Các triệu chứng thường gặp của ‘Covid kéo dài’

Người khỏi Covid-19 vẫn có thể gặp phải các triệu chứng của hội chứng “Covid kéo dài” như ho, đau họng, ù tai, giảm trí nhớ, khó thở.

Phó giáo sư, Tiến sĩ Trịnh Thị Diệu Thường, Trưởng Cơ sở 3 Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, Trưởng khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Dược TP HCM, cho biết: Có rất nhiều người bệnh dù đã khỏi Covid-19 nhưng vẫn còn các triệu chứng như ho, khó thở, mất ngủ, đau mỏi cơ, đau tức ngực, rối loạn tiêu hóa… kéo dài. Khả năng người bệnh đó đang bị hội chứng “Covid-19 kéo dài” (Long Covid-19).

“Đây là một bệnh cảnh mới rất đáng lo ngại, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của người mắc cả về thể chất lẫn tâm thần”, Phó giáo sư Diệu Thường nhấn mạnh.

Thời gian hồi phục sau mắc Covid-19 đối với mỗi người bệnh là khác nhau. Nhiều người cảm thấy tốt hơn trong vài ngày hoặc vài tuần và hầu hết sẽ hồi phục hoàn toàn trong vòng 12 tuần. Nhưng với một số người, các triệu chứng có thể kéo dài hơn. Khả năng xuất hiện các triệu chứng kéo dài không liên quan đến mức độ bệnh, nhiều người bệnh nhẹ vẫn có thể gặp vấn đề lâu dài sau hồi phục Covid-19.

Theo thống kê trên thế giới, khoảng 1/4 số người mắc Covid-19 tiếp tục có các triệu chứng kéo dài trong ít nhất một tháng. 1/10 trong số này vẫn không thấy khỏe lại sau 12 tuần, một số bệnh nhân tình trạng cơ thể rất suy nhược.

Các triệu chứng Covid-19 kéo dài sau khi khỏi bệnh thường gặp bao gồm: Ho kéo dài như ho khan hoặc ho có đàm, cảm giác vướng đàm ở họng. Đau họng, khô họng, như có dị vật ở họng, nuốt vào không trôi mà khạc không ra. Thay đổi khứu giác hoặc vị giác giảm cảm giác khi ăn uống, dẫn đến không muốn ăn, suy dinh dưỡng. Mệt mỏi, cơ thể cảm giác không có năng lượng sống, cảm giác “hết pin”. Khó thở với nhiều mức độ như cảm giác hụt hơi, hít vô không sâu, khó thở khi làm việc nhà hoặc tập thể dục…

“Người bệnh cũng sẽ gặp ác vấn đề với trí nhớ và tập trung gọi là sương mù não như giảm trí nhớ, không tập trung được lâu, dễ xao nhãng trong công việc và sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày. Mất ngủ với nhiều mức độ và biểu hiện như khó vào giấc, trằn trọc, giật mình khi ngủ, mơ nhiều, thức dậy sớm không ngủ lại được; và các suy yếu ban ngày như ngủ dậy không có sức, không tập trung…”, chuyên gia cho biết.

Ngoài ra, sẽ có triệu chứng như đau đầu, đau âm ỉ hoặc đau căng, đau nặng nề… cả vùng đầu hoặc khu trú, cục bộ. Đau ngực hoặc tức ngực, tim đ.ập nhanh, hồi hộp đ.ánh trống ngực. Chóng mặt, choáng váng khi thay đổi tư thế hoặc liên tục, có thể kèm cảm giác buồn nôn, nôn. Cảm giác châm chích cơ thể, đau nhức các khớp. Trầm cảm và lo âu. Ù tai, đau tai. Các rối loạn tiêu hóa như cảm thấy buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, chán ăn. Rối loạn thân nhiệt: Cảm giác ớn lạnh hoặc tăng nhiệt độ nhưng khi đo nhiệt kế thì nhiệt độ bình thường, phát ban da…

Theo chuyên gia, bệnh cảnh Covid-19 kéo dài tác động nghiêm trọng đến khả năng quay trở lại làm việc hoặc tham gia hoạt động xã hội của người bệnh, gây ra những hậu quả kinh tế đáng kể cho bản thân, gia đình và xã hội. Tiếp cận điều trị Covid-19 kéo dài sau khi khỏi bệnh hiện nay theo quan điểm Y học hiện đại đa phần cơ chế triệu chứng vẫn chưa rõ. Sự cần thiết của các phương pháp tiếp cận đa chuyên khoa, đa lĩnh vực để đ.ánh giá và quản lý là rất cần thiết.

“Theo quan điểm của y học cổ truyền, cơ thể sau mắc Covid-19 sẽ xuất hiện tổn thương Huyết (m.áu), Thần (tinh thần, ý thức, tư duy), Tân dịch (chất nước trong cơ thể), Tinh, Khí… từ đó dẫn đến rối loạn chức năng của các tạng phủ và các bộ phận của cơ thể. Đây là nguyên nhân phát sinh các biểu hiện lâm sàng kể trên”, bác sĩ Thường chia sẻ.

Y học cổ truyền với quan điểm tiếp cận điều trị chính yếu là tập trung bồi bổ sự thiếu hụt của Tinh, Khí, Huyết, Thần, Tân dịch; giúp phục hồi chức năng các tạng phủ, lập lại sự quân bình của cơ thể.

Các phương pháp điều trị kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại có thể sử dụng đem lại hiệu quả cho bệnh nhân bao gồm sử dụng thuốc đông y; các hình thức châm cứu như điện châm, nhĩ châm, cấy chỉ, cứu, chườm… xoa bóp bấm huyệt; tập dưỡng sinh như tập thở, tập vận động phù hợp từng người bệnh, vật lý trị liệu, thực dưỡng chế biến các món ăn bài thuốc giúp bồi bổ, phục hồi sức khỏe sau mắc Covid-19 phù hợp với từng cá nhân.

F0 nào được sử dụng thuốc kháng virus Molnupiravir?

Ngày 27-8, Sở Y tế TP.HCM có văn bản hướng dẫn sử dụng thuốc kháng virus Molnupiravir cho người F0 có triệu chứng nhẹ.

Một gói thuốc gồm 20 viên hàm lượng 400mg, dùng trong 5 ngày điều trị.

Các bác sĩ Bệnh viện dã chiến huyện Bình Chánh hướng dẫn F0 sử dụng thuốc đúng chỉ định – Ảnh: THU HIẾN

Đối tượng sử dụng thuốc Molnupiravir là người có kết quả xét nghiệm COVID-19 dương tính (RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên), độ t.uổi từ 18 – 65 t.uổi và đồng ý tham gia chương trình sử dụng thuốc Molnupiravir, có kiểm soát tại cộng đồng cho người mắc COVID-19 có triệu chứng ở mức độ nhẹ.

Người F0 có triệu chứng nhẹ gồm có các triệu chứng như: sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi, nhịp thở 20 lần/phút, SpO2 96% khi thở khi trời và không có các dấu hiệu viêm phổi hoặc thiếu oxy.

Sở Y tế đã phân bố số lượng và hướng dẫn quy trình tiếp nhận, cấp phát thuốc Moluptravir cho các quận, huyện, TP Thủ Đức, đề nghị các Trung tâm Y tế khẩn trương tiếp nhận và cấp phát từng người F0 đang cách ly tại nhà trên địa bàn quản lý, đảm bảo đúng người, đúng đối tượng theo hướng dẫn.

Trạm Y tế lưu động khi cấp phát thuốc cho người F0 khi đang cách ly tại nhà, phải hướng dẫn theo dõi các triệu chứng hoặc dấu hiệu không mong muốn qua ứng dụng “khai báo y tế điện tử” và quản lý danh sách người F0 được cấp phát thuốc trên phần mềm “Hệ thống quản lý người cách ly và người bệnh COVID-19” nhằm thuận tiện cho việc quản lý và thống kê báo cáo.

Từ ngày 27-8, Bộ Y tế cùng Sở Y tế TP.HCM sẽ đưa thuốc kháng virus Molnupiravir vào điều trị cho các ca F0 trong cộng đồng.

Hiện doanh nghiệp sản xuất thuốc Molnupiravir trong nước cũng đã sẵn sàng tài trợ lô thuốc đầu tiên với 16.000 liều, đến 5-9-2021 sẽ cung cấp thêm 100.000 liều (tổng cộng 116.000 liều, tương ứng 2.320.000 viên Molnupiravir 400mg).

Cơ sở của việc đưa loại thuốc này vào sử dụng thí điểm điều trị COVID-19, theo Bộ Y tế, dựa trên những kết quả nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc kháng virus Molnupiravir trong điều trị COVID-19 đã được công bố tại một số nước.

Theo đó, thuốc cho kết quả khả quan về tính an toàn, khả năng dung nạp, đặc biệt làm sạch hoặc giảm tải lượng virus rõ rệt ở bệnh nhân mắc COVID-19 vừa và nhẹ sau 5 ngày điều trị, kéo theo giảm tỉ lệ nhập viện, giảm t.ử v.ong.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *