Nghiên cứu kéo dài 4 thập kỷ của Mỹ – Anh phát hiện ra rằng tốc độ đi bộ ở t.uổi trung niên liên quan mạnh đến nhóm bệnh mất trí nhớ nan y.
Nhóm nghiên cứu từ Đại học Duke (Mỹ) và King’s College London (trực thuộc Đại học London, Anh) cảnh báo rằng nếu bạn bắt đầu bước đi một cách chậm chạp, hãy coi chừng. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo của Alzheimer và nhóm bệnh mất trí nhớ khác, vốn chưa có thuốc chữa và luôn đứng trong tốp đầu các nguyên nhân gây c.hết sớm.
Bước đi bộ chậm chạp vào t.uổi 45 là một dấu hiệu rất đáng ngại – ảnh minh họa từ internnet
Theo tác giả chính, tiến sĩ Line Rasmussen (Đại học Duke), chỉ cần đi bộ chậm hơn những người cùng lứa vào t.uổi 70-80, nguy cơ c.hết sớm đã tăng. Thế nhưng nguy hiểm hơn, một số người đã bước đi chậm từ t.uổi 45 và đó có thể là dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy cơ thể bạn đang bị lão hóa sớm, nguy cơ cao phát triển các bệnh mất trí nhớ.
Để đi đến kết quả này, các nhà khoa học đã thu thập dữ liệu của 904 tình nguyện viên. Họ được kiểm tra điểm số IQ, khả năng hiểu ngôn ngữ, khả năng chịu đựng nỗi thất vọng, kỹ năng vận động và kiểm soát cảm xúc từ lúc 3 t.uổi.
42 năm sau, tức khi họ 45 t.uổi, các tình nguyện viên được chụp cộng hưởng từ (MRI) và một số kiểm tra khác để đ.ánh giá về não bộ. Cách họ đi bộ trong thời điểm hiện tại được ghi nhận để đối chiếu.
Kết quả rất bất ngờ: người đi bộ chậm có khối lượng trung bình của chất xám và chất trắng, độ dày vỏ não, diện tính bề mặt não thấp hơn những người đi bộ với tốc độ nhanh hay bình thường. Các nhà khoa học cũng phát hiện nhiều tổn thương nhỏ liên quan đến mạch m.áu trong não ở nhóm đi bộ chậm. Nhìn chung, bộ não họ già cỗi hơn những người đi nhanh.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhóm bệnh mất trí nhớ, trong đó phổ biến nhất là Alzheimer, đang là nguyên nhân gây t.ử v.ong hàng thứ 5 thế giới. Trong một số nghiên cứu khác từ Anh, Mỹ, Úc, thậm chí các nhà khoa học đã xếp mất trí nhớ là nguyên nhân t.ử v.ong sớm hàng đầu hoặc thứ 2, trong bối cảnh các căn bệnh khác ví dụ như tim mạch được kiểm soát khá tốt tại các quốc gia này, trong khi mất trí nhớ vẫn là bệnh nan y không thuốc chữa
A. Thư
Theo The Telegraph, Daily Mail/nguoilaodong
Thường xuyên cho con gái đi giày cũ, mẹ chẳng ngờ chính mình đã vô tình khiến con bị dị tật ở chân
Sau khi khám cho bệnh nhi, bác sĩ giải đáp Tiểu Lộ không thiếu hụt nguyên tố vi lượng, nhưng gặp vấn đề nghiêm trọng về tư thế đi bộ.
Tiểu Lộ khi còn nhỏ là một c.ô b.é đáng yêu và có thói quen đi bằng mũi chân. Mẹ của bé cho rằng khi bé lớn lên sẽ đi bình thường như những đ.ứa t.rẻ khác. Khi bé 5 t.uổi thì thói quen này vẫn không thay đổi. Chị chắc mẩm bé thiếu nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể nên đã đưa bé đến bệnh viện khám.
Sau khi khám cho bệnh nhi, bác sĩ giải đáp Tiểu Lộ không thiếu hụt nguyên tố vi lượng, nhưng gặp vấn đề nghiêm trọng về tư thế đi bộ. Trong trường hợp này, nguyên nhân thường gặp là: trong quá trình tập đi, người lớn thường đỡ hai tay của bé khiến bé đi bằng mũi chân, hoặc mẹ chọn giày không phù hợp cho bé.
Người mẹ sợ hãi hỏi bác sĩ: “Cho bé mang giày cũ của người khác, có tác động xấu đến chân của bé đúng không?”. Sau khi bác sĩ xác nhận câu trả lời, người mẹ cảm thấy hối hận khi nhớ lại từ khi cho bé mang giày cũ của người khác, bé bắt đầu có thói quen đi bằng mũi chân để giữ giày không tuột ra.
Thật không ngờ, chỉ vì ham tận dụng giày cũ và thuận tiện nên chị đã vô tình khiến con bị tật về chân (Ảnh minh họa).
Từ trước đến nay, mẹ của bé Tiểu Lộ chi tiêu rất tiết kiệm. Khi thấy hàng xóm có đôi giày cũ, chị đã hỏi xin mang về cho bé Tiểu Lộ tập đi. Chị nghĩ trẻ con lớn nhanh, thường chạy nhảy nên chẳng mấy chốc đôi giày sẽ hư, nếu mua giày mới sẽ lãng phí. Thật không ngờ, chỉ vì ham tận dụng giày cũ và thuận tiện nên chị đã vô tình khiến con bị dị tật ở chân, nhưng thật may là trường hợp của Tiểu Lộ không quá muộn để điều trị.
Không nên cho trẻ mang giày cũ của người khác
Nhiều bậc phụ huynh có tâm lý tận dụng giày cũ của người khác cho con mang, hoặc bé lớn mang giày chật sẽ để lại cho bé sau mang để tránh lãng phí. Cách nghĩ này là hoàn toàn sai lầm.
Giày cũ khác với áo quần cũ, đừng cho rằng chỉ cần giày không chật thì cho con mang cũng không sao. Giày cũ mang không quen, không thoải mái chỉ là vấn đề nhỏ, nhưng nếu hình thành thói quen và tư thế đi sai sẽ ảnh hưởng lớn cuộc đời của trẻ.
Cho trẻ mang giày cũ ảnh hưởng đến như thế nào?
1. Bàn chân và chiều dài của giày ảnh hưởng tới vị trí đi bộ
Bác sĩ Chu Trí, khoa Cơ Xương Khớp, bệnh viện Zhengzhou Central Hospital, cảnh báo các bậc phụ huynh: “Xương khớp bàn chân của trẻ nhỏ rất mềm, mang một đôi giày không phù hợp sẽ khiến đôi chân của bé bị dị tật”.
Hình dạng bàn chân và tư thế đi bộ của mỗi bé khác nhau, do đó điểm nhấn bàn chân có sự khác biệt khiến độ mài mòn của giày khác nhau. Những đôi giày cũ đều lưu lại dấu chân của chủ cũ. Khi xương khớp bàn chân của bé chưa phát triển ổn định, nếu phải mang đôi giày mòn đế hoặc điểm nhấn gót chân khác sẽ khiến bé ảnh hưởng vô thức bởi tư thế đi bộ của chủ cũ. Bé sẽ phải sử dụng bàn chân và ngón chân để thích ứng với một đôi giày cũ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
2. Mức độ bào mòn của giày ảnh hưởng đến sự phát triển bàn chân
Khi bé mang đôi giày bị bào mòn ở mũi giày, đế giày hoặc gót chân, ngoài việc ảnh hưởng đến tư thế đi bộ còn tác động xấu đến độ cong của bàn chân và sự phát triển xương khớp ở cổ chân.
Chẳng hạn trường hợp của bé Tiểu Lộ 5 t.uổi, bé có thói quen đi bằng mũi chân do đôi giày cũ mẹ mang về cho bé bị bào mòn ở phần mũi chân. Độ dốc ở phần mũi chân khiến bé phải tập thích ứng với đôi giày trong tư thế đi bằng mũi chân để giữ thăng bằng.
Xương khớp bàn chân của trẻ nhỏ rất mềm, mang một đôi giày không phù hợp sẽ khiến đôi chân của bé bị dị tật (Ảnh minh họa).
3. Không thoải mái
Mang giày cũ không đơn giản như mặc áo quần cũ, áo quần cũ chỉ cần bạn giặt sạch là mặc được. Giày cũ thường lưu lại mùi mồ hôi chân và nấm mốc sản sinh trong thời gian dài không sử dụng. Hơn nữa với độ bào mòn và thay đổi hình dạng của đôi giày cũ sẽ khiến bé không thoải mái khi mang vào chân.
Nếu đó là đôi giày của người khác nhưng chưa từng sử dụng thì có thể chấp nhận được. Còn với đôi giày đã cũ mòn thì tốt nhất mẹ không nên cho các con trong nhà thay phiên nhau mang, cũng đừng tặng người khác kẻo gây hệ lụy xấu cho người nhận.
Một số loại giày dép không nên cho trẻ dùng
Ngoài giày cũ, có một số loại giày mẹ không nên mang cho trẻ:
Dép xỏ ngón
Trẻ dưới 3 t.uổi không nên mang dép xỏ ngón. Độ t.uổi này trẻ hiếu động, dễ ngã hoặc đá vào đồ vật dẫn đến thương tích ngón chân.
Bên cạnh đó, nẹ nên mua cho bé giày dép có quai hậu nhằm giảm tình trạng tuột giày khi bé chạy nhảy, đây cũng là cách ngăn chặn gót chân và mắt cá chân của bé bị tổn thương.
Những đôi giày phát sáng hoặc âm thanh cũng tránh cho bé mang, bởi bé có thể cố ý nhấn mạnh gót chân trên sàn để đôi giày phát ra ánh sáng, âm thanh (Ảnh minh họa).
Đôi giày trang trí quá nhiều
Trên giày đính nhiều hạt cườm trang trí sẽ khiến bé tưởng nhầm là đồ ăn và nuốt vào miệng, ngoài ra giày trang trí nhiều sẽ tăng nguy cơ trầy xước da khi bé di chuyển.
Những đôi giày phát sáng hoặc âm thanh cũng tránh cho bé mang, bởi bé có thể cố ý nhấn mạnh gót chân trên sàn để đôi giày phát ra ánh sáng, âm thanh. Theo thời gian điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tư thế đi bộ của bé. Ngoài ra, ánh sáng và âm thanh của đôi giày có thể ảnh hưởng xấu đến thị giác và thính giác của bé.
Giày cao gót
Theo quy định kĩ thuật giày an toàn cho t.rẻ e.m, giày của bé không nên cao quá 25mm. Trẻ đi giày cao gót sẽ gây tổn thương khớp mắt cá chân, dẫn đến bàn chân phẳng, tăng áp lực lên xương chậu của bé.
Theo Helino