Cách phân biệt trẻ mắc cúm và bị cảm lạnh, cha mẹ cần biết để ‘cứu’ con

Rất dễ bị nhầm lẫn giữa các triệu chứng của cúm với các triệu chứng của cảm lạnh. Mặc dù chúng khá giống nhau nhưng có một số điểm khác biệt mà bạn cần lưu ý để đưa trẻ đi khám kịp thời.

Ảnh minh họa: Internet

Bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, lây nhanh qua đường hô hấp thông qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc. Theo Trung tâm Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), từ năm 2010 trở lại đây, mỗi năm trên thế giới có khoảng 9 – 45 triệu trường hợp mắc cúm với khoảng trên 61.000 trường hợp t.ử v.ong do biến chứng viêm phổi do cúm.

Nguyên nhân gây cúm

Virus cúm lây lan từ người này sang người khác thông qua không khí, nước, thực phẩm và tiếp xúc hằng ngày. Vì vậy, trẻ sẽ bị cúm khi:
Tiếp xúc với người bị cúm khi họ hắt hơi hoặc ho

Tiếp xúc hoặc dùng chung đồ với những đ.ứa t.rẻ đang bị cúm. Virus cúm tồn tại ở nhiều nơi như bút chì, tập vở…

Uống chung bình nước hoặc ăn chung với người bị cúm.

Kể từ khi bị lây nhiễm, các triệu chứng của cúm sẽ bắt đầu biểu hiện và kéo dài khoảng 7 ngày. Virus cúm thường lây lan cho người khác trong 24 giờ đầu tiên sau khi bị nhiễm. Điều này khiến cho việc ngăn ngừa cúm trở nên khó khăn.

TS Đỗ Thiện Hải, Phó giám đốc Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới t.rẻ e.m – Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, hầu hết các trường hợp cúm mùa phải nhập viện là trẻ nhỏ dưới 2 t.uổi, trẻ có cơ địa đặc biệt, sốt cao không hạ, co giật, một số có bệnh lý kèm theo như viêm phổi, viêm phế quản có suy hô hấp, tim mạch bẩm sinh, suy giảm miễn dịch…

Ảnh minh họa: Internet

Các dấu hiệu trẻ bị cúm

Rất dễ bị nhầm lẫn giữa các triệu chứng của cúm với các triệu chứng của cảm lạnh. Mặc dù chúng khá giống nhau nhưng có một số điểm khác biệt mà bạn cần lưu ý.

Cảm lạnh và cúm là hai căn bệnh hoàn toàn khác nhau do các loại virus khác nhau gây ra. Cảm lạnh không có cách điều trị, bạn chỉ có thể ngăn hoặc kiểm soát các triệu chứng của nó.

Còn cúm là do một loại siêu virus thuộc họ cúm gây ra và bệnh này có cách để điều trị. Dấu hiệu con bị cúm gồm nhức đầu, cùng với các triệu chứng thường gặp khi bị cảm lạnh như ho, đau họng, đau cơ… Cúm cũng có thể gây ra ói mửa, tiêu chảy, sốt cao.

Các triệu chứng nghiêm trọng hơn là thở khò khè và thường bắt đầu sau 2 ngày khi trẻ mắc bệnh.

Một số triệu chứng mắc cúm thường gặp

Sốt

Ớn lạnh

Nhức đầu

Đau cơ hoặc đau nhức cơ thể

Ho

Mệt mỏi và yếu ớt

Sổ mũi hoặc nghẹt mũi

Đau họng

Chóng mặt

Chán ăn, buồn nôn hoặc nôn

Đau tai

Tiêu chảy.

Những triệu chứng này khá phổ biến ở những bệnh nhân mắc bệnh cúm A hoặc cúm B.

Những trẻ mắc cúm C thường có các triệu chứng sau

Chảy nước mắt

Khó chịu

Mắt, mũi, cổ họng và da bị đỏ

Cúm C thường rất hiếm gặp và ít gây ra bệnh dịch.

Cúm là một bệnh nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng. Đây là một bệnh truyền nhiễm lây lan rất nhanh. Do đó, bạn nên đưa trẻ tới bác sĩ càng sớm càng tốt.

QUẢNG AN (TỔNG HỢP)

Theo T.iền phong

Những lưu ý ‘sống còn’ khi tiêm vắc xin cúm, ai cũng nên biết

Tiêm phòng cúm rất quan trọng đối với tất cả mọi người ở các lứa t.uổi, đặc biệt ở Việt Nam khi bệnh cúm đang gia tăng nhanh chóng trong tiết trời lạnh. Tuy nhiên, mọi người cần hiểu rõ những điều này trước khi tiêm phòng cúm.

Ảnh minh họa: Internet

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp thông qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là chăm sóc, nâng cao thể trạng, theo dõi sức khỏe để không bội nhiễm và không lây bệnh cho người khác.

Bệnh cúm thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với t.rẻ e.m, người già sức đề kháng kém, đặc biệt là người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu m.áu hoặc suy giảm miễn dịch… thì bệnh cúm có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến t.ử v.ong nếu không điều trị kịp thời. Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là chủ động tiêm vắc xin cúm để phòng bệnh.

Theo BS Ánh Hồng, những đối tượng nên tiêm ngừa vắc-xin cúm mùa là: T.rẻ e.m từ 6 tháng đến 5 t.uổi. Phụ nữ mang thai. Người cao t.uổi, đặc biệt là người trên 65 t.uổi. Người mắc các bệnh lý mạn tính như: hen, viêm phổi, bệnh tim mạch, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch do điều trị hoặc do mắc HIV/AIDS, suy thận.

Ảnh minh họa: Internet

Những trường hợp không nên chủng ngừa cúm

Bé nhỏ hơn 6 tháng t.uổi. Bé từng có phản ứng nghiêm trọng với vắc-xin cúm trong quá khứ. Nếu con bị dị ứng với trứng hoặc bạn nghi ngờ về điều này, hãy báo cho bác sĩ bởi loại vắc-xin này được nuôi trong trứng gà và có thể chứa đặc tính của protein trứng. Tuy nhiên, bé vẫn có thể chủng ngừa cúm nếu chỉ bị phát ban khi tiếp xúc với trứng. Nếu bé không khỏe hoặc bị sốt, bạn phải báo cho bác sĩ biết trước khi tiêm.

Các phản ứng phụ có thể xảy ra khi tiêm vắc-xin cúm

Phản ứng phụ thường gặp nhất của vắc-xin chủng ngừa cúm (đối với cả t.rẻ e.m và người lớn) là đau ở chỗ được tiêm. T.rẻ e.m, đặc biệt là những người chưa từng nhiễm virus cúm, có thể bị sốt nhẹ, cảm thấy đau và mệt mỏi. Những triệu chứng này có thể kéo dài đến 2 ngày. Các phản ứng dị ứng rất hiếm hoi nhưng cũng có thể xảy ra với bất cứ loại vắc-xin nào. Bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ về cách nhận biết xem con bạn có gặp bất kỳ phản ứng nghiêm trọng nào không.

HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)

Theo T.iền phong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *