Cách chống thoái hóa khớp đơn giản mà hiệu quả không thể ngờ

Thoái hóa khớp vốn thường gặp ở những người ngoài 50 t.uổi. Tuy nhiên, những năm gần đây, số người trẻ t.uổi mắc căn bệnh này ngày càng tăng. Đa số bệnh nhân đến khám bệnh khi đã nặng, việc chữa trị khó khăn, nhiều biến chứng nguy hiểm.

Ảnh minh họa: Internet

Thoái hóa khớp là hậu quả của quá trình mất cân bằng giữa tổng hợp và p.hân h.ủy của sụn và xương dưới sụn, kèm theo phản ứng viêm, giảm thiểu lượng dịch khớp.

Theo thời gian, lớp sụn khớp dần bị thoái hóa, trở nên xù xì và bị bào mòn dẫn đến nứt, rách. Đồng thời, phần xương dưới sụn cũng bắt đầu thay đổi cấu trúc và hình dạng, mật độ khoáng giảm, đầu xương bị trơ ra và hình thành gai xương ở rìa. Khi vận động, xương dưới sụn bị cọ xát vào nhau khiến người bệnh cảm thấy vô cùng đau đớn.

Thoái hóa khớp có thể gặp ở nhiều khớp khác nhau bao gồm: khớp háng, gối, cổ chân, cổ tay, ngón chân, ngón tay… Người bệnh có thể bị thoái hóa một khớp hoặc thoái hóa đa khớp. Bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, nếu không chữa trị sớm sẽ gây biến chứng khó lường.

PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh, Giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền VN cho biết các triệu chứng chủ yếu bệnh nhân hay gặp phải là đau, hạn chế vận động, đặc trưng là đau khi vận động, đau khi đi xuống cầu thang, đau khi ngồi xổm, đi bộ, thay đổi tư thế, đau tăng lên.

Ảnh minh họa: Internet

“Thiếu sót của bệnh nhân là khi bắt đầu thấy bất thường thì phải đi khám chuyên khoa để điều trị bài nhưng bệnh nhân quên lãng đi, bỏ qua không chữa trị sớm. Thoái hóa khớp có 4 giai đoạn: giai đoạn đầu mới có triệu chứng chưa có bất thường trên phim X quang của khớp, giai đoạn rõ ở khớp nhưng chưa có biến chứng bất thường, giai đoạn 3 đã có biến chứng bất thường rồi, có vận động lạo xạo, giai đoạn 4 đau liên tục, bắt buộc phải thay khớp. Nếu phát hiện giai đoạn 1, 2 mà được điều trị thì tiến triển giai đoạn 3, 4 không có, bệnh được ngăn cản ngay từ đầu”- PGS. Cảnh nói.

Nguyên nhân thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là bệnh tiến triển từ từ và tăng dần theo t.uổi tác. Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn, khiến quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn.

Do t.uổi tác

Thoái hóa khớp là căn bệnh xảy ra do quá trình lão hóa của cơ thể và thường gặp ở những người từ 50 t.uổi trở lên. Ở độ t.uổi này, khả năng tái tạo và sản sinh các tế bào sụn bị giảm dần, cùng với đó chất lượng sụn khớp cũng kém dần. Cơ thể không còn tự tiết ra dịch nhầy để bôi trơn cho các khớp. Theo thời gian, sụn khớp mất tính đàn hồi, bị khô cứng, nứt vỡ và bào mòn, gây đau và khó cử động.

Ảnh minh họa: Internet

Do công việc và thói quen sinh hoạt sai tư thế

Những người làm công việc đặc thù thường xuyên ngồi, đứng lâu một tư thế, hoặc người mang vác vật nặng rất dễ mắc bệnh thoái hóa xương khớp. Các tư thế không đúng sẽ tạo áp lực lớn lên sụn khớp và đĩa đệm, gây tổn thương phần sụn khớp, từ đó làm giảm khả năng chịu lực, lâu dần xương khớp yếu đi và rất dễ bị thoái hóa.

Ngoài ra, bệnh cũng có thể xuất hiện do ngủ gối quá cao, chỉ nằm ngủ ở 1-2 tư thế cố định… Đây cũng là nguyên nhân khiến bệnh thoái hóa khớp gia tăng ở người trẻ t.uổi.

Luyện tập thể dục thể thao quá độ

Các môn thể thao như: bóng đá, nhảy xa, quần vợt… không những gây sức ép cho xương khớp mà còn khiến người chơi phải đối mặt với rất nhiều chấn thương như: giãn dây chằng, rạn xương, trật khớp… Những tổn thương này góp phần khiến xương khớp bị thoái hóa nhanh hơn.

Di truyền

Cơ địa lão hóa sớm cũng có thể là nguyên nhân gây thoái hóa khớp. Nếu bạn có người thân trong gia đình bị thoái hóa khớp thì nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn bình thường.

Ảnh minh họa: Internet

Do các dị tật bẩm sinh về cột sống

Gù vẹo cột sống, cũng làm thay đổi một phần hình thái và diện tỳ nén bình thường của cột sống, dần dần gây thoái hóa.

Do các bệnh lý

Thoái hóa xương khớp còn là hệ quả của một số bệnh lý như: tiểu đường, bệnh gút, loãng xương… Bên cạnh đó, những người sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài cũng có thể bị thoái hóa cột sống sớm hơn.

Chế độ ăn uống thiếu chất

đặc biệt là canxi, chondroitin – những chất cần thiết giúp xương chắc khỏe cũng là một trong những nguyên nhân đẩy nhanh quá trình thoái hóa. Phụ nữ sau khi sinh con hoặc trong giai đoạn t.iền mãn kinh, mãn kinh là những đối tượng dễ bị thoái hóa khớp do thiếu hụt lượng lớn canxi mà không được bù đắp kịp thời.

Thừa cân

Việc tăng cân không kiểm soát khiến cơ thể rơi vào tình trạng béo phì, khiến cột sống phải chịu nhiều áp lực. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn, gây thoái hóa.

Ảnh minh họa: Internet

Cách phòng bệnh thoái hóa khớp

Tăng cường chế độ ăn giàu canxi và chất chống oxy hóa

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, dinh dưỡng có thể hỗ trợ tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp. Chúng ta có thể ngăn ngừa bệnh thoái hóa khớp bằng một chế độ ăn tốt. Về mặt dinh dưỡng, chế độ ăn phải đa dạng thực phẩm, để cơ thể đủ chất. Ở đây, khẩu phần ăn phải đủ canxi, ví dụ chị em nữ giới ở độ t.uổi từ 50 và anh em nam giới ở độ t.uổi 55 trở lên, chúng ta phải có đủ khẩu phần 1000 mg canxi mỗi ngày.

Hạn chế rượu bia, kiểm soát cân nặng

Theo PGS. Lâm, cần tránh các món ăn nhiều mỡ động vật quá, các chất béo chiên rán nhiều lần thì làm cho bệnh thoái hóa khớp tăng nặng hơn, nên hạn chế rượu bia vì rượu, bia góp phần tăng cường thúc đẩy bệnh thoái hóa khớp trở nên nghiêm trọng hơn.

Bên cạnh đó, việc giữ cân nặng cũng hết sức quan trọng. Ở những người thừa cân, béo phì, các xương khớp bị tăng sức nặng, áp lực hơn vì cân nặng của cơ thể. Do đó, cần duy trì cân nặng ở mức hợp lý, giảm cân khi có nguy cơ thừa cân, béo phì.

Tích cực vận động, tránh ngồi lâu

PGS.TS Đậu Xuân Cảnh đưa ra lời khuyên dành cho những người muốn phòng tránh bệnh thoái hóa khớp là đừng bất động cơ thể trong một thời gian quá lâu, 1 tiếng đồng hồ bạn nên đứng dậy, đi lại một chút, để trả lại cơ chế hoạt động của khớp. Khớp là sự kết nối toàn bộ cơ thể, chịu toàn bộ sức nặng của cơ thể. Do vậy, đừng bao giờ mập quá, bởi nếu cân nặng cơ thể nặng quá tức có nghĩa chính bạn làm tổn thương xương khớp của bạn.

QUẢNG AN (TỔNG HỢP)

Theo T.iền phong

7 triệu chứng t.iền tiểu đường bạn không nên bỏ qua

T.iền tiểu đường là tình trạng lượng đường trong m.áu tăng cao, mặc dù chưa đến mức phát bệnh tiểu đường nhưng điều đó vẫn có nghĩa là bạn thuộc nhóm nguy cơ lâm bệnh tiểu đường type 2.

Đừng quay lưng với các triệu chứng vì tiểu đường type 2 sẽ lấy đi của bạn nhiều thứ chứ không chỉ hàng chục năm t.uổi đời

Đừng bao giờ để mắc phải tình trạng thừa cân hoặc béo phì, không chịu vận động và tiêu thụ quá nhiều đường. Căn bệnh tiểu đường type 2 không phải chỉ lấy đi hàng chục năm t.uổi đời mà bạn còn có thể phải đối mặt với nhiều hậu quả tiêu cực cho sức khỏe. Luôn để ý nếu bạn nhận thấy mình có 7 triệu chứng sau và hãy nhớ rằng sớm nhận ra vấn đề thì mới có thể xoay chuyển tình thế.

1. Huyết áp cao

Những người bị huyết áp cao có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường bởi vì tăng huyết áp buộc tim phải làm việc nhiều hơn để có thể đẩy m.áu đi khắp cơ thể. Chính điều này lại khiến cơ thể khó loại bỏ lượng đường dư thừa ra khỏi m.áu.

Đã mắc chứng cao huyết áp, cơ thể bạn sẽ lâm vào vòng luẩn quẩn khi huyết áp tăng và t.iền tiểu đường sẽ làm cả hai cùng trở nên càng lúc càng trầm trọng hơn. Nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng mắc cùng lúc cả hai sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ dẫn tới suy tim.

Thật không may, cả t.iền tiểu đường và huyết áp cao phần lớn không có triệu chứng ở giai đoạn đầu. Cho nên chỉ cần nhận thấy bị tăng huyết áp, bạn nên đi kiểm tra thật kỹ ở cơ sở y tế ngay lập tức để nhận được những chỉ dẫn ngăn ngừa t.iền tiểu đường.

2. Mắt mờ

Cả t.iền tiểu đường và tiểu đường đều có thể tác động tiêu cực đến tầm nhìn của bạn. Khi lượng đường trong m.áu dao động mạnh từ cao xuống thấp, nó có thể khiến chất lỏng rò rỉ vào ống kính của mắt bạn. Điều đó xảy ra bởi vì cơ thể bạn đã hoạt động quá mức để lấy càng nhiều nước càng tốt từ các tế bào nhằm mục đích loại bỏ lượng đường dư thừa.

Ảnh hưởng nặng nề đến đôi mắt của bạn là chúng sẽ sưng húp lên, thay đổi hình dạng, cuối cùng sẽ cản trở bạn tập trung đúng cách.

Có rất nhiều nguyên nhân tiềm ẩn khác cùng dẫn đến việc bị mờ mắt, nhưng nếu bạn để ý thấy mình bị thêm các triệu chứng khác trong số 7 triệu chứng này thì rất có thể t.iền tiểu đường là thủ phạm khiến bạn mờ mắt.

3. Gặp v ấn đề về da

Đôi khi các vấn đề ở bên trong cơ thể chúng ta sẽ biểu hiện ra bên ngoài, mang tính cảnh báo. T.iền tiểu đường chắc chắn là thủ phạm gây ra các mảng sáng bóng, có vảy hoặc các mảng tối, mịn trên da, do nồng độ insulin trong m.áu tăng lên.

T.iền tiểu đường cũng ảnh hưởng đến lưu thông m.áu, có thể gây ngứa ở tứ chi, đặc biệt là chân. Bệnh nhân tiểu đường thậm chí có nguy cơ mất đi một bàn chân do lưu thông m.áu bị tổn thương nghiêm trọng, vì vậy bạn hãy hành động thật nhanh nếu có bất cứ nghi ngờ nào về mối liên quan giữa các vấn đề về da của mình với t.iền tiểu đường.

4. Bệnh gút (Gout)

Gout là một dạng viêm khớp làm cho các tinh thể axit uric sắc nhọn phát triển trong mô khớp, khiến bệnh nhân vô cùng đau đớn.

Từng được coi là căn bệnh của… nhà giàu, bệnh gout thường xảy ra do chế độ ăn uống phong phú và quá nhiều. Nó có xu hướng ảnh hưởng đến những người thừa cân, béo phì. Tuy nhiên, ngày nay, nhiều tài liệu khoa học đã cảnh báo ngay cả những người không thừa cân vẫn mắc gout, do rối loạn chuyển hóa. Bạn hãy hết sức cảnh giác bởi vì gout cũng là một trong những dấu hiệu t.iền tiểu đường.

5. Đói vô cớ

Đường, hay glucose, là nguồn nhiên liệu chúng ta cần để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nhưng khi chúng ta nhận được quá nhiều, insulin được sản xuất bởi tuyến tụy sẽ không thể xử lý glucose hiệu quả. Cuối cùng thì, bạn có thể cảm thấy đói ngay sau bữa ăn, bởi vì cơ thể bạn đã không nhận được những gì nó cần.

Vì đói vô cớ, bạn thường xuyên ăn nhiều hơn mức cần thiết, và sẽ nhanh chóng dẫn tới hậu quả tăng cân ngoài ý muốn, trực tiếp dẫn tới t.iền tiểu đường. Nếu thường xuyên cảm thấy những cơn đói vô cớ, hoặc đói ngay sau khi ăn, tốt nhất là nên uống một ly nước, vừa giúp loại bỏ đường trong nước tiểu của bạn, vừa tăng cảm giác no cần thiết. Hãy đứng dậy và tập thể dục nhẹ nhàng để dần cải thiện độ nhạy insulin trong cơ thể.

6. Mệt mỏi cực độ

Lượng đường trong m.áu dư thừa có thể dẫn đến cơn đói, nó cũng có thể dẫn bạn đến kiệt sức. Khi cơ thể bạn không nhận được nhiên liệu cần thiết, mặc dù ăn đầy đủ thực phẩm cần thiết thì sau khi kết thúc bữa ăn, bạn vẫn sẽ rơi vào tình trạng mệt mỏi cực độ. Triệu chứng này cũng có thể làm trầm trọng thêm các yếu tố nguy cơ t.iền tiểu đường khác, vì khi bạn bị kiệt sức, bạn sẽ nằm bẹp dí một chỗ chứ không dễ gì đứng dậy tập thể dục hoặc có thêm các hoạt động.

7. Liên tục k hát nước

Nếu cơn khát nước mỗi ngày mỗi tăng lên, đặc biệt là sau bữa ăn, có thể đây cũng là báo hiệu t.iền tiểu đường. Cơ thể của bạn đã làm việc rất chăm chỉ để loại bỏ đường dư thừa trong m.áu, và một trong những cách tự điều chỉnh thông minh của cơ thể là làm loãng m.áu và xả đường chưa qua xử lý ra ngoài qua nước tiểu. Quy trình này khiến tế bào bị mất nước và bạn thường xuyên cảm thấy khát, cho dù liên tục uống.

Nếu nhận thấy triệu chứng này, hãy đi kiểm tra sức khỏe tổng thể để biết phải bắt đầu tháo nút thắt từ đâu để ra khỏi cái vòng luẩn quẩn hoàn toàn có thể dẫn tới tiểu đường type 2.

Xu hướng bổ sung nước thường được bổ sung thêm cả một lượng đường vào cơ thể

Theo Hhdresearch/viettimes

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *