin cho t.rẻ e.m vì gây ra hội chứng Reye (một dạng bệnh lý não – gan) rất nguy hiểm!

Không được sử dụng thuốc giảm đau aspirin, nhóm thuốc kháng viêm non-steroid và nhóm thuốc corticosteroid cho người có t.iền sử viêm loét dạ dày – tá tràng.

Khi sử dụng các thuốc kháng sinh, người bệnh cần tuân theo đúng thời gian của phác đồ điều trị, tránh tự ý ngừng thuốc vì sẽ gây ra nguy cơ đề kháng kháng sinh.

Việc sử dụng các thuốc trên có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ định điều trị của thầy thuốc, tránh tự ý sử dụng.

Bên cạnh việc dùng thuốc, cần áp dụng các biện pháp sau đây để giúp tăng cường hiệu quả điểu trị:

Nghỉ ngơi, giữ ấm người để giúp cho họng được thư giãn và cơ thể phục hồi sức đề kháng.

Uống nhiều nước để tránh khô họng và ngăn ngừa tình trạng mất nước của cơ thể.

Súc miệng bằng nước muối để vệ sinh miệng- họng, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn.

Tránh các tác nhân kích thích gây viêm họng như bia, rượu, t.huốc l.á…

Đối với viêm họng, việc phòng ngừa bệnh là hết sức quan trọng:

Tránh tiếp xúc gần gũi với người đang mắc bệnh viêm họng.

Không dùng chung thức ăn, nước uống với người đang mắc bệnh.

Nên rửa tay thường xuyên khi cầm nắm đồ vật nghi ngờ bị nhiễm khuẩn hay nhiễm virút.

DS. MAI XUÂN DŨNG

Theo SK&ĐS

Bác sĩ cảnh báo: Cho trẻ súc miệng, rửa mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày là sai lầm

Trong bối cảnh thời tiết chuyển mùa, không khí ô nhiễm như hiện nay, nhiều phụ huynh có thói quen dùng nước muối sinh lý cho trẻ súc miệng, vệ sinh mắt, mũi hàng ngày. Các bác sĩ cảnh báo, việc lạm dụng nước muối sinh lý như vậy lợi bất cập hại…

Bác sĩ khuyến cáo không nên lạm dụng nước muối sinh lý để rửa mũi họng cho trẻ hàng ngày

TS.BS Nguyễn Tuyết Xương, Trưởng khoa Tai – Mũi – Họng (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, nước muối sinh lý 0,9% hay nước muối biển là dung dịch dùng để rửa, vệ sinh mắt, mũi họng, không phải là thuốc. Tuy nhiên, việc lạm dụng, dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho con hàng ngày để phòng chống các bệnh viêm mũi, họng, trong khi trẻ không bị bệnh, là sai lầm nghiêm trọng.

Lý do vì trong mũi, họng đều có một lượng dịch tự nhiên đủ để bôi trơn niêm mạc, có tác dụng ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn và bụi bẩn. Nếu lạm dụng nước muối sinh lý để rửa mũi sẽ khiến mũi trẻ mất đi dịch tiết tự nhiên, mất đi lớp bảo vệ niêm mạc, khiến mũi trẻ bị rát, kích ứng mũi, chảy nước mũi, ảnh hưởng tới niêm mạc mũi, khô mũi thậm chí dễ gây nên viêm nhiễm mãn tính.

Hơn nữa, việc sử dụng nước muối sinh lý hàng ngày có thể tạo cảm giác trẻ luôn bị bệnh, chưa kể đến việc rửa mũi sai tư thế có thể khiến trẻ bị đau, ra m.áu, hoặc là gây viêm tai giữa.

Bác sĩ Nguyễn Tuyết Xương khuyến cáo, nước biển và nước muối sinh lý chỉ thật sự tốt khi trẻ có tình trạng viêm mũi, ngạt và chảy nước mũi nhiều. Lúc này chúng được dùng để bơm rửa, đảm bảo sự thông thoáng cho mũi. Cũng có thể dùng các dung dịch nước muối để vệ sinh mũi sau khi đi xa, tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi. Ngoài ra, không nên dùng nước muối sinh lý hàng ngày.

Theo anninhthudo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *