Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể mà thủ phạm được tìm ra đều là do vi khuẩn Salmonella.
Khi nhiễm khuẩn Salmonella bệnh nhân thường biểu hiện đau bụng, nôn, tiêu chảy, sốt và các biểu hiện mất nước, n.hiễm t.rùng.
Liên quan đến vụ việc 345 người bị ngộ độc thực phẩm do ăn cơm gà tại quán Trâm Anh tại Nha Trang, bước đầu cơ quan chức năng xác định vi khuẩn Salmonella là tác nhân gây nhiễm độc, nhiễm khuẩn.
Khi nhiễm khuẩnSalmonella bệnh nhân thường biểu hiện đau bụng, nôn, tiêu chảy, sốt và các biểu hiện mất nước, n.hiễm t.rùng.
Cụ thể, Bệnh viện Đa khoa Vinmec đã xét nghiệm 2 trường hợp ngộ độc nghi do ăn cơm gà của quán Trâm Anh cho ra dương tính với vi khuẩn Salmonella – tác nhân chính gây nhiễm khuẩn đường ruột.
Trước đó, cách đây chưa lâu, tại TP.Hội An (Quảng Nam) cũng xảy ra vụ ngộ độc tập thể khiến 313 người mắc, 273 ca phải nhập viện sau khi ăn bánh mì Phượng – quán ăn nổi tiếng ở địa phương này.
Cơ quan chức năng xác định căn nguyên gây ngộ độc là vi khuẩn Salmonella. Ngoài ra, kết quả kiểm nghiệm mẫu cũng phát hiện trong chả heo có nhiễm khuẩn E.coli.
Điểm lại, đã có nhiều vụ ngộ độc mà nguyên nhân được khác định là do thức ăn nhiễm vi khuẩn Salmonella. Chẳng hạn, vụ ngộ độc khiến 2 anh em ruột phải nhập viện, 1 trường hợp t.ử v.ong sau khi dự tiệc tại chung cư Palm Heights (Thủ Đức, TP.HCM).
Hay vụ 662 học sinh trường iSchool Nha Trang bị ngộ độc trước đó, cũng được xác định do nhiễm khuẩn Salmonella, khuẩn Bacillus cereus và Escherichia coli trong mẫu cánh gà chiên.
Theo các chuyên gia y tế, Salmonella là loại vi khuẩn đường ruột không hình thành bào tử, chủ yếu di chuyển bằng roi quanh thân.
Nhóm sinh vật hóa dưỡng này chủ yếu thu năng lượng từ các phản ứng oxy hóa khử, có khả năng tạo ATP bằng oxy khi có sẵn hoặc dùng các chất nhận điện tử hay lên men khi oxy không có sẵn.
Vi khuẩn Salmonella cũng là mầm bệnh nội bào tùy nghi, có thể xâm nhập vào nhiều loại tế bào khác nhau, bao gồm biểu mô, tế bào M, đại thực bào và tế bào đuôi gai. Bệnh gây ra từ loại vi sinh vật này được gọi là bệnh nhiễm khuẩn salmonella, gây khó chịu cho dạ dày- ruột, sốt, tiêu chảy và đau quặn bụng.
Trong hầu hết các trường hợp, bệnh xuất phát từ nguồn thực phẩm ô nhiễm (nhiễm phân người hoặc phân động vật) mà người bệnh ăn phải.
Theo đó, chủng vi khuẩn Salmonella có thể được chia thành hai nhóm chính gồm thương hàn và không thương hàn. Nhóm thứ 2 thường phổ biến hơn, có thể lây nhiễm cho nhiều loại động vật đồng thời lây truyền trực tiếp từ động vật sang người.
Ngược lại, nhóm thương hàn bao gồm Salmonella Typhi và Salmonella Paratyphi A, B, C chỉ xuất hiện ở con người và không xảy ra đối với các loài động vật khác. Nhóm không thương hàn do các Salmonella khác chủ yếu gây viêm ruột và nhiễm khuẩn huyết.
Người bệnh bị nhiễm vi khuẩn Salmonella thường do ăn thịt sống, gia cầm, trứng hoặc các sản phẩm từ trứng, sữa chưa tiệt trùng. Thời gian ủ bệnh (khoảng thời gian từ khi tiếp xúc đến lúc phát bệnh) có thể từ 6 giờ – 6 ngày.
TS.Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, khi nhiễm khuẩn Salmonella bệnh nhân thường biểu hiện đau bụng, nôn, tiêu chảy, sốt và các biểu hiện mất nước, n.hiễm t.rùng.
Tuy nhiên, có tới 8% trường hợp vi khuẩn đi sâu vào m.áu gây nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn và dễ t.ử v.ong, đặc biệt khi vi khuẩn quá nhiều, cơ thể yếu.
Theo TS.Nguyễn Trung Nguyên, vi khuẩn Salmonella nguy hiểm gây khó chịu như đau bụng, nôn, tiêu chảy, mất nước điện giải, có thể gây n.hiễm t.rùng nặng nhiều hơn và t.ử v.ong.
Vi khuẩn này không để lại di chứng, nó là một trường hợp nhiễm độc thức ăn do vi khuẩn. Do đó, các bác sĩ sẽ điều trị kháng sinh, thường kháng sinh t.iêu d.iệt vi khuẩn Salmonella có thể mất 5-7 ngày, tiếp tục cân bằng vi khuẩn đường ruột và điều trị triệu chứng.
Thông thường, người bệnh bị nhiễm khuẩn salmonella sẽ có xu hướng nhầm lẫn với chứng đau dạ dày thường gặp. Trong đó, một số dấu hiệu điển hình phải kể đến gồm tiêu chảy; đau quặn bụng; sốt; buồn nôn; nôn mửa; ớn lạnh; đau đầu; xuất hiện m.áu trong phân
Các triệu chứng trên thường kéo dài từ vài ngày đến một tuần. Trong đó, tiêu chảy thường xuất hiện khoảng 10 ngày nhưng có thể mất vài tháng trước khi ruột trở lại thói quen đại tiện ổn định.
Về nguồn nhiễm, có thể từ thịt sống, thịt gia cầm và hải sản: Phân có thể dính vào thịt gia cầm trong quá trình g.iết mổ, hải sản cũng có thể chứa nguồn lây khi sống trong môi trường nước ô nhiễm.
Sữa và các sản phẩm sữa chưa tiệt trùng: Sữa và các sản phẩm sữa chưa tiệt trùng có thể bị nhiễm khuẩn Salmonella. Trong khi đó, quá trình thanh trùng có thể loại bỏ vi khuẩn có hại, bao gồm cả Salmonella.
Trái cây và rau củ: Rau củ quả tươi, đặc biệt là giống nhập khẩu có thể bị nhiễm khuẩn Salmonella trong quá trình chăm bón hoặc sơ chế làm sạch bằng nước.
Trứng sống hoặc nấu chưa chín: Mặc dù lớp vỏ trứng có khả năng bảo vệ phần bên trong khỏi sự nhiễm bẩn nhưng gia cầm nhiễm bệnh vẫn có thể đẻ ra trứng chứa vi khuẩn Salmonella (tồn tại trước khi vỏ được hình thành). Đây chính là nguồn lây khi con người ăn phải.
Thực phẩm xử lý không đúng cách: Nhiều loại thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn Salmonella bởi quá trình chế biến không đảm bảo vệ sinh, chủ yếu là do không rửa tay kỹ trước khi thực hiện.
Nguồn lây từ vật nuôi và các loại động vật khác: Các loại động vật nói chung, bao gồm cả vật nuôi, đặc biệt là chim và bò sát có thể mang vi khuẩn salmonella trên lông, da và phân của chúng. Do đó, đây cũng là nguồn lây nhiễm nên lưu ý.
Du lịch quốc tế: Tình trạng nhiễm khuẩn Salmonella phổ biến hơn ở các quốc gia đang phát triển với điều kiện vệ sinh kém. Vậy nên, khách du lịch cũng có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn nếu đi đến các đất nước này.
Tiếp xúc với động vật: Một số động vật có thể mang vi khuẩn Salmonella, ngoài ra, loại vi sinh vật này cũng dễ dàng tìm thấy trong chuồng, bể, lồng, khay vệ sinh của vật nuôi.
Rối loạn dạ dày hoặc ruột: Cơ thể có nhiều cơ chế bảo vệ tự nhiên chống lại nhiễm khuẩn Salmonella, chẳng hạn như axit dạ dày mạnh.
Tuy nhiên, một số vấn đề bệnh lý hoặc thuốc men lại có thể làm suy giảm khả năng này, bao gồm thuốc kháng axit, kháng sinh, vấn đề miễn dịch, bệnh viêm ruột…
Tình trạng lây nhiễm vi khuẩn Salmonella có thể được phòng ngừa hiệu quả bằng cách ngăn chặn nguồn lây ngay từ ban đầu. Cụ thể, đối với thực phẩm, không nên chế biến thực phẩm cho người khác khi bản thân đang bị bệnh
Luôn rửa tay bằng xà phòng và nước sạch sau khi đi vệ sinh. Rửa tay kỹ trước và sau khi chế biến thức ăn hoặc ăn uống. Rửa sạch các bề mặt, dụng cụ chế biến thức ăn trước và sau khi sử dụng.
Đảm bảo thực phẩm được nấu chín đến nhiệt độ an toàn trước khi ăn. Không xử lý bất kỳ loại thực phẩm nào khác trong khi đang sơ chế, chế biến thịt sống, thịt gia cầm, hải sản hoặc trứng
Rửa sạch rau củ quả trước khi chế biến. Làm lạnh hoặc đông lạnh thịt gia súc, gia cầm và hải sản càng sớm càng tốt nếu chưa sử dụng đến
Không uống sữa và các sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng. Không uống nước chưa được xử lý hoặc ăn thức ăn được chế biến từ nước chưa được xử lý
Đối với vật nuôi: Rửa tay bằng xà phòng và nước sau khi chạm vào động vật (kể cả vật nuôi), bao gồm cả thức ăn, bát nước, khay vệ sinh, phân, lồng hoặc đồ chơi của chúng.
Không chạm hoặc cho tay vào miệng sau khi chạm vào động vật. Không hôn vào lông hoặc da của động vật, vật nuôi
Người có hệ thống miễn dịch suy yếu, trẻ dưới 5 t.uổi, người già trên 65 t.uổi tuyệt đối không nên chạm vào các nhóm động vật thuộc nguy cơ cao
Làm sạch môi trường sống của thú cưng, chẳng hạn như bể cá, lồng… Không sử dụng bồn rửa trong nhà bếp để tắm rửa, vệ sinh cho thú cưng hoặc đồ chơi của chúng.
Các loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm thường gặp
Ngộ độc thực phẩm là tình trạng nhiễm độc do ăn phải thực phẩm bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc tố hoặc nhiễm ký sinh trùng.
Vi khuẩn là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ngộ độc thực phẩm.
Vi khuẩn là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ngộ độc thực phẩm. Ảnh: pixabay
Một số loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm thường gặp
Vi khuẩn Salmonella: Vi khuẩn Salmonella thường được tìm thấy trong thịt sống, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng. Vi khuẩn này có thể gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng, sốt và nôn mửa.
Vi khuẩn Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng): Vi khuẩn Staphylococcus aureus thường được tìm thấy trong da và đường hô hấp của con người. Vi khuẩn này có thể gây ra ngộ độc thực phẩm do thực phẩm bị nhiễm bẩn bởi tay người.
Vi khuẩn Escherichia coli (E.coli): Vi khuẩn E. coli thường được tìm thấy trong phân của động vật. Vi khuẩn này có thể gây ra ngộ độc thực phẩm do thực phẩm bị nhiễm bẩn bởi phân động vật.
Vi khuẩn Clostridium perfringens: Vi khuẩn Clostridium perfringens thường được tìm thấy trong thịt, gia cầm và hải sản. Vi khuẩn này có thể gây ra ngộ độc thực phẩm do thực phẩm bị nấu không chín kỹ.
Vi khuẩn Listeria monocytogenes: Vi khuẩn Listeria monocytogenes thường được tìm thấy trong thịt, sữa và các sản phẩm từ sữa. Vi khuẩn này có thể gây ra ngộ độc thực phẩm ở những người có hệ miễn dịch suy yếu.
Vi khuẩn Clostridium botulinum: Đây là loại vi khuẩn có độc tố mạnh, có thể gây ngộ độc thực phẩm nặng, thậm chí t.ử v.ong. Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Clostridium botulinum bao gồm yếu cơ, khó thở,…
Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn
Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn, bạn cần thực hiện các biện pháp sau:
Chọn mua thực phẩm từ các nguồn uy tín: không nên mua thực phẩm ở những nơi không rõ nguồn gốc, không có nhãn mác,…
Rửa sạch thực phẩm trước khi chế biến: rửa sạch thực phẩm bằng nước sạch, đặc biệt là các loại thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn như thịt, gia cầm, hải sản, trứng, rau củ quả.
Nấu chín kỹ thực phẩm: nấu chín kỹ thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp để t.iêu d.iệt vi khuẩn.
Bảo quản thực phẩm đúng cách: bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
Một số mẹo cụ thể giúp phòng tránh ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn
Thịt, gia cầm và hải sản: rửa sạch thịt, gia cầm và hải sản dưới vòi nước chảy mạnh trước khi chế biến. Không rửa thịt, gia cầm và hải sản trong bồn rửa bát vì có thể làm lan truyền vi khuẩn sang các loại thực phẩm khác. Nấu chín kỹ thịt, gia cầm và hải sản ở nhiệt độ ít nhất 74 độ C.
Trứng: rửa sạch trứng trước khi đ.ập. Không để trứng sống trong tủ lạnh quá 2 tuần.
Rau củ quả: rửa sạch rau củ quả dưới vòi nước chảy mạnh. Không ngâm rau củ quả trong nước quá lâu vì có thể làm mất chất dinh dưỡng.
Sữa và các sản phẩm từ sữa: chỉ sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa đã được tiệt trùng. Không sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa đã hết hạn sử dụng.
Thực phẩm chế biến sẵn: kiểm tra kỹ nhãn mác của thực phẩm chế biến sẵn trước khi mua. Không sử dụng thực phẩm chế biến sẵn đã hết hạn sử dụng.
Bằng cách thực hiện các biện pháp phòng tránh trên, bạn có thể giúp bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình khỏi ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn.