Cách nhận biết cơn đau tim, khi nào phải đi gặp bác sĩ ngay?

Đau ngực có thể là dấu hiệu của bệnh tim nghiêm trọng, nhưng cũng có thể do các nguyên nhân khác.

Nếu thấy lo lắng cho cơn đau ngực, nên đi bác sĩ – ngay cả khi không đau tức như cơn đau tim – Ảnh minh họa: Shutterstock

Đây là những gì bạn cần biết để nhận biết cơn đau tim và biết khi nào nên đi gặp bác sĩ, theo Insider.

Làm sao nhận biết đau ngực là cơn đau tim?

Theo tiến sĩ Ajay Kirtane, bác sĩ tim mạch tại Trung tâm Y tế Đại học NewYork-Presbyterian và Columbia (Mỹ), cơn đau tim có liên quan đến một hoặc nhiều triệu chứng sau đây, theo Insider.

Đau ngực dai dẳng, không dứt, đau dữ dội kéo dài, có thể đến 30 phút

Đau ngực càng lúc càng nặng hơn, đặc biệt khi cố gắng hoạt động nhiều

Đau ngực kèm khó thở, buồn nôn, chóng mặt hoặc thậm chí ngất xỉu

Tức ngực dữ dội, cảm giác như bị một tảng đá đè lên ngực

Kèm theo những yếu tố chính liên quan đến nguy cơ đau tim, như huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường, béo phì hoặc t.iền sử gia đình mắc bệnh tim

Nếu có một, hoặc nhiều yếu tố nguy cơ chính này và có các triệu chứng ở trên, nên đi khám bệnh tim mạch ngay lập tức.

Những nguyên nhân khác gây đau ngực

Có nhiều nguyên nhân gây đau ngực khác mà không nhất thiết là đau tim. Theo tiến sĩ Kirtane, đó là:

Đau thắt ngực

Đau thắt ngực xảy ra khi thiếu lưu lượng m.áu và ô xy đến tim, và là triệu chứng của bệnh động mạch vành – có thể dẫn đến đau tim nếu không được điều trị. Thường liên quan đến tập thể dục và hoạt động thể chất, và cảm thấy đau thắt ngực, tức ngực hoặc cảm giác như có vật nặng đè lên ngực, theo Insider.

Trào ngược

Trào ngược hoặc ợ nóng, là do a xít dạ dày đi vào thực quản, tạo cảm giác nóng rát trong cổ họng và ngực. Trào ngược do bữa ăn đọng lại, và thường xảy ra khi nằm sau khi ăn, Kirtane nói.

Khó tiêu

Đau do khó tiêu có thể tạo cảm giác tương tự như đau thắt ngực, vì vậy hãy xem lại thói quen ăn uống.

Đau cơ

Tiến sĩ Kirtane nói: Người trẻ thường bị đau cơ xương khớp hơn, căng cơ sẽ đau hơn khi di chuyển hoặc cử động cánh tay. Vận động viên trẻ cũng có thể gặp chấn thương hoặc viêm ở ngực.

Lo lắng

Lo lắng có thể dẫn đến các cơn hoảng loạn, có thể biểu hiện giống như một cơn đau tim, theo Hiệp hội Lo âu và Trầm cảm của Mỹ. Các triệu chứng của cơn hoảng loạn có thể bao gồm đau ngực kèm với khó thở, tim đ.ập nhanh, chóng mặt và đổ mồ hôi, theo Insider.

Cuối cùng, nếu thấy lo lắng cho cơn đau ngực, nên đi bác sĩ – ngay cả khi không đau tức như cơn đau tim.

Nói chung, nên nghiêm túc với tất cả các cơn đau ngực, tiến sĩ Kirtane khuyến cáo. Thông thường, người trẻ thường chần chừ nếu cảm thấy đau ngực, đừng chần chừ.

Đau ngực có thể khác nhau theo t.uổi và giới tính

Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, độ t.uổi trung bình của cơn đau tim là 65 đối với nam và 72 đối với nữ.

Mặc dù các cơn đau tim ở người trẻ hiếm gặp hơn, tỷ lệ này đang gia tăng. Theo một nghiên cứu năm 2018 được công bố trên tạp chí Circulation, có đến 30% ca đau tim là ở độ t.uổi từ 35 đến 54.

Ngoài ra, cơn đau ngực có nhiều khả năng biểu hiện đau thắt ngực ở đàn ông trên 45 t.uổi hoặc phụ nữ trên 55 t.uổi.

Mặc dù người trẻ vẫn có thể bị đau ngực nghiêm trọng, t.uổi tác làm tăng nguy cơ đau ngực do bệnh động mạch vành hoặc đau tim.

Nếu bạn thấy lo lắng về cơn đau ngực mới xuất hiện hoặc nặng hơn bình thường, cần đi bác sĩ để kiểm tra, theo Insider.

Theo Thanh niên

5 việc khi ăn mì tôm cần áp dụng ngay để tránh ‘rước bệnh vào thân’

Mỳ ăn liền vốn là một món ăn thay thế ngũ cốc phổ biến, tiện dụng và kinh tế đối với nhiều gia đình. Tuy nhiên, việc lạm dụng món ăn này có nguy cơ mắc bệnh, khiến nhiều người vô cùng lo lắng.

Ăn quá nhiều mì ăn liền nhất là việc ăn mì thay cho bữa chính, khiến bạn mất cân bằng dinh dưỡng và sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Nóng trong người, nổi mụn, nhiệt miệng chính là những hậu quả đầu tiên của việc bạn ăn mì quá thường xuyên.

Ăn nhiều mì ăn liền đồng nghĩa với việc bạn ăn nhiều Carbohydrate và chất béo vào cơ thể. Điều này dẫn tới hàm lượng chất béo, calo tăng cao. Từ đó gây béo phì và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới béo phì như tim mạch, tiểu đường, cholesterol cao…

Ngoài ra khi bạn tiêu thụ quá nhiều mì ăn liền thường xuyên có thể sẽ gây rối loạn chức năng dạ dày, làm xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, đau dạ dày, tạo áp lực cho dạ dày trong việc tiêu hóa chung. Tốt nhất không ăn mì quá 3 lần/tuần.

5 lưu ý nhất định phải biết để tốt cho sức khỏe:

Không uống nhiều nước mì

Các chuyên gia khuyên bạn chỉ nên ăn sợi mì và không nên uống nước. Vì thực tế rằng lượng muối trong mì vượt quá ngưỡng cho phép gây hại cho cơ thể. Nếu muốn ăn cả sợi lẫn nước mì, bạn chỉ nên để khoảng 1/3 lượng muối trong gói mì.

Vứt gói gia vị trong mì tôm

Không thể phủ nhận gói gia vị chính là “linh hồn” của gói mì, tuy nhiên những gói dầu mỡ đó lại có khả năng gây ra bệnh về tim mạch. Thay vào đó, bạn có thể nêm nếm và cho thêm các thực phẩm ăn kèm mì theo sở thích của bản thân.

Bổ sung thực phẩm giàu đạm, rau xanh

Dù bạn thấy trên bao bì có để là mì bò, mì gà hay bất cứ mì nào khác, chúng vẫn không mang lại cho bạn giá trị dinh dưỡng nào, thay vào đó bạn có thể biến món mì gói nhàm chán trở nên hấp dẫn hơn bằng cách cho vào một chút thịt bò, thịt lợn, tôm,… Ngoài ra, bạn cũng nên cho thêm rau xanh để bổ sung chất xơ và vitamin vào mì để có một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng.

Chần mì qua nước sôi

Ảnh minh họa

Mì được chiên qua nhiều lần hay tẩm màu thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, để giảm khả năng này đến mức thấp nhất, bạn có thể chần mì qua nước sôi trước khi ăn. Việc này giống như bạn rửa qua một lần để trôi đi hết chất dầu mỡ vậy.

Không ăn mì trước khi ngủ

Việc ăn mỳ tôm trước khi đi ngủ không quá 2 giờ sẽ khiến cơ thể bạn bị tích tụ bởi một lượng mỳ lớn. Từ đó chuyển hóa thành những chất béo no làm bạn tăng cân nhanh chóng. Những chất béo này không tốt cho sức khỏe của bạn, nhất là hệ tim mạch.

Vì thế, đối với những bạn hay đói vào ban đêm thì tốt nhất nên trữ sẵn những thực phẩm an toàn, nhanh tiêu hóa như sữa, chuối, trứng, hạnh nhân, rau củ… để không sử dụng mỳ gói và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Theo giadinh.net

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *