Thiếu m.áu chủ yếu do nồng độ hemoglobin thấp gây ra, dẫn đến nhiều triệu chứng suy nhược như mệt mỏi, rụng tóc, khó thở và chán ăn.
Hemoglobin, protein trong hồng cầu, đóng vai trò quan trọng vận chuyển oxy đến các cơ quan. Khi nồng độ hemoglobin giảm, khả năng cung cấp oxy của cơ thể suy giảm, dẫn đến nhiều tác hại, theo trang sức khỏe HealthShots (Ấn Độ).
Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh thiếu m.áu, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hemoglobin. Chế độ ăn đóng vai trò then chốt trong việc cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, bao gồm cả sắt.
Bà Namita Babina, Giám đốc Y khoa tại Viện Jindal Naturecure (Ấn Độ), đã chia sẻ những phương pháp tự nhiên để cải thiện nồng độ sắt trong m.áu.
Củ dền hỗ trợ cơ thể hấp thụ sắt hiệu quả hơn. Ảnh Pexels
Củ dền
Củ dền chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, bao gồm đồng, sắt, magiê, phốt pho, các vitamin B2, B1, B12, B6 và C. Các chất dinh dưỡng này cần thiết để kích thích sản xuất hồng cầu và tăng cường lượng hemoglobin trong cơ thể.
Củ dền xay nhuyễn sẽ tối đa hóa được hàm lượng vitamin C, hỗ trợ cơ thể hấp thụ sắt hiệu quả hơn.
Cải bó xôi
Thiếu m.áu do thiếu axit folic là vấn đề phổ biến. Cải bó xôi, với hàm lượng vitamin B12 và axit folic dồi dào, là giải pháp tự nhiên giúp tăng cường sản xuất hemoglobin, cải thiện tình trạng thiếu m.áu.
Lá chùm ngây
Lá chùm ngây chứa lượng sắt vượt trội hơn cải bó xôi. Nhờ đó, chúng sẽ tăng cường hemoglobin và hồng cầu trong m.áu, cải thiện tình trạng thiếu m.áu hiệu quả.
Hạt mè đen
Hạt mè đen là giải pháp hiệu quả cho bệnh thiếu m.áu. Việc sử dụng hạt mè đen giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn, từ đó tăng cường hiệu quả trong việc điều trị thiếu m.áu.
Đường thốt nốt giàu dinh dưỡng, được bác sĩ khen hết lời
Đường thốt nốt là đặc sản ở vùng biên giới phía Tây Nam, được người dân địa phương tự chế biến.
Đây là thực phẩm có lợi cho sức khỏe, hỗ trợ tiêu hóa, tốt cho người bệnh thiếu m.áu.
Tôi là người thích ăn đồ ngọt như chè, các loại bánh truyền thống nhưng sợ đường trắng không tốt cho sức khỏe. Tôi dự định chuyển sang dùng đường thốt nốt. Bác sĩ tư vấn loại đường này có tốt hơn đường trắng không? (Vũ Hồng Nga – Đống Đa, Hà Nội)
Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ – giảng viên Khoa Y học cổ truyền, Trường đại học Y Dược TP.HCM tư vấn:
Đường có nhiều loại khác nhau và người dân hay dùng đường tinh luyện màu trắng và đường nâu.
Đường trắng được tinh chế loại bỏ hết các mùi vị của mía, các vitamin, chỉ còn saccarozo. Đường nâu chưa được tinh chế, giàu dinh dưỡng, đậm vị hơn, chứa canxi và các vitamin cần thiết, ít calo hơn.
Nhân dân ta trồng thốt nốt chủ yếu để lấy nước uống giải khát, chế biến rượu vang và cô đặc sản xuất đường. Đường thốt nốt có hương vị thơm ngon đặc biệt, có thể ăn luôn hoặc chế biến các món.
Hiện nay, người dân chế biến đường thốt nốt bằng phương pháp thủ công, không cho các hóa chất cũng như thành phần nhân tạo nào khác. Loại đường này là chất tạo ngọt tự nhiên và lành mạnh cho sức khỏe. Đường thốt nốt rất giàu các khoáng chất thiết yếu. Theo một số kết quả nghiên cứu, hàm lượng khoáng chất trong loại đường này cao hơn gấp 60 lần so với đường cát trắng.
Đường thốt nốt giàu chất sắt, cải thiện được tình trạng thiếu m.áu, tốt cho phụ nữ, đặc biệt là thanh thiếu niên và phụ nữ mang thai. Magie trong đường thốt nốt điều chỉnh hệ thần kinh. Các khoáng chất như canxi, kali, phốt pho có nhiều trong loại đường này.
Thành phần của đường thốt nốt kích thích sự hoạt động của các enzyme tiêu hóa và tẩy sạch đường ruột.
Trong dân gian, người dân lấy đường thốt nốt chữa chứng cảm lạnh, ho, phong hàn, làm sạch đường hô hấp, đào thải độc, làm sạch gan, giúp xương chắc khỏe.
Từ các dữ liệu trên, bạn hoàn toàn có thể dùng đường thốt nốt trong chế biến món ăn hằng ngày.
Lưu ý, thực phẩm này tốt nhưng nên ăn vừa đủ. Bạn chọn và sử dụng loại đường nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Người bệnh đái tháo đường nên áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, giảm lượng đường và carbs. Điều này giúp kiểm soát chỉ số đường huyết, tăng hiệu quả điều trị và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.