Điều trị bệnh á sừng không tốn nhiều t.iền, nhưng mất rất nhiều thời gian nên người bệnh cần kiên trì và thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Chân nứt nẻ, tróc da, đau và ra m.áu, nhất là vào mùa hanh khô… có thể là bệnh á sừng.
Thưa bác sĩ, 2 năm nay, bàn chân cháu bị nứt nẻ, tróc da, đau và ra m.áu, nhất là vào mùa hanh khô. Cháu đã chữa nhiều cách nhưng không khỏi. Có cách nào chữa khỏi bệnh này không, có tốn kém không và bao lâu thì khỏi, thưa bác sĩ? – Võ Thị Trịnh (Nghệ An).
Bác sĩ trả lời: Chân nứt nẻ, tróc da, đau và ra m.áu, nhất là vào mùa hanh khô… có thể cháu bị bệnh á sừng. Đây là trạng thái lớp sừng chuyển hóa dở dang, tế bào còn nhân và nguyên sinh, chưa chuyển hóa hết thành sừng.
Á sừng có thể gặp trong nhiều bệnh ngoài da và là bệnh điển hình ở lòng bàn tay, chân. Vùng bàn tay, chân bị á sừng thường khô ráp, róc da, nứt nẻ ở ria, gót chân và đầu các ngón. Nếu không giữ gìn vệ sinh, người bệnh dễ bị nhiễm khuẩn thứ phát gây sưng tấy, nổi hạch, phát sốt.
Nguyên nhân gây á sừng đến nay vẫn chưa xác định, song nhiều nhà khoa học cho rằng đó là do yếu tố di truyền trong gia đình hoặc thói quen dinh dưỡng thiếu cân đối từ bé dẫn đến thiếu vitamin, nhất là A, C, D, E…
Đối với bệnh á sừng, bôi kem dưỡng da không thể làm bệnh khỏi được mà phải dùng các thuốc bôi bạt sừng, tạo sừng như axit salixilic, diprosalic, betnoval… kết hợp với thuốc kháng sinh tác động ngay tại vùng da bệnh hoặc toàn thân nếu bị nhiễm khuẩn phụ, dùng các thuốc chống nấm nếu có nhiễm nấm như mỡ nizoral, dẫn xuất imidazol, griseofulvin.
Trường hợp nặng có thể phải dùng corticoid, kháng histamin. Cháu nên đi khám da liễu để được hướng dẫn điều trị cụ thể hơn.
Nói chung, điều trị bệnh á sừng không tốn nhiều t.iền, nhưng mất rất nhiều thời gian nên người bệnh cần kiên trì và thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Để giảm các khó chịu của bệnh, cháu nên tránh làm xây xước lớp sừng; không nên ngâm rửa tay chân nhiều và giữ khô các kẽ; hạn chế tiếp xúc với xà phòng và chất rửa tẩy; mùa đông nên đi tất, đi găng tay để bảo vệ lớp sừng ở lòng bàn tay, chân.
Cháu nên ăn nhiều cá và các loại hạt, vì đây là nguồn cung cấp acid béo dồi dào, giúp da mềm mại hơn. Tăng cường ăn rau quả tươi để có đủ vitamin cho cơ thể nói chung và lớp sừng nói riêng.
Cháu cũng nên ăn uống đủ dưỡng chất, đặc biệt chú ý việc bổ sung các loại vitamin và chất khoáng như vitamin A, B, C, E, kẽm.
Uống nhiều nước, khoảng 2 lít mỗi ngày để da ẩm hơn. Hạn chế dùng các thực phẩm cay, nóng và có tính kích thích.
BS. Vũ Thu Dung
Theo suckhoedoisong.vn
Bác bỏ thông tin hàng loạt học sinh tiểu học ở Hải Dương nghỉ ốm do thực phẩm ăn bán trú ở trường
Theo kết luận sơ bộ ban đầu của đoàn kiểm tra liên ngành, nguyên nhân học sinh ốm, nằm viện không phải từ thực phẩm ăn bán trú trong trường…
Những ngày qua, tại trường Tiểu học Cẩm Thượng (TP. Hải Dương) bất ngờ xuất hiện nhiều học sinh nghỉ học không rõ nguyên nhân. Đặc biệt, các học sinh này đều có chung các triệu chứng giống nhau như: đau bụng, buồn nôn, sốt.
Thậm chí, có thông tin cho rằng, nhiều học sinh nghỉ ốm bất thường do ngộ độc thực phẩm từ bếp ăn bán trú của nhà trường khiến phụ huynh và học sinh bất an.
Liên quan đến sự việc trên, trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, đại diện lãnh đạo Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Hải Dương cho biết : “Thông tin cho rằng, học sinh trường Tiểu học Cẩm Thượng nghỉ học hàng loạt do bị ngộ độc thực phẩm từ bếp ăn bán trú là không có cơ sở và nguyên nhân đang được cơ quan chức năng tiến hành làm rõ”.
Báo cáo của Phòng GD&ĐT TP. Hải Dương về sự việc. Ảnh: Đ.Tùy
Theo Báo cáo của phòng GD&ĐT TP. Hải Dương được phát đi chiều tối qua 27/9 do bà Lê Thị Mỹ Phương – Trưởng phòng ký, từ ngày 23 đến 15h chiều 27/9, trường Tiểu học Cẩm Thượng có 108 học sinh nghỉ học. Trong đó, có 60 học sinh đăng ký ăn bán trú và 4 học sinh nhập viện điều trị.
Đến ngày 27/9, đã có 1 học sinh được xuất viện, trong ngày hôm nay (28/9) có thêm 1 học sinh về nhà. Hiện còn 2 học sinh đang được theo dõi tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương và chưa có ngày thông báo ra viện.
Cụ thể, ngày 23/9 có 3 học sinh nghỉ học; ngày 24/9 có 12 học sinh nghỉ học (có 2 học sinh nghỉ học học từ 23/9); ngày 25/9 có 12 học sinh nghỉ học (4 học sinh nghỉ học từ ngày 24/9); ngày 26/9 toàn trường có 65 học sinh nghỉ học (2 học sinh nghỉ học từ ngày 24/9, 7 học sinh nghỉ từ 25/9) và tất cả các học sinh nghỉ học đều được phụ huynh báo ốm.
Trường tiểu học Cẩm Thượng, nơi xảy ra sự việc hàng trăm em học sinh xin nghỉ ốm chưa rõ nguyên nhân. Ảnh: Đ.Tùy
Riêng ngày 27/9, vẫn còn 50 học sinh của trường đang nghỉ học. Trong đó, có 13 học sinh nghỉ từ ngày 26/9, một học sinh nghỉ từ 24/9 và 1 học sinh nghỉ từ 25/9.
Sau khi nắm được sự việc, phòng GD&ĐT TP. Hải Dương trực tiếp xuống trường nắm tình hình và yêu cầu BGH báo với Trạm y tế phường tiến hành thăm khám xử lý ban đầu cũng như báo cáo chính quyền sở tại. Qua thăm khám, đã phát hiện một số học sinh có biểu hiện sốt…
Đồng thời, giữ nguyên hiện trạng các mẫu thức ăn được lưu ngày 25/9 để đoàn kiểm tra liên ngành gồm: Phòng y tế, Trung tâm y tế dự phòng, phòng GD&ĐT xuống làm việc kiểm tra mẫu thức ăn.
Theo kết luận sơ bộ ban đầu của đoàn kiểm tra liên ngành, nguyên nhân học sinh ốm, nằm viện không phải từ thực phẩm ăn bán trú trong trường.
Tuy nhiên, những biểu hiện sức khỏe của học sinh có thể giống với một bệnh liên quan đến virus hoặc không loại trừ nguyên nhân đến từ nguồn nước các cháu uống chung trong trường.
Học sinh nhà trường trong buổi tuyên truyền và thực hiện an toàn giao thông. Ảnh: Hồng Nhã
Do đó, Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương lấy mẫu nước uống trong nhà trường tiến hành làm các xét nghiệm cần thiết để tìm nguyên nhân vụ việc.
Hiện tại, phòng GD&ĐT cùng BGH nhà trường theo dõi tình hình và thăm hỏi học sinh. Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh quan tâm, chăm sóc và có kế hoạch bổ sung kiến thức khi học sinh quay trở lại học tập.
Đồng thời, tiếp tục phối hợp với các cơ quan chuyên môn để xác định nguyên nhân sự việc và có biện pháp ngăn chặn kịp thời…
Đức Tùy
Theo giadinh.net