Mùa đông đến rồi và có rất nhiều cách để giữ ấm cho bé. Tuy nhiên, điều quan trọng là các bậc cha mẹ phải luôn biết cách giữ ấm và có một chế độ ăn uống phù hợp cho trẻ nhỏ vào mùa đông.
Ảnh minh họa.
Để giữ ấm cho trẻ vào mùa đông, dưới đây là một số mẹo nhỏ mà bạn có thể làm theo:
1. Mát xa
Mát-xa cho trẻ ngay trước khi đi ngủ sẽ làm tăng lưu thông m.áu trong cơ thể, do đó giúp giữ ấm cho trẻ suốt đêm. Ngoài ra, các bậc cha mẹ cần đắp cho trẻ một chiếc chăn ấm áp và đi tất vào chân.
2. Sữa ấm
Sữa ấm sẽ giúp giữ ấm cho trẻ và cũng giúp chúng ngủ ngon. Để giữ ấm cho trẻ nhỏ trong mùa đông, trong ngày bạn cũng có thể cho chúng uống thêm nước ấm.
3. Ôm trẻ
Hãy ôm chặt “hạnh phúc bé nhỏ” của bạn vào lồng ngực. Hơi ấm từ cơ thể sẽ khiến trẻ cảm thấy vui vẻ và ấm áp. Đây là mẹo nhỏ được nhiều người yêu thích mà các ông bố bà mẹ nên làm theo để giữ ấm cho trẻ sơ sinh trong mùa đông, đặc biệt là vào ban đêm.
4. Che ấm chân và tai cho trẻ
Vào mùa đông, điều quan trọng là phải che ấm chân và tai cho trẻ. Các bậc cha mẹ hãy bảo đảm rằng đ.ứa t.rẻ của bạn không ngủ mà không có tất vì nhiệt độ có thể xuống rất thấp vào ban đêm.
5. Mật ong
Mật ong được cho là rất hữu hiệu trong việc giữ ấm cho bé vào mùa đông. Đặt ngón tay của bạn vào một thìa mật ong và xoa lên lưỡi của trẻ. Đ.ứa t.rẻ sẽ cảm thấy ấm áp và thích thú khi thưởng thức hương vị này.
Ngoài việc, giữ ấm cho bé trong mùa đông các bậc cha mẹ cần cần quan tâm tới chế độ ăn uống của chúng.
Bởi, vào mùa đông, năng lượng ăn vào hàng ngày có xu hướng tăng lên đối với tất cả nam, nữ và trẻ nhỏ để chống chọi với cái lạnh và tăng cường khả năng miễn dịch chống lại cảm lạnh và cúm, vốn đang phổ biến trong thời gian này.
Các chuyên gia cho rằng thói quen ăn uống có thể thay đổi trong mùa đông vì cơ thể cần nhiều thực phẩm để có thể giữ ấm lâu hơn, chống n.hiễm t.rùng, giúp tăng trưởng và phát triển.
Dưới đây là các loại thực phẩm nên có trong chế độ ăn vào mùa đông cho trẻ nhỏ:
1. Quả hạch
Quả hạch là thực phẩm giàu dinh dưỡng với nhiều hợp chất hoạt tính sinh học. Chúng chứa các hợp chất phenolic, protein chất lượng cao, phytosterol và chất xơ giúp giảm tỷ lệ viêm nhiễm, cholesterol cao, ung thư và nhiều bệnh khác và cũng cung cấp độ ấm cho cơ thể.
2. Vitamin C
Vitamin C có nhiều trong rau quả mùa đông. Loại vitamin thiết yếu này có vai trò to lớn trong việc ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn và thở khò khè ở t.rẻ e.m, vốn phổ biến hơn trong mùa đông.
Một số loại trái cây và rau chứa nhiều vitamin C bao gồm: quả cam, rau bina, khoai tây, bưởi, bông cải xanh, quả kiwi…
3. Protein thực vật
Rau mùa đông giàu protein giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa. Chúng rất giàu chất chống oxy hóa và có đặc tính chống viêm giúp bảo vệ chúng ta khỏi cảm lạnh và cúm, đồng thời cung cấp cho chúng ta sự ấm áp.
Một số loại thực phẩm giàu protein thực vật bao gồm: củ cải đỏ, đậu xanh, củ cải, cà rốt, rau bina, đậu lăng…
4. Axit béo Omega-3
Axit béo omega-3 cải thiện quá trình dưỡng ẩm cho da và giảm thiểu mụn, đồng thời làm mềm da và giảm kích ứng. Nó cũng giúp giảm rụng tóc do đặc tính chống viêm.
Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra lợi ích của axit béo omega-3 trong việc ngăn ngừa cảm lạnh, ho và hen suyễn trong mùa đông.
Các loại thực phẩm giàu omega-3 như: cá thu, cá ngừ, cá hồi, dầu hạt cải, quả óc chó, hạt chia, hạt lanh….
5. Chất xơ
Chất xơ giúp cân bằng lượng calo bổ sung mà không ảnh hưởng đến mùi vị và hương vị. Thêm chúng vào chế độ ăn uống mùa đông của bạn giúp cải thiện khả năng miễn dịch, ngăn ngừa cảm lạnh và cúm, thúc đẩy quá trình hydrat hóa da và chống lại các vấn đề tiêu hóa.
Một số loại thực phẩm giàu chất xơ bao gồm: các loại rau củ như củ cải và khoai lang…
Ngoài ra, có một số loại thực phẩm mà các bậc cha mẹ phải tránh cho trẻ ăn vì chúng có thể gây ra các triệu chứng cảm lạnh hoặc cảm cúm….
Những thực phẩm này bao gồm: Đồ ăn vặt có đường, sản phẩm từ sữa, thực phẩm có histamine (hóa chất cơ thể liên quan đến các phản ứng viêm và dị ứng), đồ chiên rán…
5 điều người bị tiểu đường cần làm trong mùa Đông
Bệnh tiểu đường thường khó kiểm soát hơn khi vào mùa Đông, đặc biệt việc chế độ ăn uống thay đổi cũng khiến việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn hơn.
Luôn giữ ấm bàn tay
Ảnh minh họa
Bàn tay là nơi tiếp xúc với các đồ vật và nhiệt độ thấp của thời tiết nhiều nhất chính vì vậy đây cũng là bộ phận cần lưu ý nhất. Khi kiểm tra đường huyết vào mùa đông, bạn nên tránh để tay quá lạnh, tốt nhất nên duy trì cho bàn tay ấm, nếu bàn tay cóng tốt nhất nên làm ấm dần, như vậy chỉ số đo được mới chính xác.
Nếu bạn ở ngoài trời lâu các đầu ngón tay thường đỏ hoặc rát gây ngứa, việc này cũng không tiện cho quá trình đo đường huyết.
Chú ý đến đôi bàn chân
Ảnh minh họa
Trong mùa đông, đôi bàn chân của người bệnh tiểu đường cần nhận được sự quan tâm đặc biệt hơn. Độ ẩm sẽ có xu hướng giảm xuống trong suốt mùa đông, và có thể sẽ gây ra tình trạng khô da. Do vậy, hãy kiểm tra đôi bàn chân hàng ngày, dưỡng ẩm chân ngay sau khi tắm và bảo vệ chân bằng giày/bốt khô và ấm.
Nếu chức năng tuần hoàn của bạn kém và có các bệnh lý về thần kinh ngoại biên, bạn có thể không thực sự cảm nhận được nhiệt độ lạnh thông qua bàn chân. Do vậy, nguy cơ bị loét, n.hiễm t.rùng và hoại tử chân ở người bệnh tiểu đường trong mùa đông sẽ cao hơn.
Không bỏ bữa để giảm calo
Ảnh minh họa
Không nên bỏ bữa để giảm hấp thu calo vì bỏ bữa thường dẫn tới ăn vặt và ăn quá nhiều vào bữa tiếp theo. Do đó, bạn nên duy trì tần suất và giờ giấc của các bữa ăn. Nếu không đói vào bữa tối, bạn có thể giảm phần ăn hoặc ăn chút trái cây để để phòng thèm ăn vào ban đêm. Nhớ là bỏ bữa không chỉ dẫn tới hạ đường huyết mà còn có thể gây ra những khó chịu nghiêm trọng như chóng mặt, nhịp tim tăng và đổ mồ hôi lạnh…
Tập luyện thường xuyên
Ảnh minh họa
Chỉ cần những hoạt động đơn giản như làm vườn, leo cầu thang, hoặc đi bộ 20 phút cũng có thể giúp tăng cường chuyển hóa và đốt cháy calo. Vì vậy bạn cần duy trì tập luyện thường xuyên.
Dự phòng n.hiễm t.rùng
Đối với bệnh tiểu đường, khi bị nhiễm lạnh hoặc cảm cúm đôi khi sẽ gây ra một số tác động đến sức khỏe. Đặc biệt là các bệnh n.hiễm t.rùng có thể dự phòng được như cúm hay viêm phổi có thể sẽ diễn biến rất nhanh và trong một số trường hợp, có thể dẫn đến nhiễm xeton axit. Do vậy, với người tiểu đường, vào mùa đông chính là tránh tiếp xúc với những người bị ốm và thường xuyên rửa sạch tay để dự phòng các bệnh dễ lây nhiễm.