Cách đơn giản dự phòng hai căn bệnh ung thư đáng sợ đối với phụ nữ

Theo các chuyên gia, ung thư vú và ung thư cổ tử cung là những loại ung thư thường gặp ở phụ nữ. Đặc biệt, ung thư vú là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất ở phụ nữ Việt Nam cũng như phụ nữ trên toàn thế giới. Làm sao để phòng ngừa?

Để phát hiện ung thư cổ tử cung và ung thư vú thì việc sàng lọc phát hiện sớm là việc làm không thể thiếu. Ảnh: TL

Phát hiện sớm, bệnh có thể khỏi hoàn toàn

GS.TS Mai Trọng Khoa, nguyên Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, ung thư vú và ung thư cổ tử cung là các bệnh hay gặp ở nữ giới. Trước kia, khi mắc hai loại ung thư này, tỷ lệ t.ử v.ong rất cao. Tuy nhiên, trong thời gian qua, nhờ sự phát triển của khoa học và công nghệ, đã có nhiều phương pháp chẩn đoán và điều trị hiệu quả ung thư ra đời. Điều này giúp tỷ lệ phát hiện sớm hai loại ung thư nói trên đã tăng lên đáng kể. Nhiều bệnh nhân được chữa khỏi hoàn toàn và trở về cuộc sống bình thường.

Theo GS.TS Mai Trọng Khoa, không riêng gì ung thư vú và ung thư cổ tử cung, chi phí để chẩn đoán và điều trị các bệnh ung thư là một gánh nặng thực sự đối với bất kỳ một quốc gia nào, đặc biệt đối với các nước nghèo, các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Nếu bệnh phát hiện ở giai đoạn muộn và điều trị ở giai đoạn muộn thì chi phí đó sẽ tăng lên gấp nhiều lần nhưng hiệu quả điều trị lại thấp, tỷ lệ t.ử v.ong cao, chất lượng cuộc sống của người bệnh thấp và ảnh hưởng tới lớn tới kinh tế hộ gia đình của bệnh nhân ung thư…

Theo đó, cách quan trọng nhất để giảm gánh nặng bệnh tật, giảm chi phí chẩn đoán, điều trị ung thư, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư và ít làm ảnh hưởng tới kinh tế của gia đình người bệnh thì việc sàng lọc và phát hiện sớm bệnh ung thư là việc làm cần thiết.

Vị chuyên gia đầu ngành về ung bướu lấy dẫn chứng, hiện nay ở rất nhiều nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Đức… người ta thấy hàng năm tỷ lệ phát hiện sớm các bệnh ung thư nói chung và ung thư vú, ung thư cổ tử cung nói riêng tăng lên nhưng tỷ lệ c.hết ở nhiều loại ung thư không những không tăng mà còn giảm. Ví dụ ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày, ung thư tuyến giáp…

Sở dĩ có được kết quả như vậy là vì ở các nước đó có chương trình sàng lọc sớm ung thư sâu rộng trong cộng đồng. Và người dân trong cộng đồng rất có ý thức trong việc khám sức khỏe định kỳ và sàng lọc sớm ung thư. Bên cạnh đó, có rất nhiều các kỹ thuật mới và hiện đại để phát hiện sớm và điều trị hiệu quả bệnh ung thư.

Sàng lọc là điều kiện tiên quyết

Theo GS.TS Mai Trọng Khoa, muốn điều trị có kết quả, thậm chí là chữa khỏi ung thư vú, ung thư cổ tử cung, điều quan trọng nhất là bệnh cần phải được phát hiện sớm. Nếu được phát hiện sớm thì nhiều bệnh nhân khỏi hoàn toàn. Trong đó, để phát hiện ung thư cổ tử cung và ung thư vú thì việc sàng lọc phát hiện sớm là việc làm không thể thiếu. “Mỗi người dân trong cộng đồng cần ý thức rõ rằng việc tự giác khám sức khỏe định kỳ, sàng lọc sớm ung thư là việc của chính mình”, GS Khoa nhấn mạnh.

Vị chuyên gia này tư vấn, đối với ung thư vú, việc sàng lọc sớm nên được tiến hành đều đặn với phụ nữ từ 40 t.uổi trở lên, những phụ nữ trong gia đình có t.iền sử mắc bệnh (mẹ, dì… bị ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung)… Chị em nên tự khám vú tại nhà ít nhất một tháng một lần; 6 tháng một lần đi khám sàng lọc tại bác sĩ chuyên khoa, siêu âm vú, chụp X-quang tuyến vú.

Đối với ung thư cổ tử cung, việc sàng lọc sớm cũng nên được tiến hành đều đặn với phụ nữ từ 40 t.uổi trở lên, những phụ nữ quan hệ chăn gối sớm, nhiều bạn tình, sinh nở muộn… Bằng cách khám sàng lọc tại bác sĩ chuyên khoa, xét nghiệm tế bào cổ tử cung và xét nghiệm virus HPV.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc sàng lọc, phát hiện sớm bệnh ung thư, nhất là ung thư vú và ung thư cổ tử cung, ngày 25/2/2019, Bộ Y tế đã có Quyết định số 718/QĐ-BYT phê duyệt Đề án tiếp tục đẩy mạnh, mở rộng xã hội hoá cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hoá và dịch vụ kế hoạch hoá gia đình, sức khoẻ sinh sản đến năm 2030 (Đề án 818 mở rộng), trong đó, mở rộng chú trọng về dự phòng, sàng lọc ung thư vú, ung thư cổ tử cung tại cộng đồng. Tiếp đó, ngày 16/8/2019, Bộ Y tế đã có QĐ 3619/QĐ-BYT Phê duyệt Dự án thử nghiệm mô hình xã hội hóa cung cấp sản phẩm, dịch vụ dự phòng và sàng lọc ung thư vú, ung thư cổ tử cung tại cộng đồng đến năm 2030.

Theo ThS.BS Phạm Hồng Quân, Giám đốc Ban Quản lý Đề án 818, Tổng cục Dân số, Bộ Y tế – đơn vị trực tiếp thực hiện Dự án thử nghiệm, mục tiêu của Dự án là tăng khả năng tiếp cận sản phẩm và dịch vụ dự phòng sàng lọc, phát hiện ung thư vú và ung thư cổ tử cung tại cộng đồng theo phương thức xã hội hóa; huy động sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, góp phần giảm nhanh gánh nặng ngân sách nhà nước.

ThS.BS Phạm Hồng Quân cho biết: Các chỉ báo cần đạt được đến năm 2025 tại địa bàn triển khai Dự án thử nghiệm như: Ít nhất 90% người dân có nhu cầu được cung cấp kiến thức về nguy cơ và dự phòng ung thư vú, ung thư cổ tử cung; ít nhất 30% số phụ nữ trên 40 t.uổi có nhu cầu được tư vấn, cung cấp sản phẩm và dịch vụ sàng lọc, dự phòng ung thư vú phù hợp với khả năng chi trả theo phân khúc thị trường và ít nhất 30% phụ nữ từ 30-54 t.uổi có nhu cầu được tư vấn, cung cấp sản phẩm và dịch vụ sàng lọc, dự phòng ung thư cổ tử cung phù hợp với khả năng chi trả theo phân khúc thị trường.

Dinh dưỡng không hợp lý khiến chị em dễ mắc ung thư vú

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, nguyên nhân khiến phụ nữ dễ mắc ung thư vú là do các bữa ăn không cân đối, thiếu rau xanh, quả chín (thiếu chất xơ và các chất chống oxy hóa, các vitamin khoáng chất). Bên cạnh đó, nhiều chị em có thói quen ăn các thực phẩm rán nướng ở nhiệt độ cao thường có nhiều chất béo thể đồng phân kèm theo các chất gây ung thư. Hơn nữa, việc uống rượu bia không kiểm soát, sống trong môi trường độc hại, ăn các thực phẩm không an toàn chứa nhiều hóa chất… sẽ làm cho tế bào cơ thể bị già hóa gây tổn thương nhân tế bào và dẫn đến xuất hiện bệnh ung thư vú.

Mai Thùy

Theo giadinh.net

Những dấu hiệu cảnh báo bạn có thể mắc ung thư giai đoạn cuối

Ung thư là căn bệnh nguy hiểm, hầu hết bệnh nhân chỉ được phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn cuối cùng. Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh nhân mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối.

Ảnh minh họa: Internet

Hiện có hơn 100 loại ung thư, mỗi dấu hiệu và triệu chứng khác nhau. Khi chẩn đoán ung thư ở giai đoạn cuối, bệnh không thể chữa khỏi, tuy nhiên, với sự trợ giúp và chăm sóc y tế có thể giúp bệnh nhân đối phó với cơn đau, các triệu chứng khác đi kèm một cách tốt hơn.

Trong giai đoạn cuối của bệnh ung thư, tế bào tăng trưởng bất thường và lan truyền với mức độ nhanh. Cơ thể trải qua rất nhiều thay đổi và nếu có những dấu hiệu điển hình này, bạn cần đi khám ngay.

Khó thở

Khó thở là triệu chứng cơ bản nhất, chiếm 70% để có thể nói người bệnh đã vào giai đoạn cuối với các biểu hiện suy hô hấp, tắc nghẽn phế quản.

Nôn và buồn nôn

Trong giai đoạn cuối, người bệnh ung thư thường xuyên buồn nôn và bị nôn. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể do:

Sử dụng thuốc điều trị giảm đau

Các khối u bị chèn ép, dạ dày chướng hơi

Tắc ruột

Tâm lý bị kích thích gây buồn nôn

Ảnh minh họa: Internet

Sưng phù bạch huyết ở chân

Mạch m.áu và bạch huyết là hai nơi quan trọng để lưu thông m.áu trong cơ thể. Nếu một trong hai nơi này bị chặn lại thì dòng m.áu sẽ không thể chảy tốt bên trong. Lúc này, hiện tượng phù bạch huyết sẽ xảy ra khi hệ bạch huyết, nhất là các hạch bạch huyết tại vùng chậu bị tổn thương, gây ảnh hưởng tới quá trình lưu thông của dịch bạch huyết xuống đôi chân.

Tình trạng phù bạch huyết này cũng dễ xảy ở những người bị béo phì, mắc bệnh ung thư. Do đó, nếu đột nhiên thấy đôi chân sưng phù nề bất thường thì bạn nên nhanh chóng đi kiểm tra xem có phải khối u ác tính hay không.

Đột nhiên đau bất thường ở một số vị trí

Cảm giác đau được xem là một tín hiệu phát ra khi cơ thể muốn được bảo vệ. Thế nhưng, nếu bạn không gặp phải bất kỳ chấn thương nào mà vẫn cảm thấy đau lúc này thì nên đi kiểm tra xem liệu có phải cơ thể đang tồn tại tế bào ung thư nào hay không. Bởi ở mỗi vị trí đau lại ngầm cảnh báo một căn bệnh ung thư khác nhau nên tốt nhất cứ chủ động đi khám từ sớm.

Bỗng dưng nổi hạch

Khi các tế bào ung thư di căn, một số bạch cầu lympho sẽ bị ảnh hưởng, từ đó ngầm tạo ra hạch bên trong. Và nổi hạch là một trong những hiện tượng xuất hiện khi cơ thể bạn có nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Các hạt hạch này thường chỉ nhỏ bằng hạt đậu trên cơ thể, phát triển rải rác dọc theo các khớp cổ tay, bàn tay, mắt cá chân hay bàn chân, nách, cổ, bẹn… Chúng sẽ có hình bầu dục hoặc hình tròn, thường có chất dịch bên trong, khi ấn vào sẽ hơi đau.

Ảnh minh họa: Internet

Nếu thấy hạch sưng to sau tai thì nó đang ngầm cảnh báo các bệnh ung thư ở vùng đầu, cổ, điển hình là ung thư tuyến giáp. Những người mắc bệnh ung thư tuyến giáp sẽ thấy xuất hiện hạch tăng dần kích thước theo thời gian. Ban đầu, hạch có thể di động nhưng càng về sau lại càng bám chặt ở tai, khi ấn vào sẽ có cảm giác đau, cứng.

Mệt mỏi

Nếu như trước đây cơ thể bạn rất khỏe mạnh thì khi mắc phải ung thư gan và đặc biệt ở tình trạng nặng thì cơ thể của bạn vẫn sẽ phản ứng bằng sự mệt mỏi. Mặc dù bạn không làm bất kì việc nặng nào nhưng bạn luôn trong trạng thái mệt mỏi, bạn mất đi khả năng lao động. Bên cạnh đó, sự suy nhược của cơ thể cũng khiến bạn sụt cân nhanh chóng, thường thì khoảng 5-6 kg trong vòng 1 tháng, có người sụt nhanh hơn.

Rối loạn tiêu hóa

Khi chức năng gan suy giảm, cơ thể bạn và đặc biệt là hệ tiêu hóa sẽ suy giảm chức năng của mình. Hệ tiêu hóa sẽ thường xuyên bị rối loại và bạn cũng sẽ thường xuyên mắc những chứng bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, thường xuyên đau bụng dữ dội. Ngoài ra, bạn luôn có cảm giác đầy bụng, chướng bụng, đầy hơi mặc dù không ăn gì hoặc ăn rất ít. Ở kì cuối của ung thư gan, bạn thường rơi vào trạng thái đi đại tiện nhiều lần trong một ngày, nếu để ý sẽ thấy phân nát và có nhiều chất nhầy.

Ảnh minh họa: Internet

Gan to

Gan to lên nghĩa là người bệnh ung thư gan sẽ sờ thấy những khối u ở phần gan trên cơ thể. Những khối u này là báo hiệu quan trọng cho việc gan của bạn đã hỏng nghiêm trọng. Người bệnh có thể dễ dàng sờ thấy những khối u dạng cục to nhỏ khác nhau trên bề mặt bụng trên. Cơ thể người bệnh bị suy kiệt nhanh chóng. Đối với người mắc ung thư gan giai đoạn cuối, do những tác động khác nhau mà cơ thể nhanh chóng suy nhược nghiêm trọng. Một số dấu hiệu ung thư gan giai đoạn cuối khác như – rụng lông, rụng tóc và xuất hiện những mạch sao ở những vùng da mỏng trên cơ thể.

Đau tức liên tục

Đối với bệnh nhân ung thư gan thời kì cuối, những cơn đau là điều không tránh khỏi. Gan là bộ phận nằm gần dạ dày, việc gan bị tổn thương sẽ gây ra những cơn đau đột ngột kéo dài. Những cơn đau quặn thắt ở gan và lan đến dạ dày rất khó chịu và khổ sở là các dấu hiệu ung thư gan. Việc chấm dứt những cơn đau này sẽ cần đến những loại thuốc giảm đau thông thường. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc giảm đau với mật độ cao thì càng làm chức năng gan thêm suy giảm.

Ảnh minh họa: Internet

Bị xuất huyết tiêu hóa đồng thời lá lách lớn dần do ảnh hưởng của xơ gan

Dấu hiệu ung thư gan giai đoạn cuối hết sức trầm trọng như xuất huyết tiêu hóa, do gan và dạ dày liên quan mật thiết nên gan hỏng cũng sẽ làm dạ dày có những biểu hiện kèm theo. Lá lách cũng là một bộ phận liên quan đến gan, lá lách sẽ lớn dần lên, đây chính là ảnh hưởng của bệnh xơ gan.

Cổ trướng

Ở thời kì cuối, bệnh nhân ung thư gan cũng có thể bị phù chi dưới, bụng phình lớn và thường có màu vàng của cỏ úa hoặc màu đỏ (do m.áu).

Vàng da

Chứng vàng da là dấu hiệu đặc trưng của triệu chứng ung thư gan giai đoạn cuối. Khi ung thư gan chuyển sang giai đoạn cuối thì các khối u gan lớn dần, chèn ép gan làm cho quá trình tắc nghẽn giữa gan và ống mật gia tăng từ đó hình thành triệu chứng vàng da hoặc vàng mắt.

Vàng da xuất hiện ở khoảng 85% bệnh nhân ung thư gan có khối u đường mật, ung thư gan giai đoạn cuối khiến cho quá trình chuyển hóa các chất, quá trình chuyển hóa mật bị giảm, nồng độ billirubin tăng cao nên bệnh nhân ung thư gan thường bị vàng mắt, vàng da, nước tiểu sẫm màu, ngứa trên da.

Ảnh minh họa: Internet

Ăn kém

Phần lớn bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối sẽ có biểu hiện chán ăn, lười ăn, từ đó dẫn tới tình trạng cơ thể không hấp thụ được các chất dinh dưỡng và bị suy nhược nghiêm trọng.

Buồn nôn là một triệu chứng cơ bản của bệnh viêm gan B

Khô miệng

Người bệnh sẽ có cảm giác mất nước, miệng đắng, tưa miệng. Nguyên nhân có thể do xạ trị, sử dụng t.huốc a.n t.hần, thuốc chống trầm cảm.

Táo bón

Táo bón thường gặp trong giai đoạn cuối của bệnh ung thư do ít hoạt động, uống ít nước và ngay cả môi trường chung quanh không quen thuộc. Suy yếu các cơ bụng và sàn chậu làm giảm khả năng bài tiết qua trực tràng.

Một vài thay đổi khác của bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối: Chân, bàn chân, cánh tay và bàn tay lạnh; Mất kiểm soát bàng quang; Khó khăn trong việc thức dậy khi đang ngủ; Ngủ nhiều; Mất ý thức.

HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)

Theo tienphong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *