Cách chữa Covid-19 bị khuyến cáo ‘phản khoa học’

Khi biến thể Delta càn quét Indonesia, người dân nước này lan truyền các phương pháp chữa Covid-19 tại nhà song được các chuyên gia y tế khuyến cáo “không có căn cứ khoa học”.

Nhiều bệnh viện ở Indonesia đang ứng phó với lượng bệnh nhân tăng và tình trạng thiếu oxy. Người dân không thể tiếp cận hệ thống y tế, cố gắng tự xoay xở giúp đỡ bạn bè hoặc người thân mắc bệnh. Họ tìm kiếm các phương án thay thế để tự chữa tại nhà hoặc kéo dài thời gian trước khi có giường bệnh, máy thở. Trong khi đó, nhiều loại thuốc, thực phẩm được quảng cáo tràn lan trên mạng xã hội, dù chưa có nhiều bằng chứng khoa học “chữa Covid”.

Thuốc chống ký sinh trùng

Nhiều người Indonesia chia sẻ bài viết về Ivermectin, một loại thuốc chống ký sinh, có thể điều trị Covid-19. Sự quan tâm đến thuốc tăng vọt sau khi nhiều hãng truyền thông địa phương đăng tải thông tin sai lệch, rằng thuốc đang được chính phủ xem xét phê duyệt.

Tuy nhiên, thực tế, Ivermectin vẫn trong quá trình thử nghiệm, đến nay chưa chứng minh hiệu quả điều trị Covid-19. Các hãng truyền thông đưa tin dựa trên nghiên cứu sơ bộ của Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Indonesia (BPOM), công bố hôm 15/7. Song ngay sau đó, người đứng đầu BPOM, Penny Lukito, khẳng định thuốc chưa được cấp phép khẩn cấp.

Nhầm lẫn nảy sinh vì Ivermectin được đưa vào danh sách cùng với các loại thuốc khác, hai trong số đó đã được phê duyệt khẩn cấp. Theo bà Lukito, Ivermectin xuất hiện vì nó đang được thử nghiệm lâm sàng tại 8 bệnh viện, nhưng đến tháng 10 mới có kết quả.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từng cảnh báo thuốc này chỉ sử dụng trong một số cơ sở lâm sàng nhất định. Tuy nhiên, trên mạng xã hội, Ivermectin được quảng cáo như phương pháp điều trị chính thức.

Một hộp thuốc Ivermectin, chưa được chứng minh là có thể điều trị Covid-19. Ảnh: Shutterstock

Bác sĩ Reza Gunawan ủng hộ sử dụng thuốc, trên tài khoản Twitter có hơn 350.000 người theo dõi. Được hỏi về lý do, ông trả lời: “Ivermectin tương đối an toàn, chi phí thấp, hiệu quả, thuận tiện và dễ sử dụng. Nó có thể hỗ trợ chương trình tiêm chủng đang diễn ra”. Song ông thừa nhận mình không phải một “bác sĩ y khoa”.

Nhà sản xuất Merck cho biết chưa nghiên cứu khoa học nào chứng minh Ivermectin có tác dụng chống Covid-19. Tiến sĩ Dicky Budiman, chuyên gia dịch tễ tại Đại học Griffith, Australia, cảnh báo không nên sử dụng thuốc mà thiếu sự giám sát của bác sĩ, bởi có thể gây ra phản ứng phụ nghiêm trọng.

Uống sữa tạo kháng thể

Trên mạng xã hội, nhiều người truyền tai nhau uống sữa sẽ tạo kháng thể chống Covid-19. Một số video cho thấy dân Indonesia đổ xô đi mua một loại sữa đóng lon. Tin đồn bắt nguồn từ các nhóm WhatsApp. Do nhu cầu đột biến, giá sữa tăng tới 455%.

Nhà sản xuất loại sữa này ở Indonesia cho biết chưa từng tuyên bố sản phẩm tạo được kháng thể ngừa nCoV.

Thực tế, thông tin uống sữa chống Covid-19 đã xuất hiện từ tháng 4 năm ngoái. Trang web “The Bullvine” của Mỹ khẳng định “sữa có chứa lactoferrin, một loại protein giúp đẩy lùi virus. Bên cạnh đó, thành phần vitamin C và kẽm cũng đóng vai trò tăng cường khả năng miễn dịch”. Tuy nhiên, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết đây là thông tin sai lệch.

Đại diện Tổ chức Dinh dưỡng Anh tuyên bố: “Không có thực phẩm hoặc chất bổ sung nào bảo vệ bạn khỏi Covid-19. Tuy nhiên, chế độ ăn uống lành mạnh giúp hỗ trợ chức năng miễn dịch, nhiều chất dinh dưỡng thực sự có ảnh hưởng đến khả năng chống n.hiễm t.rùng”.

Trước thông tin cho rằng các loại đồ ăn, thức uống và gia vị như dừa tươi, sữa tiệt trùng có thể phòng chống hay thậm chí chữa Covid-19, tiến sĩ Siti Nadia Tarmizi, lãnh đạo cơ quan phòng chống và kiểm soát bệnh truyền nhiễm thuộc Bộ Y tế Indonesia, nói: “Chưa có thử nghiệm lâm sàng nào cho thấy các loại thực phẩm như vậy có hiệu quả ngừa Covid-19 chứ đừng nói đến chữa khỏi”.

Quan chức Bộ Y tế Indonesia cho biết thêm đã nhiều lần cảnh báo người dân không tích trữ các mặt hàng trên, song nhiều người vẫn làm ngơ.

Keo ong và “chất tăng cường miễn dịch”

Bên cạnh Ivermectin và sữa, sản phẩm được chia sẻ khác là keo ong – loại hợp chất ong mật thu được trong quá trình lấy mật hoa kết hợp với nước bọt của chúng, thường dùng trị viêm loét. Tin đồn xuất phát từ một bài đăng trên Twitter với nội dung: “Keo ong Anh, đã được chứng nhận không sử dụng thành phần chất cấm theo quy định Hồi giáo, hiệu quả chữa Covid-19 và các loại bệnh khác”.

Một cơ sở kinh doanh keo ong, mật ong tại Đức, tháng 1/2020. Ảnh: Reuters

Keo ong được cơ quan quản lý thực phẩm Indonesia cấp phép tại từ năm 2018 như một phương thuốc bổ truyền thống. Trang web chính thức tuyên bố sản phẩm chống virus, song không chỉ rõ có ngừa nCoV hay không. Hiện chưa có bằng chứng cho thấy dùng keo ong hiệu quả điều trị Covid-19. Công ty tiếp thị sản phẩm ở Indonesia chưa lên tiếng về vấn đề này.

Bên cạnh đó, tin đồn sử dụng “chất tăng cường miễn dịch” cũng lan truyền chóng mặt, không chỉ ở Indonesia mà nhiều nước khác. Tiến sĩ Faheem Younus, trưởng khoa truyền nhiễm Đại học Maryland, cho rằng thuật ngữ “tăng cường miễn dịch” rất chung chung. Hiện chưa có bằng chứng chất này chống lại Covid-19.

Một số người dùng mạng xã hội đề xuất uống dầu tràm, thường dùng bôi ngoài da điều trị kích ứng, để ngăn ngừa Covid-19. Các chuyên gia khẳng định đây là thông tin sai lệch. Trên thực tế, dầu tràm có thể gây ra các vấn đề hô hấp nếu hít phải.

Đổ xô mua thuốc xổ giun sau tin đồn về ‘thần dược’ chữa Covid-19

Nhiều người tại Indonesia và một số nước khác đã mua thuốc xổ giun sau tin đồn vô căn cứ về khả năng chữa Covid-19.

Chưa có bằng chứng cho thấy ivermectin có tác dụng chữa Covid-19 SHUTTERSTOCK

Theo Channel NewsAsia ngày 9.7, nhiều người Indonesia bất chấp những cảnh báo y tế khi đổ xô đi mua trữ “thần dược” chữa Covid-19 từ lời đồn vô căn cứ của một số chính trị gia và người có ảnh hưởng trên mạng xã hội.

Tình trạng trên xảy ra trong bối cảnh Indonesia chứng kiến làn sóng lây nhiễm Covid-19 tăng mạnh với hàng trăm ca t.ử v.ong mỗi ngày.

Các nhà thuốc trên cả nước đang cháy hàng ivermectin, một loại thuốc thường được sử dụng để trị nhiều loại ký sinh trùng như chấy và giun, sau khi một số thông tin trên mạng xã hội tung tin đồn về khả năng điều trị Covid-19.

“Những người đó đến đưa ảnh chụp màn hình thông tin cho rằng ivermectin có thể chữa Covid-19. Chúng tôi đang hết hàng vì quá nhiều người mua”, theo ông Yoyon đứng đầu một tập đoàn kinh doanh dược phẩm ở Jakarta.

Ông cho biết tình trạng khan hiếm đã đẩy gia thuốc lên đến 21 USD/chai. Đến nay, Indonesia ghi nhận 2.417.788 ca mắc Covid-19 với 63.760 ca t.ử v.ong.

Trên Twitter, một người tên Reza Gunawan tự xưng là “bác sĩ tổng thể” với 350.000 người theo dõi cho rằng “ivermectin là một trong những chìa khóa an toàn và hiệu quả nhằm chấm dứt đại dịch của nhiều bác sĩ, với nhiều chứng cứ khoa học”.

Ông Iman Sjafei đồng sáng lập trang tin Asumsi viết trên trang này cho biết 5 người quen của ông đã hồi phục nhờ dùng thuốc trên, sau khi mắc Covid-19. “Có thể là giả dược. Có lẽ vậy. Nhưng cũng có thể là đúng”, ông viết thêm.

Bộ trưởng Indonesia Erick Thohir còn khen ngợi ivermectin và kêu gọi gia tăng sản xuất trong nước để đối phó với dịch bệnh.

“Tôi không phải là bác sĩ, nhưng giữa tuyệt vọng và khó khăn, tôi cho rằng bất cứ thứ gì cũng đáng thử”, cựu bộ trưởng thủy sản Susi Pudjiastuti nhận định.

Do tư tưởng phản đối vắc xin và các thuyết âm mưu trên mạng, nhu cầu đối với thuốc trên gia tăng từ Brazil cho đến Nam Phi và Li Băng.

Tại Philippines, Tổng thống Rodrigo Duterte đã gây áp lực về việc chứng nhận thuốc trên trong điều trị Covid-19. “Có rất nhiều người đáng tin thề thốt trên một cha của họ rằng ivemectin tốt cho cơ thể khi mắc Covid-19”, ông nhấn mạnh.

Trong khi đó, nhà sản xuất Merck khẳng định “không có căn cứ khoa học này cho khả năng hiệu quả đối với Covid-19”, đồng thời cảnh báo về các vấn đề an toàn nếu thuốc trên không được dùng đúng.

Các nhà khoa học, Tổ chức Y tế thế giới và nhiều cơ quan chức nhận dược phẩm, kể cả tại Indonesia, đều nhấn mạnh rằng thiếu chứng cứ cho thấy thuốc xổ giun ivermectin có thể chữa Covid-19.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *