Các triệu chứng đột quỵ thường xảy ra nhanh, bất ngờ, có thể dẫn đến hậu quả đáng tiếc nếu không kịp thời cứu chữa.
Đột quỵ hay tai biến mạch m.áu não là tình trạng y tế nghiêm trọng đe dọa tính mạng, xảy ra khi nguồn cung cấp m.áu cho não bị gián đoạn. Trên thế giới, số người t.ử v.ong do tai biến mạch m.áu não nhiều thứ 3, sau bệnh tim mạch và ung thư.
Theo quỹ NHS Trust của Anh, bệnh nhân đột quỵ càng được cấp cứu sớm, cơ hội sống càng cao. Một trong yếu tố then chốt giúp tăng cơ hội chữa trị cho người bị đột quỵ não là nhận biết sớm các triệu chứng cảnh báo.
Triệu chứng xuất hiện nhanh, bất ngờ
Nhận biết các cơn đột quỵ trong vòng 3 giờ kể từ khi triệu chứng khởi phát là chìa khóa tăng cơ hội sống sót của bệnh nhân. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo chúng ta có thể nhận biết người bị tai biến mạch m.áu não thông qua nguyên tắc F.A.S.T.
Khuôn mặt (Face): Yêu cầu người đó mỉm cười. Miệng của người bị đột quỵ thường lệch sang một bên, nếp nhăn mũi – má mờ, mắt sụp. Một số bệnh nhân bị liệt cơ mặt, không thể cười hoặc cử động miệng bình thường.
Cánh tay (Arm): Yêu cầu người đó giơ cả hai cánh tay lên cao. Người bị đột quỵ thường không thể nhấc cả hai tay lên do yếu, liệt cơ tay.
Lời nói (Speech): Biểu hiện thứ 3 của người bị đột quỵ đó là rối loạn ngôn ngữ, nói khó, nói lắp. Do đó, chúng ta có thể kiểm tra bằng cách yêu cầu người đó lặp lại một cụm từ đơn giản.
Thời điểm (Time): Khi gặp những triệu chứng trên, cần gọi cấp cứu ngay. Người bệnh cần ghi nhớ thời điểm phát bệnh để thông báo với nhân viên y tế.
Méo miệng, liệt một bên mặt là triệu chứng đặc trưng ở người bị đột quỵ. Ảnh: Metro.
Các triệu chứng của tai biến mạch m.áu não thường đột ngột, tăng dần mức độ. Bệnh nhân có thể bị liệt nửa người, liệt dây thần kinh sọ, méo miệng, nói khó, tê bì, rối loạn cảm giác.
Một số người gặp tình trạng điển hình như đột ngột rối loạn thị giác ở một hay hai bên; khó đi, đứng, choáng váng, mất thăng bằng, mất khả năng phối hợp động tác; đau đầu không rõ nguyên nhân… Biểu hiện bệnh trong một số trường hợp diễn ra âm thầm, khó phát hiện. Nhiều trường hợp gặp tình trạng rối loạn ý thức.
NHS Trust lưu ý nếu bạn gặp một trong các triệu chứng trên, tuyệt đối không tự lái xe đến bệnh viện hoặc để người khác chở. Bệnh nhân cần được gọi hỗ trợ y tế và sơ – cấp cứu theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Nguyên nhân gây đột quỵ não
Giống các cơ quan khác, não cần oxy và chất dinh dưỡng để hoạt động. M.áu là bộ phận chịu trách nhiệm đưa oxy và chất dinh dưỡng lên não. Nếu nguồn cấp m.áu bị ức chế hoặc tạm ngừng, các tế bào não bắt đầu c.hết mòn. Điều này có thể dẫn đến chấn thương não, tàn tật, thậm chí t.ử v.ong.
Theo CDC Mỹ, 2 nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ đó là thiếu m.áu cục bộ và xuất huyết. Trong đó, thiếu m.áu cục bộ là nguyên do của 85% các trường hợp. Đây là trường hợp xảy ra khi các cục m.áu đông gây tắc động mạch, gián đoạn quá trình đưa m.áu lên não.
Nếu các mạch m.áu suy yếu, vỡ ra, rò rỉ và gây áp lực, tổn thương não, bệnh nhân sẽ bị đột quỵ do xuất huyết. Huyết áp cao và chứng phình động mạch là “thủ phạm” khiến nhiều người dễ đột quỵ do xuất huyết.
Nguyên nhân khác góp phần làm tăng nguy cơ tai biến mạch m.áu não là các cơn thiếu m.áu cục bộ thoáng qua (TIA). Nơi cấp m.áu lên não tạm thời bị gián đoạn, gây ra các cơn đột quỵ nhỏ kéo dài vài phút đến 24 giờ. TIA không gây ảnh hưởng nghiêm trọng ngay khi nó xảy ra nhưng lâu dài, nó là dấu hiệu cảnh báo các cơn đột quỵ trong tương lai.
Các chuyên gia y tế cũng xác định một số bệnh làm tăng nguy cơ bị tai biến mạch m.áu não. Điển hình là xơ vữa mạch m.áu lớn; tắc mạch m.áu nhỏ trong não (thường gặp ở bệnh nhân tăng huyết áp, tiểu đường); hở van tim, rung nhĩ, rối loạn nhịp tim, suy tim; các bệnh lý đông m.áu, tế bào m.áu và bẩm sinh của mạch m.áu…
Các triệu chứng cảnh báo đột quỵ xảy đến nhanh, bất ngờ. Ảnh: Freepik.
Điều trị đột quỵ não như thế nào?
Kết quả của việc điều trị đột quỵ phụ thuộc vào loại bệnh người đó gặp phải và mức độ tổn thương não, nguyên nhân gây ra. Tai biến mạch m.áu não thường được điều trị bằng thuốc nhằm ngăn ngừa, làm tan cục m.áu đông, giảm huyết áp và mức cholesterol. Trong một số trường hợp, bác sĩ cần phẫu thuật để loại bỏ cục m.áu đông.
Những người bị tai biến thường gặp nhiều di chứng nghiêm trọng do tổn thương nặng ở não. Một số người khó hồi phục hoàn toàn như trước khi đổ bệnh và cần đến sự trợ giúp về lâu dài.
Các bệnh lý nền như tiểu đường, cao huyết áp…, là yếu tố làm gia tăng nguy cơ tai biến. Do đó, để giảm thiểu nguy cơ đột quỵ, các chuyên gia khuyến cáo bạn nên giữ chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và hạn chế bia, rượu, t.huốc l.á. Trong khẩu phần ăn, bạn nên thực hiện chế độ giảm chất béo, ít mặn, tinh bột, đường và tăng cường rau xanh. Mỗi ngày, chúng ta nên dành 30-45 phút tập thể thao.
Đột quỵ là bệnh có khả năng tái phát cao. Do đó, mỗi người cần chú ý những thay đổi của sức khỏe, thường xuyên kiểm tra cơ thể theo nguyên tắc F.A.S.T nhằm phát hiện bệnh kịp thời.
Sử dụng điều hòa an toàn cho sức khỏe
Nắng nóng cao điểm những ngày qua khiến nhu cầu sử dụng điều hòa tại các gia đình tăng mạnh, song các chuyên gia đều cảnh báo cần chú ý sử dụng điều hòa đúng cách để tránh nguy hiểm cho sức khỏe con người.
Bệnh từ điều hòa
Dù chưa có nghiên cứu, thống kê đầy đủ về các bệnh do sử dụng điều hòa gây ra, nhưng thời gian qua, các cơ sở y tế đã ghi nhận không ít trường hợp phải nhập viện do đột quỵ, méo miệng, co cơ, thậm chí liệt nửa người chỉ sau một đêm nằm điều hòa. Lý giải về điều này các chuyên gia y tế cho rằng, khi liên tục ở trong môi trường điều hòa, cơ thể con người mất dần khả năng đối phó với sự thay đổi nhiệt độ, dễ bị “sốc” nhiệt.
Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, thực tế đã có những trường hợp đột quỵ, t.ử v.ong do sau khi tắm nước lạnh lại nằm điều hòa chế độ lạnh ngay hoặc vừa đi nắng về lập tức tắm nước lạnh để giải nhiệt. Khi cơ thể đột ngột tiếp xúc với môi trường nhiệt độ thay đổi, sự chênh lệch nhiệt độ quá cao sẽ làm nhiệt độ cơ thể hạ đột ngột, mồ hôi không toát ra được, tổn hại đến trung khu thần kinh.
Theo bác sĩ Dũng, “với sự thay đổi đột ngột này, nếu nhẹ, cơ thể có biểu hiện mệt mỏi, lờ đờ, đau đầu, chóng mặt. Nặng có thể làm nhịp tim và hơi thở lúc đầu nhanh, sau đó chậm dần, khó thở, thậm chí dẫn đến trạng thái hôn mê, t.ử v.ong. Tình huống này đặc biệt nguy hiểm hơn với những người có sức đề kháng yếu, nhất là trẻ nhỏ, người cao t.uổi, phụ nữ mang thai”.
Nêu tác hại của việc dùng điều hòa sai cách, bác sĩ Dương Văn Tâm, Trưởng khoa Liệt vận động và Ngôn ngữ t.rẻ e.m, Bệnh viện Châm cứu Trung ương cho hay, sau mỗi đợt nắng nóng đỉnh điểm, số bệnh nhân cả trẻ nhỏ và người lớn nhập viện do liệt dây thần kinh số 7 đều tăng, trong đó có trường hợp một b.é t.rai ở Hà Nội nhập viện do liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, méo miệng, mắt nhắm không kín. Theo lời kể của gia đình, vào buổi tối hôm trước, gia đình có cho bé nằm điều hòa cả đêm và dùng quạt phả thẳng vào mặt.
Các bệnh về đường hô hấp cũng gia tăng do tình trạng lạm dụng điều hòa trong những ngày nắng nóng. Một số chuyên gia cũng cảnh báo tác hại của việc sử dụng điều hòa thường xuyên có thể làm các bệnh mạn tính trầm trọng hơn như huyết áp thấp, viêm khớp. Bên cạnh đó, việc liên tục để cơ thể phải chịu sự thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ khiến sức đề kháng của con người bị bào mòn nhanh chóng, dễ dẫn đến cảm cúm, đau đầu, mệt mỏi và mắc một số bệnh khác về da, mắt.
Sử dụng điều hòa khoa học
Thói quen sử dụng điều hòa tùy tiện, không khoa học là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm. PGS.TS Lê Thị Hồng Hanh, Phó Trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương cảnh báo, nhiều bậc phụ huynh đang thiếu kiến thức sử dụng điều hòa khi thiết kế điều hòa thổi trực tiếp vào t.rẻ e.m, cho trẻ ra ngoài ngay khi vừa ngồi điều hòa, để nhiệt độ điều hòa khá thấp… Đây có thể là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp khiến trẻ mắc các bệnh lý hô hấp trong tiết trời nắng nóng.
Với người lớn, bác sĩ Đỗ Mai Huyền, khoa Khám bệnh, Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho rằng, thói quen ngồi trước điều hòa ngay khi vừa tắm đêm, ngủ trong phòng điều hòa khi say rượu, bia; vào phòng có điều hòa mát lạnh ngay sau khi đi ngoài trời nắng nóng cao điểm… cũng là những nguyên nhân khiến người dùng gặp các vấn đề về sức khỏe.
Để đảm bảo sức khỏe cho t.rẻ e.m, thai phụ và người lớn, nhất là người cao t.uổi, chuyên gia khuyến cáo bên cạnh việc duy trì nhiệt độ an toàn, cần tránh ngồi thẳng hướng luồng gió của máy điều hòa, khi ngủ dưới điều hòa nên mặc áo kín cổ, vai hoặc quấn khăn mỏng, có thể mang tất chân, dùng chăn mỏng đắp phần ngực và bụng để tránh bị nhiễm lạnh.
Người dân tuyệt đối không ngồi điều hòa ngay sau khi tắm bởi khi đó nhiệt độ cơ thể giảm, nếu lại tiếp tục ở dưới quạt hay điều hòa sẽ gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động lưu thông m.áu trong cơ thể, hệ lụy là m.áu lên não chậm, ảnh hưởng tới nhịp đ.ập của tim và huyết áp. Đặc biệt, những người có sức khỏe và sức đề kháng yếu nếu nằm điều hòa ngay sau khi tắm sẽ rất dễ gặp tai biến, đột quỵ.
Ở một khía cạnh khác, bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng khuyến cáo người dân nên chú ý vệ sinh điều hòa định kỳ để tránh các loại nấm mốc, mầm bệnh lưu trú trong máy, trở thành nguồn gốc phát sinh bệnh cho người cao t.uổi và t.rẻ e.m.