Bệnh sốt phát ban do bọ chét ở chuột khiến người bệnh ớn lạnh, đau đầu, sốt, và phát ban. Nhiều triệu chứng của bệnh có thể bị nhầm lẫn với COVID-19 nên làm chậm trễ việc chản đoán và điều trị. Làm thế nào để phân biệt?
Dễ nhầm lẫn với COVID-19?
Một thanh niên 25 t.uổi ở Nam California bị đau đầu, sốt, ớn lạnh và đau cơ. Ngay sau đó, bệnh nhân được xét nghiệm COVID-19. May mắn là kết quả âm tính, nhưng nhiều ngày sau khi điều trị các triệu chứng vẫn không hết. Bệnh nhân tiếp tục nhập viện khi sốt 38,4 độ C (101,12 độ F). Tại thời điểm này, anh ấy đã xét nghiệm âm tính với COVID-19 lần thứ hai.
Các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân ổn định và sức khỏe bình thường. Bệnh nhân được điều trị bằng ibuprofen đường uống và xuất viện với chẩn đoán hội chứng giả định do virus.
Có thể nhầm lẫn giữa sốt phát ban murine typhus và COVID-19?
Tuy nhiên, vài ngày sau, người đàn ông này vẫn sốt dai dẳng, ho, đau nhức cơ thể, nôn mửa. Bệnh nhân sốt cao lên đến 39,9 độ C (103,82 độ F và phải nhập viện. Tại thời điểm đó, nhịp tim của anh lên tới 125 bpm (nhịp tim khi nghỉ ngơi bình thường của một người lớn là 60 đến 100 bpm). Mặc dù vậy, khi khám tổng thể, sức khỏe của bệnh nhân vẫn bình thường.
Sau khi được điều trị bằng thuốc kháng sinh và giảm đau, bệnh nhân được xuất viện. Nhưng bệnh không thuyên giảm, bệnh nhân tiếp tục bị sốt, ho, ớn lạnh, đau người, nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi và tiêu chảy. Sau 14 ngày, bệnh nhân mới cho bác sĩ biết mình là một người huấn luyện chó. Đến lúc này, bệnh nhân đã được xét nghiệm bệnh sốt phát ban do bọ chét, và được điều trị đúng phác đồ.
Bệnh sốt phát ban do bọ chét ở chuột
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ cho biết, sốt phát ban do bọ chét ở chuột (murine typhus) gây ra bởi một loại vi khuẩn có tên là Rickettsia typhi và lây lan sang người do tiếp xúc với bọ chét bị nhiễm bệnh. Bọ chét bị nhiễm bệnh khi chúng cắn động vật bị nhiễm bệnh. N.hiễm t.rùng xảy ra khi chạm vào phân bọ chét có chứa tác nhân gây bệnh tại vết thương ngoài da, hoặc hít vào đường thở, dụi vào mắt.
Bệnh sốt phát ban do bọ chét (murine typhus) là một bệnh hiếm gặp ở Mỹ, thường xuất hiện ở miền nam California, Hawaii và Texas. Theo Bộ Y tế Los Angeles, chuột Na Uy, chuột mái, mèo nhà… có thể truyền bệnh sốt phát ban murine typhus cho người ở Quận Los Angeles. Tuy nhiên, bọ chét ở chó cũng có thể truyền bệnh cho người.
Triệu chứng của bệnh
CDC cho biết các triệu chứng của bệnh sốt phát ban này thường xuất hiện trong vòng 2 tuần sau khi tiếp xúc với bọ chét bị nhiễm. Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp: Sốt và ớn lạnh, đau nhức cơ thể và đau cơ, ăn mất ngon, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, ho, phát ban (thường xảy ra vào khoảng ngày thứ 5 của bệnh).
Hầu hết mọi người hồi phục hoàn toàn, thậm chí không cần điều trị, rất hiếm gặp các ca bệnh nặng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, sốt phát ban có thể gây ra tổn thương cho một hoặc nhiều cơ quan, bao gồm tim, thận, phổi, gan và não. Đến nay, hầu hết các trường hợp sốt phát ban do bọ chét ở Los Angeles đều phải nhập viện.
Khó phân biệt sốt phát ban và COVID-19
Các triệu chứng sốt phát ban murine typhus như sốt, nhức đầu và đau cơ trùng lặp với các triệu chứng của COVID-19. Các chuyên gia lưu ý rằng, hơn 90% bệnh nhân bị sốt phát ban murine typhus và 83%-98% bệnh nhân bị COVID-19 ghi nhận bị sốt. Điều này có thể khiến bác sĩ lâm sàng có thể bị nhầm lẫn, khó phân biệt loại trừ sốt vì bệnh khác với COVID-19.
Tuy nhiên, có điểm khác biệt giữa COVID-19 và sốt phát ban murine typhus: COVID-19 chủ yếu lây truyền qua tiếp xúc gần giữa người với người. Trong khi, sốt phát ban murine không thể lây từ người sang người mà chỉ khi tiếp xúc với bọ chét bị nhiễm bệnh.
Một điểm khác biệt lớn giữa bệnh sốt phát ban murine và COVID-19 là bệnh sốt phát ban murine hoàn toàn có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh (doxycycline). Còn với COVID-19, cho đến nay, chưa có phương pháp điều trị hoặc vắc-xin nào được phê duyệt. Gần đây, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã phê duyệt remdesivir để điều trị các trường hợp COVID-19 cần nhập viện.
Vì thế, để tránh bị chẩn đoán sai, bệnh nhân nên trao đổi với các bác sĩ về t.iền sử bệnh và các triệu chứng, đặc biệt là trong đại dịch COVID-19. Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, ngoài COVID-19, các bác sĩ nên tìm kiếm các chẩn đoán khác, nếu các triệu chứng của bệnh nhân không cải thiện và họ có kết quả xét nghiệm âm tính lặp lại.
Dựa vào dấu hiệu bệnh sởi để phân biệt với sốt phát ban, Rubella và thuỷ đậu
Dấu hiệu bệnh sởi rất dễ bị nhầm lẫn với Rubella, sốt phát ban hay thuỷ đậu do có những triệu chứng tương tự. Việc tìm hiểu kỹ các dấu hiệu bệnh sởi giúp phát hiện bệnh, điều trị và chăm sóc dễ dàng, hiệu quả hơn.
Một trong những căn bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng và bùng phát thành đại dịch là sởi. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh sởi có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Hiểu các dấu hiệu bệnh sởi giúp bạn phát hiện bệnh nhanh chóng và điều trị dễ dàng hơn.
1. Tìm hiểu dấu hiệu bệnh sởi đặc trưng
Dấu hiệu bệnh sởi là vấn đề đáng được quan tâm nhất khi tìm hiểu. Về cơ bản, bất cứ ai khi bị virus sởi tấn công đều xuất hiện các triệu chứng giống nhau. Chúng phát triển thành từng giai đoạn. Mỗi giai đoạn phát bệnh lại có dấu hiệu đặc trưng riêng biệt.
Một số dấu hiệu bệnh sởi đặc trưng là: Sốt, phát ban, viêm kết mạc,… Khi tình trạng nghiêm trọng hơn người bệnh có thể bị nôn mửa, sốt cao liên tục, tiêu chảy, kén ăn,… Dấu hiệu bệnh sởi sẽ rõ ràng hơn trong từng giai đoạn.
Sau thời kỳ ủ bệnh người bị sởi sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng hơn. Để phát hiện những biến chuyển của từng giai đoạn bạn cần theo dõi sát sao những thay đổi của cơ thể.
Sốt là một trong những dấu hiệu bệnh sởi đặc trưng nhất – Ảnh: Internet
2. Dấu hiệu bệnh sởi từng giai đoạn
Tiến trình phát triển của bệnh sởi chia thành 4 giai đoạn là: Giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn khởi phát, giai đoạn toàn phát và giai đoạn phục hồi. Mỗi giai đoạn lại có các dấu hiệu bệnh đặc trưng.
– Giai đoạn ủ bệnh: Thường kéo dài trong khoảng từ 10 -12 ngày. Bắt đầu từ khi tiếp xúc với virus sởi đến lúc xuất hiện các triệu chứng đặc trưng của bệnh. Trong giai đoạn này người bệnh hầu như không có biểu hiện gì rõ ràng ngoài sốt nhẹ, biếng ăn, cơ thể luôn mệt mỏi và lười vận động.
– Giai đoạn khởi phát: Dấu hiệu bệnh sởi giai đoạn này là phát sốt. Người bệnh có thể bị sốt cao từ 38,5 – 40 độ C. Kèm theo sốt là các triệu chứng đau, nhức đầu, sổ mũi, hắt hơi, ho khan hoặc có đờm.
Trong giai đoạn này bệnh nhân có thể bị xuất huyết niêm mạc dẫn đến đau mắt đỏ nặng. Trên da mặt bắt đầu xuất hiện các chấm đỏ li ti. Đây là giai đoạn bệnh nhân sởi dễ gặp các biến chứng về đường tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy, buồn nôn.
– Giai đoạn toàn phát: Trong giai đoạn toàn phát, các ban sởi xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể. Ban phát bắt đầu từ mặt sau đó lan nhanh ra các vùng da xung quanh. Cuối cùng lan ra toàn cơ thể.
Ban phát khiến người bệnh bị ngứa, rát khó chịu. Kèm theo đó là sốt cao liên tục và khó thở. Trong trường hợp này nếu không được hạ sốt kịp thời rất dễ dẫn đến tình trạng bị mê sảng hoặc co giật.
– Giai đoạn phục hồi: Sau khi kết thúc giai đoạn toàn phát, sức khỏe của người bệnh sẽ phục hồi dần. Các dấu hiệu bệnh sởi dẫn biến mất, vết ban đỏ mờ đi, sau đó bong vảy và trở thành vết thâm. Trong giai đoạn phục hồi, chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt cần được duy trì để cải thiện sức khỏe cho người bệnh.
3. Phân biệt bệnh sởi với các bệnh khác thông qua dấu hiệu
Phân biệt bệnh sởi dựa vào dấu hiệu rất khó phân biệt với sốt phát ban, thủy đậu hoặc Rubella. Những căn bệnh này đều có tính chất truyền nhiễm và xuất hiện phát ban trên da. Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể phân biệt chúng thông qua các dấu hiệu đặc trưng, cụ thể như sau:
Phát ban là dấu hiệu bệnh sởi xuất hiện vào giai đoạn toàn phát của bệnh sởi – Ảnh: Internet
3.1. Dấu hiệu bệnh Rubella
Ban Rubella bắt đầu xuất hiện trên đầu, mặt, sau đó mọc khắp toàn thân nhưng không tuần tự như bệnh sởi.
Thời kỳ ủ bệnh của Rubella thường kéo dài 2 – 3 tuần. Các triệu chứng thường xuất hiện từ ngày 16 – 18 tính từ thời điểm bị phơi nhiễm.
Biểu hiện bệnh tương tự như cảm cúm với các biểu hiện như: Sốt nhẹ, khoảng 38 độ C kèm theo nhức đầu, mệt mỏi, đau họng, chảy nước mũi.
Từ 1 – 4 ngày sau phát ban thì sốt giảm.
Thường nổi hạch ở cổ, bẹn, khi ấn sẽ đau. Thường xuất hiện trước phát ban và biến mất sau khi hết phát ban.
Phát ban có màu hồng hoặc hơi đỏ, hình tròn hoặc bầu dục. Kích thước các nốt phát ban từ 1 – 2mm, ngứa, thường kéo dài khoảng 3 ngày trước khi biến mất.
Mắt không bị nhạy cảm với ánh sáng. Biến chứng thường thấy là đau, sưng khớp ở người cao t.uổi, tỷ lệ t.ử v.ong thấp.
3.2. Biểu hiện bệnh Thủy đậu
Biểu hiện của bệnh Thủy đậu xuất hiện sau khoảng 10 – 14 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh.
Dấu hiệu nhận biết khi bệnh khởi phát là nổi mụn nước ở mặt sau đó lan ra toàn thân. Đối với trường hợp nặng, mụn nước sẽ to hơn, bị n.hiễm t.rùng, chảy mủ có màu đục.
Dấu hiệu nhận biết khi bệnh khởi phát là nổi mụn nước ở mặt sau đó lan ra toàn thân – Ảnh Internet
Người bệnh biếng ăn, sốt, đau đầu, nôn mửa.
Thời gian bệnh kéo dài từ 1 – 10 ngày, sau đó các nốt mụn sẽ bong vảy, khô dần có thể để lại vết thâm và sẹo.
3.3. Biểu hiện của sốt phát ban
Triệu chứng của bệnh sốt phát ban thường xuất hiện từ 1 – 2 tuần sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh. Đôi khi không có dấu hiệu hoặc triệu chứng nhẹ khiến người bệnh chủ quan.
Sốt cao trên 39,4 độ C ngay khi nhiễm virus gây bệnh. Kèm theo các triệu chứng, viêm họng, ho, sổ mũi kéo dài từ 3 – 5 ngày.
Xuất hiện bạch huyết sưng lên ở phần cổ của người bệnh. Phát ban nổi lên theo cơn sốt. Xuất hiện các đốm nhỏ, đỏ hoặc sưng lên. Một số đốm có vòng trắng bao quanh.
Phát ban lan rộng từ ngực, lưng, bụng sang cổ tay, cánh tay. Sau đó có thể lan xuống chân hoặc lên mặt tùy tình trạng.
Phát ban thường biến mất sau vài giờ, hoặc vài ngày mà không để lại vết tích gì trên cơ thể.
Trên đây là tổng hợp các dấu hiệu bệnh sởi bạn cần biết để phát hiện và điều trị kịp thời. Hãy đến ngay bệnh viện để được thăm khám, xét nghiệm khi có dấu hiệu bất thường trên cơ thể để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.