Các vitamin quan trọng cho sức khỏe của mắt

Mắt là cơ quan phức tạp cần nhiều vitamin và chất dinh dưỡng khác nhau để hoạt động tốt, ngăn ngừa các bệnh phổ biến về mắt như võng mạc tiểu đường, thoái hóa điểm vàng liên quan đến t.uổi tác, bệnh tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể.

Mắt là cơ quan phức tạp cần nhiều vitamin và chất dinh dưỡng. Nguồn: internet

Vitamin A đóng vai trò quan trọng đối với thị lực nhờ duy trì sức khỏe giác mạc. Vitamin A cũng là một thành phần của rhodopsin, loại protein giúp mắt nhìn rõ khi ánh sáng yếu. Một số nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn nhiều vitamin A giúp giảm nguy cơ đục thủy tinh thể và thoái hóa thời điểm vàng do t.uổi tác. Thực phẩm chứa nhiều vitamin A gồm có khoai lang, rau xanh, bí ngô và ớt chuông.

Vitamin E là chất kháng ô xy hóa mạnh, bảo vệ các tế bào mắt khỏi tổn thương của gốc tự do. Nghiên cứu ở 3.640 người bị thoái hóa điểm vàng phát hiện, sử dụng 400 IU vitamin E và nhiều chất dinh dưỡng khác trong chế độ ăn hằng ngày, làm giảm 25% nguy cơ tiến triển của bệnh. Chế độ ăn có đủ vitamin E, giúp duy trì sức khỏe của mắt. Thực phẩm nhiều vitamin E gồm có các loại hạt, cá hồi, trái bơ, rau lá xanh và dầu thực vật.

Vitamin C cần thiết cho mắt để tạo ra collagen, loại protein cần cho cấu trúc của mắt như giác mạc và màng cứng. Nhiều nghiên cứu còn cho thấy, vitamin C giảm nguy cơ phát triển đục thủy tinh thể. Những người dùng trên 490mg vitamin C mỗi ngày, giúp giảm 75% nguy cơ phát triển đục thủy tinh thể, so với người chỉ dùng 125mg vitamin C hoặc ít hơn. Ngoài ra, thường xuyên dùng viên bổ sung vitamin C còn giảm 45% nguy cơ đục thủy tinh thể. Trong trái cây họ cam, quýt, ớt chuông, bông cải xanh và cải xoăn chứa nhiều vitamin C.

Vitamin B2 là một chất kháng ô xy hóa, có công dụng làm giảm căng thẳng trong cơ thể, bao gồm đôi mắt. Có sự sụt giảm nguy cơ phát triển đục thủy tinh thể từ 31-51% ở những người có dùng từ 1,6-2,2mg vitamin B2 mỗi ngày, so với người chỉ dùng 0,08mg mỗi ngày. Các chuyên gia y tế khuyên, hãy dung nạp từ 1,1-1,3 mg vitamin B2 mỗi ngày có trong yến mạch, sữa, sữa chua, thịt bò và ngũ cốc.

Vitamin B3 ngăn ngừa tăng nhãn áp, là bệnh gây tổn thương dây thần kinh thị giác. Tuy nhiên, cần thận trọng khi dùng vitamin B3. Bởi nếu dùng liều cao, 1,5-5gr mỗi ngày, vitamin B3 có thể gây phản ứng phụ như mờ mắt, tổn thương điểm vàng và viêm giác mạc. Trong khi đó, tiêu thụ thực phẩm có nhiều vitamin B3 như thịt bò, nấm, thịt gia cầm, cá, đậu phộng, các loại đậu, không gây phản ứng phụ nào.

Vitamin B1 được dùng trong điều trị võng mạc tiểu đường ở giai đoạn sớm. Chế độ ăn bổ sung vitamin B1 có thể giảm nhiều nguy cơ đục thủy tinh thể. Thực phẩm nhiều vitamin B1 gồm có ngũ cốc nguyên hạt, thịt và cá, ngũ cốc, bánh mì, mì ống.

Lutein và Zeaxanthin, có trong điểm vàng và võng mạc, là một phần của nhóm carotenoid, giúp lọc ánh sáng xanh gây hại mắt. Các hợp chất thực vật này giúp ngừa đục thủy tinh thể, ngăn chặn hoặc làm chậm sự phát triển của thoái hóa thời điểm vàng. Thay vì dùng thành phần bổ sung, hãy tiêu thụ thực phẩm nhiều Lutein và Zeaxanthin như rau bina, cải xoăn và cải rổ đã nấu chín.

Acid béo omega-3 ngoài hình thành tế bào mắt, còn giúp kháng viêm, ngừa bệnh võng mạc tiểu đường, ngừa khô mắt. Hãy tăng cường dung nạp acid omega-3 có trong cá, hạt lanh, hạt chia, đậu nành và các loại hạt, dầu cải và dầu ô liu.

Theo Trường Thi/doanhnhansaigon.vn

Những nguyên nhân phổ biến gây suy giảm thị lực, chớ coi thường!

Đôi mắt là cửa sổ mở ra thế giới. Khi các cửa sổ này trở nên mờ và không còn rõ, người bệnh có thể cảm thấy bị cô lập.

Shutterstock.

T.uổi tác có thể đóng một vai trò lớn trong việc suy giảm thị lực.

Sau đây là 5 nguyên nhân phổ biến gây mất thị lực khi một người vượt qua mốc 40 t.uổi, theo Reader’s Digest.

1. Đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể ở người cao t.uổi từ 65 t.uổi là từ 50 – 70% và thường được mô tả là nhìn mờ.

Sự hình thành của đục thủy tinh thể là từ từ và nếu không được điều trị có thể gây mất thị lực hoàn toàn.

Ngoài t.uổi cao, bệnh tiểu đường, t.iền sử gia đình, hút thuốc, tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng cực tím và viêm mắt nặng cũng là nguyên nhân.

Đặc biệt cần chú ý: Dùng lâu dài các loại thuốc như corticoid (nhỏ hoặc uống), thuốc chống loạn nhịp tim Amilodarone, thuốc hạ mỡ m.áu Simvastatin, thuốc chống trầm cảm Phenothiazine làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể, theo Reader’s Digest.

2. Thoái hóa điểm vàng liên quan đến t.uổi tác

Thoái hóa điểm vàng do t.uổi tác liên quan đến sự suy giảm của phần trung tâm của võng mạc – là mô nhạy cảm với ánh sáng ở phía sau mắt, được gọi là hoàng điểm.

Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực ở những người từ 60 t.uổi trở lên. Các triệu chứng bao gồm giảm chất lượng thị lực, tầm nhìn trung tâm mờ và giảm phân biệt màu sắc, theo Reader’s Digest.

Có hai loại thoái hóa điểm vàng, loại ướt và loại khô. Trong khi không có cách chữa trị cho loại khô, loại ướt có thể được điều trị bằng tiêm, laser quang hóa võng mạc, dùng kính tiếp xúc có thể cấy ghép được hoặc thay thủy tinh thể.

3. Bệnh tăng nhãn áp

Bệnh tăng nhãn áp hay còn gọi là bệnh thiên đầu thống, xảy ra khi áp lực thủy dịch bên trong nhãn cầu tăng cao, áp lực lên mắt.

Bệnh này thường gặp nhiều ở phụ nữ từ 40 t.uổi trở lên và rất nguy hiểm vì khó phát hiện sớm và có thể dẫn đến mất thị lực hoàn toàn.

Các triệu chứng bao gồm: đau mắt dữ dội, buồn nôn, đau mắt đỏ, nhức đầu, nhạy cảm trong và xung quanh mắt, nhìn thấy các vòng màu xung quanh bóng đèn vào ban đêm và nhìn mờ, đau nhức trong mắt và xung quanh mắt, đau nhiều vào buổi tối, đôi khi đau dữ dội gây nôn mửa, theo Reader’s Digest.

Nếu thấy những biểu hiện này, nên đi khám ngay.

4. Bệnh võng mạc tiểu đường

Bệnh võng mạc tiểu đường là một biến chứng của bệnh tiểu đường, gây ra bởi lượng đường trong m.áu cao, gây tổn hại võng mạc mắt.

Các triệu chứng của bệnh võng mạc tiểu đường bao gồm mờ mắt, gặp vấn đề khi nhìn vào ban đêm và các điểm tối trong tầm nhìn trung tâm. Có thể mất vài năm mới suy giảm thị lực nghiêm trọng, theo Reader’s Digest.

Các phương pháp điều trị chính cho bệnh võng mạc tiểu đường là điều trị bằng laser, tiêm mắt và phẫu thuật để loại bỏ mô sẹo.

5. Lão thị

Khi mắt già đi, thủy tinh thể dần cứng lại và mất tính đàn hồi. Quá trình này được gọi là viễn thị và thường bắt đầu phát triển sau t.uổi 40.

Hãy tưởng tượng một quả bóng được thổi lên và xì hơi. Theo thời gian, quả bóng sẽ dần mất đi t.uổi xuân. Điều tương tự cũng xảy ra với thủy tinh thể.

Những người sống với viễn thị sẽ gặp khó khăn khi nhìn các vật ở gần và có xu hướng đưa vật ra xa để nhìn.

Theo Reader’s Digest/Thanh niên

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *