Dùng khăn nhúng cồn 70 độ hoặc dung dịch xà phòng pha nước nhẹ nhàng lau các bề mặt điện thoại để khử trùng.
Trung tâm kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ khuyến nghị nên vệ sinh tất cả bề mặt thiết bị cảm ứng hàng ngày bao gồm điện thoại, máy tính bảng, bàn phím để phòng ngừa lây nhiễm nCoV. Các thử nghiệm được thực hiện bởi các nhà khoa học cho thấy virus có thể sống từ hai đến ba ngày trên nhựa và thép không gỉ.
Tuy nhiên, không nên xịt chất tẩy rửa trực tiếp vào điện thoại, không nhúng điện thoại vào dung dịch tẩy rửa, không dùng các thiết bị khí nén để xịt và tránh cọ xát với vật liệu mài mòn. Trước khi vệ sinh, hãy tắt nguồn điện thoại và rút tất cả dây cáp sạc ra ngoài.
Dùng khăn mềm nhúng cồn 70 độ, vắt khô rồi lau nhẹ nhàng trên các bề mặt điện thoại. Cũng có thể nhúng miếng vải vào xà phòng pha nước để vệ sinh điện thoại. Ngoài ra, có thể phun chất khử trùng lên khăn giấy để khử trùng các thiết bị điện tử, nhưng đừng bao giờ phun trực tiếp lên chúng.
Apple khuyến cáo người dùng iPhone, iPad, máy Mac có thể vệ sinh thiết bị bằng khăn ướt đã diệt khuẩn hoặc lau bằng cồn 70 độ.
Ngày 13/3, Samsung thông báo đang cung cấp dịch vụ vệ sinh điện thoại miễn phí bằng tia UV tại các cửa hàng và trung tâm dịch vụ Samsung ở Mỹ. Mỗi lần khử trùng kéo dài khoảng 6-10 phút và có thể diệt 99,99% vi trùng. Dự kiến, họ sẽ mở rộng sang các nước khác trong vài tuần tới.
Các khuyến cáo này được đưa ra trong bối cảnh Covid-19 đang bùng phát mạnh mẽ trên toàn thế giới. Hiện Covid-19 đã xuất hiện tại 149 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến gần 149.00 người nhiễm, hơn 5.500 người c.hết.
Lê Cầm (Theo AP)
Theo vnexpress.net
Người nhiễm corona không có triệu chứng có lây cho người khác?
Liệu những người nhiễm virus corona chủng mới có khả năng lây bệnh cho người khác khi bản thân họ không có triệu chứng nào? Đó là một trong những câu hỏi quan trọng nhất đang thách thức các nhà khoa học.
Nguồn: AFP Bộ Y tế – Dữ liệu: ĐẮC LUÂN – Đồ họa: T.Đạt
Các bác sĩ tại Trung Quốc cho rằng việc lây nhiễm virus corona ngay khi chưa có biểu hiện bệnh là điều có thể xảy ra.
Nguy cơ lây từ người chưa phát bệnh
Liệu những người nhiễm virus corona chủng mới có khả năng lây bệnh cho người khác ngay cả khi bản thân họ chưa phát lộ những triệu chứng không? Đó là một trong những câu hỏi quan trọng nhất đang thách thức các nhà khoa học. Nếu ngay cả những người chưa có biểu hiện bệnh cũng có thể lây nhiễm thì việc dập dịch sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Các bác sĩ tại Trung Quốc cho rằng việc lây nhiễm virus corona ngay khi chưa có biểu hiện bệnh là điều có thể xảy ra. Ca nhiễm corona đầu tiên được xác định tại bang Bavaria (Đức) ngày 27-1. Người bệnh là một doanh nhân người Đức. Anh đã tham dự các cuộc họp cùng một đồng nghiệp nữ từ Thượng Hải tới và người này không hề biết mình đã nhiễm virus corona.
“Chúng tôi đã nhận được các báo cáo từ những người rất đáng tin cậy tại Trung Quốc, các nhà khoa học, các nhà điều tra, những người phụ trách y tế cộng đồng, và họ nói với chúng tôi rằng chắc chắn có một loại bệnh không có biểu hiện triệu chứng, và chúng ta đang thấy sự lây nhiễm khi chưa có triệu chứng” – tiến sĩ Fauci (Đức) nói.
Mới đây tại Việt Nam, thông tin đáng chú ý trong sàng lọc, phát hiện bệnh nhân thứ 13, vừa có xét nghiệm xác định dương tính tối 7-2: bệnh nhân không sốt, không ho, không có biểu hiện bệnh nhưng vẫn nhiễm virus corona. Vì vậy thời gian ủ bệnh có phải 14 ngày như các hướng dẫn trước đây hay không, hay thời gian ủ bệnh kéo dài hơn, biểu hiện bệnh bao gồm những gì… là vấn đề đang được các chuyên gia y tế Việt Nam bàn thảo và hướng dẫn.
2 ca mới lây ở Pháp, mầm bệnh từ Singapore
Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO), vừa cảnh báo về số người bị nhiễm virus corona chủng mới từ những người chưa bao giờ tới Trung Quốc…
“Đã có một số trường hợp đáng ngại về xu hướng lây lan nCoV tăng lên từ những người không có lịch sử đi lại tới Trung Quốc”, ông Ghebreyesus viết trên Twitter. “Việc phát hiện một số lượng nhỏ các ca nhiễm có thể cho thấy sự lây lan rộng hơn ở các nước khác; nói ngắn gọn, có thể chúng ta chỉ đang thấy được phần nổi của tảng băng”, ông Ghebreyesus tiếp.
Không phải ngẫu nhiên WHO phát cảnh báo về nguy cơ lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona gây ra tại các nước ngoài Trung Quốc. Ngày 10-2, báo Guardian (Anh) dẫn nguồn tin từ giới chức y tế cho biết các ca nhiễm virus corona chủng mới ở Anh và Mallorca (Tây Ban Nha) vừa phát hiện có liên quan tới ổ dịch ở khu căn hộ tại Les Contamines-Montjoie, khu nghỉ dưỡng trượt tuyết của Pháp, nhưng nguồn gốc mầm bệnh cho tới nay lại được xác định từ Singapore.
Cụ thể, ca nhiễm corona Vũ Hán thứ 4 của Anh đã nhiễm bệnh tại Pháp và đang được điều trị ở London. Người bệnh có liên quan tới ổ dịch ảnh hưởng tới 5 người Anh, trong đó có một em nhỏ 9 t.uổi đang điều trị tại Pháp.
Lây bệnh cho nhóm này là một người Anh, hôm 24-1 đã tới thăm họ sau khi dự hội nghị kinh doanh tại khách sạn Grand Hyatt ở Singapore vào giữa tháng 1, nơi anh này được cho là đã bị nhiễm virus corona chủng mới. WHO cũng đang điều tra về mức độ lây lan dịch bệnh từ hội nghị kinh doanh vừa nêu.
Báo Telegraph (Anh) dẫn lời của tổng giám đốc WHO cho rằng ổ dịch với các ca bệnh ở Anh và Pháp có liên quan tới doanh nhân người Anh (lây bệnh tại khách sạn ở Singapore) “có thể làm bùng phát lớn hơn”. Chỉ trong vòng 24 giờ, ngày 11-2, Anh xác nhận tăng gấp đôi số ca nhiễm corona lên 8 người.
Trước đó, ngày 7-2, Singapore cũng thông báo đã có thêm số ca nhiễm mới không liên quan gì với các ca nhiễm trước đây tại Trung Quốc.
Dịch có tín hiệu ổn định hơn
Theo WHO, trong những ngày gần đây đã ghi nhận xu thế ổn định hơn về số các ca nhiễm mới nCoV tại Trung Quốc. Tuy nhiên, cơ quan y tế của Liên Hiệp Quốc vẫn thận trọng khi cho rằng hãy còn quá sớm để nhận định khi nào dịch bệnh đạt đỉnh.
Số người c.hết vẫn tăng rất cao trên 100 người trong ngày qua, nhưng theo báo South China Morning Post (SCMP), giới chuyên gia y tế bày tỏ hi vọng số ca nhiễm mới sẽ đạt đỉnh trong những tuần tới, bất chấp sự thiếu chắc chắn về sự lây nhiễm và tỉ lệ t.ử v.ong của bệnh này vẫn tăng, tới hết ngày 10-2 số người c.hết đã vượt qua mốc 1.000 trường hợp. Ngoài tâm dịch Hồ Bắc, tốc độ lây lan dịch bệnh đã chậm hơn tại đại lục.
Ông Mike Ryan, quan chức phụ trách các vấn đề khẩn cấp của WHO, cho biết số ca nhiễm mới được ghi nhận tại tỉnh Hồ Bắc đã ổn định trong 4 ngày qua. Ông này cũng cảnh báo: “Đó chưa phải là xu hướng giảm. Nó có thể chỉ là 4 ngày tương đối bình yên trước khi tăng lại”.
SCMP còn dẫn nhận định của giáo sư Ian Lipkin, một chuyên gia dịch tễ học của Đại học Columbia, cho rằng nếu các biện pháp ngăn chặn dịch được áp dụng thành công, “các mức giảm đột phá” về tỉ lệ lây nhiễm có thể đạt được trong khoảng thời gian “tuần thứ ba hoặc tuần thứ tư của tháng 2”. Tuy nhiên căn cứ vào thực tế tuần này, người dân Trung Quốc bắt đầu trở lại làm việc sau kỳ nghỉ tết kéo dài, giới chuyên gia lo ngại số ca nhiễm có thể lại tăng vọt.
Theo tuoitre