Cách để giữ cho bộ não của bạn trẻ

Mọi bộ não đều thay đổi theo t.uổi tác và chức năng tâm thần cũng thay đổi cùng với nó.

Dưới đây là 12 cách bạn có thể giúp duy trì chức năng não.


Ảnh minh họa.

1. Nhận thức kích thích thần kinh: Bất kỳ hoạt động kích thích tinh thần nào cũng sẽ giúp cải thiện trí não của bạn. Bạn có thể thử “thể dục trí tuệ”, chẳng hạn như câu đố chữ hoặc giải toán với những thứ đòi hỏi sự khéo léo của chân tay cũng như nỗ lực trí óc, chẳng hạn như vẽ và các nghề thủ công khác.

2. Tập thể dục: Nghiên cứu cho thấy việc sử dụng cơ bắp cũng giúp ích cho trí óc của bạn. Tập thể dục thường xuyên làm tăng số lượng các mạch m.áu nhỏ đưa m.áu giàu oxy đến vùng não chịu trách nhiệm về suy nghĩ. Tập thể dục cũng thúc đẩy sự phát triển của các tế bào thần kinh mới và tăng kết nối giữa các tế bào não ( khớp thần kinh). Điều này dẫn đến các bộ não hoạt động hiệu quả hơn, dẻo hơn và thích nghi hơn, dẫn đến hoạt động tốt hơn ở những động vật già cỗi. Tập thể dục cũng làm giảm huyết áp, cải thiện mức cholesterol, giúp cân bằng lượng đường trong m.áu và giảm căng thẳng tinh thần, tất cả đều có thể giúp ích cho não cũng như tim của bạn.

3. Cải thiện chế độ ăn uống: Dinh dưỡng tốt có thể giúp ích cho tinh thần cũng như cơ thể của bạn. Ví dụ, những người ăn theo kiểu Địa Trung Hải chú trọng trái cây, rau, cá, các loại hạt, dầu không bão hòa (dầu ô liu) và các nguồn protein thực vật ít có nguy cơ bị suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ.

4. Cải thiện huyết áp: Huyết áp cao ở t.uổi trung niên làm tăng nguy cơ suy giảm nhận thức khi về già. Sử dụng phương pháp điều chỉnh lối sống để giữ áp lực của bạn ở mức thấp nhất có thể. Giữ cơ thể gọn gàng, tập thể dục thường xuyên, giảm căng thẳng và ăn uống điều độ.

5. Cải thiện lượng đường trong m.áu: Bệnh tiểu đường là một yếu tố nguy cơ quan trọng của chứng sa sút trí tuệ. Bạn có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường bằng cách ăn uống đúng cách, tập thể dục thường xuyên và giữ cơ thể gầy. Nhưng nếu lượng đường trong m.áu của bạn vẫn ở mức cao, bạn sẽ cần dùng thuốc để kiểm soát tốt.

6. Cải thiện cholesterol của bạn: Mức cholesterol LDL (“xấu”) cao có liên quan đến việc tăng nguy cơ sa sút trí tuệ. Chế độ ăn kiêng, tập thể dục, kiểm soát cân nặng và tránh t.huốc l.á sẽ giúp bạn cải thiện mức cholesterol một cách lâu dài.

7. Cân nhắc dùng aspirin liều thấp: Một số nghiên cứu quan sát cho thấy aspirin liều thấp có thể làm giảm nguy cơ sa sút trí tuệ. Hãy hỏi bác sĩ nếu bạn cần dùng aspirin để được hướng dẫn nên hay không.

Ngoài ra, bạn cần xây dựng mối quan hệ xã hội tốt. Mối quan hệ xã hội chặt chẽ có liên quan đến việc giảm nguy cơ sa sút trí tuệ, cũng như giảm huyết áp và kéo dài t.uổi thọ.

Nghiên cứu: Điều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường của bạn lên 80 lần

Người béo phì có thể phát triển nhiều vấn đề sức khỏe, như bệnh tiểu đường, bệnh tim và đột quỵ.Béo phì là nguyên nhân trực tiếp của bệnh tiểu đường, theo trang web về bệnh tiểu đường của Anh Diabetes.co.uk.

Những con số g.ây s.ốc từ nhiều nghiên cứu khác nhau

Béo phì chiếm 80-85% nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2.

Theo nhật báo Guardian (Anh), tổ chức về bệnh tiểu đường của Anh Diabetes UK cảnh báo những người béo phì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp 80 lần so với những người có cân nặng bình thường.

Nghiên cứu cho biết những người có chỉ số BMI trên 30 có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao gấp 10 lần. Và trong khoảng thời gian 10 năm, những người có chỉ số BMI trên 35 có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 80 lần so với những người có chỉ số BMI khỏe mạnh dưới 22, theo Guardian.

Tin vui là giảm 5-10% trọng lượng cơ thể, tập thể dục thường xuyên có thể giảm hơn 50% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ảnh SHUTTERSTOCK

Còn nghiên cứu, được công bố trên tạp chí chuyên khoa Academy of Managed Care Pharmacy, người béo phì có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường vượt 27,6 lần so với những người có cân nặng bình thường.

Người béo phì nghiêm trọng – với BMI trên 40, có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 53 lần.

Nghiên cứu Nurses’ Health Study cũng báo cáo phụ nữ có BMI từ 24-24,9 có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp 5 lần so với người có BMI dưới 22.

Dữ liệu từ một nghiên cứu khác Professionals Health Study, đã chứng minh nam giới có chỉ số BMI trên 35 có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp 42 lần so với người có BMI dưới 23, theo trang West Virginia Department of Health and Human Resources (Mỹ).

Phòng khám Cleveland Clinic (Mỹ) cho biết, người béo phì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn khoảng 6 lần so với những người có cân nặng bình thường.

Douglas Smallwood, Giám đốc điều hành của Diabetes UK, cho biết: Những con số này cho thấy mức độ g.ây s.ốc của béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Béo phì chiếm 80-85% nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2. Ảnh SHUTTERSTOCK

Tại sao béo phì gây ra bệnh tiểu đường loại 2?

Nghiên cứu cho thấy càng nhiều mỡ cơ thể, insulin càng hoạt động kém hiệu quả và lượng glucose tích tụ trong m.áu càng nhiều.

Các nghiên cứu cho thấy mỡ bụng khiến các tế bào mỡ tiết ra các hóa chất “gây viêm”, có thể làm giảm độ nhạy insulin. Người béo bụng có nguy cơ đặc biệt cao.

Béo phì khiến mô mỡ giải phóng các phân tử chất béo vào m.áu, điều này có thể ảnh hưởng đến các tế bào đáp ứng insulin và làm giảm độ nhạy insulin.

Những ai có nguy cơ cao hơn?

Đặc biệt người béo phí có kèm thêm các yếu tố như t.iền sử gia đình, chế độ ăn kém, ít tập thể dục, căng thẳng, sức khỏe đường ruột kém – có nguy cơ cao hơn.

Những người béo phì bị hạn chế sản xuất insulin, cũng có nguy cơ cao hơn.

Ngăn ngừa béo phì

Béo phì – nếu không thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục, có thể nhanh chóng dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2.

Tin vui là giảm trọng lượng cơ thể, dù chỉ một lượng nhỏ, có thể giúp cải thiện độ nhạy insulin và giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường, bệnh tim và các loại ung thư.

Theo Dịch vụ Y tế quốc gia Anh, giảm 5-10% trọng lượng cơ thể, tập thể dục thường xuyên có thể giảm hơn 50% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, theo Diabetes.co.uk.

Các yếu tố khác dẫn đến sự gia tăng cả bệnh tiểu đường và béo phì là ăn quá nhiều, không tập thể dục, ngủ ít hơn 7 giờ một ngày, theo GoodRX Health.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *