Sau khi được cho cách ly tại nhà, bệnh nhân cần có một bảng nhận biết các triệu chứng lâm sàng nhằm phát hiện và thông báo cho nhân viên y tế sớm nhất.
Mới đây, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp cho biết trong quá trình điều trị, nhiều bệnh nhân Covid-19 ban đầu không có triệu chứng đáng kể. Tuy nhiên, sau khoảng 7-8 ngày, họ có thể diễn biến nặng, thậm chí t.ử v.ong.
Thực tế này đòi hỏi các bác sĩ tại cơ sở điều trị sẽ phải theo dõi sát các bệnh nhân Covid-19 trong thời điểm ngày thứ 7-8, phát hiện các dấu hiệu diễn biến nặng nếu có.
TP.HCM đã chính thức triển khai cách ly tại nhà với trường hợp một số nhóm F0 và F1. Những bệnh nhân đủ điều kiện tự theo dõi tại nhà không chủ quan trước tình trạng không triệu chứng, phát hiện sớm các dấu hiệu diễn biến nặng.
Các F0 tự theo dõi tại nhà cần lưu ý một số điểm để đảm bảo an toàn. Ảnh minh họa: Duy Hiệu .
Chú trọng tới triệu chứng lâm sàng
Trao đổi với Zing , TS Thân Mạnh Hùng, Phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương ( Hà Nội), khẳng định yếu tố quan trọng nhất trong việc theo dõi bệnh nhân Covid-19 là phát hiện được các triệu chứng lâm sàng sớm nhất thay vì chú trọng vào các mốc thời gian.
“Thực tế điều trị cho thấy sau khoảng ngày thứ 7 từ khi bệnh nhân xuất hiện triệu chứng lâm sàng, các bác sĩ mới có thể xác định được nguy cơ diễn biến nặng, nguy kịch của mỗi trường hợp. Tuy nhiên, việc xác định mốc thời gian này là rất khó và mang tính chất tương đối”, vị chuyên gia này nói.
Nguyên nhân là trước thời điểm Covid-19 khởi phát và gây ra triệu chứng lâm sàng khoảng 5 ngày, người bệnh có thể đã nhiễm SARS-CoV-2. Lúc này, người nhiễm trong thời gian ủ bệnh và hoàn toàn có thể cho kết quả xét nghiệm dương tính với virus dù không có dấu hiệu bất thường về sức khỏe.
Ngoài ra, 80% bệnh nhân Covid-19 ở Việt Nam hiện nay không có triệu chứng lâm sàng. Thống kê này cho thấy chúng ta sẽ rất khó xác định được mốc thời gian khi mắc bệnh để đ.ánh giá nguy cơ diễn biến nặng.
“Do đó, yếu tố quan trọng nhất là chúng ta cung cấp cho bệnh nhân những dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng để họ tự theo dõi sát sao và chính xác, qua đó báo cho nhân viên y tế sớm nhất”, vị chuyên gia này kết luận.
Tại nhà, F0 cần theo dõi sát và sớm phát hiện các triệu chứng lâm sàng nếu có. Ảnh minh họa: Duy Hiệu.
Theo bác sĩ Hùng, Bộ Y tế có thể xây dựng và công bố một bảng gồm thông tin chính thống về các triệu chứng lâm sàng cần theo dõi khi ở nhà. Trong đó, các dấu hiệu và hướng dẫn tự theo dõi sẽ được phân chia thành nhiều nhóm theo độ t.uổi, t.iền sử bệnh lý nền với các mức độ khác nhau.
Bác sĩ Hùng cũng cho hay trong thời gian đầu theo dõi các trường hợp nhiễm nCoV, những yếu tố cơ bản để đ.ánh giá dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân, qua đó phát hiện triệu chứng lâm sàng bao gồm mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở và nồng độ oxy trong m.áu. Đây là những yếu tố bệnh nhân hoàn toàn có thể tự theo dõi thông qua quan sát hay một số trang thiết bị đơn giản.
“Với những biểu hiện dễ thấy như khó thở, nhịp thở tăng hay giảm, bệnh nhân có thể tự phát hiện trong quá trình theo dõi. Hay các yếu tố như nhiệt độ, nồng độ oxy trong m.áu, tôi nghĩ mọi người đều có thể mua và sử dụng nhiệt kế, kẹp SpO2 ngay tại nhà. Khi xuất hiện những triệu chứng đó, bệnh nhân cần nhanh chóng báo với nhân viên y tế để được đ.ánh giá chính xác hơn, có chỉ dẫn, thậm chí nhập viện ngay nếu cần thiết”, bác sĩ Hùng nói.
Đảm bảo tuyệt đối an toàn cho cộng đồng
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, cố vấn chuyên môn khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), khẳng định việc để một số F0 ở TP.HCM tự theo dõi tại nhà lúc này là giải pháp hợp lý khi hệ thống y tế quá tải. Tuy nhiên, việc đảm bảo không để virus lây lan trong cộng đồng vẫn là yếu tố đặt lên hàng đầu.
Theo ông, các F0 thuộc nhóm tự theo dõi tại nhà cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của nhân viên y tế, không ra khỏi nhà khi chưa có sự cho phép từ người quản lý.
Bản thân F0 và gia đình cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn để đảm bảo an toàn cho cộng đồng khi tự theo dõi tại nhà. Ảnh minh họa: Phạm Ngôn .
“Những người này phải luôn giữ khoảng cách với thành viên trong gia đình, tuyệt đối không ăn, ngủ, sinh hoạt chung. Người nhà khi tiếp tế đồ ăn cho F0 cũng phải phải giữ khoảng cách, 2 người đều đeo khẩu trang và tấm che giọt b.ắn”, bác sĩ Khánh cho hay.
Ngoài ra, người bệnh khi tự theo dõi tại nhà cần chú ý vệ sinh sạch sẽ phòng cách ly, giữ không khí thông thoáng.
Vị chuyên gia này chia sẻ: “Thời gian gần đây, tôi quan sát được một vài trường hợp có hành động kỳ thị hàng xóm và lo lắng thái quá khi sống gần gia đình có F0 tự theo dõi ở nhà. Tuy nhiên, mọi người không cần quá lo lắng vì nếu không tiếp xúc trực tiếp hay ở cùng phòng điều hòa kín, chúng ta sẽ không có nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2″.
Vì vậy, ông khuyến cáo người dân sống xung quanh nhà có F0 tự cách ly nên mở cửa thông thoáng. Bên cạnh đó, bản thân F0 cần bình tĩnh, không nên quá lo lắng, tập trung thực hiện đúng hướng dẫn của ngành y tế.
Sáng 15-7: Hà Nội ghi nhận thêm 7 ca dương tính COVID-19
Sáng nay 15-7, Hà Nội ghi nhận thêm 7 ca dương tính với COVID-19, nâng tổng số bệnh nhân ghi nhân từ 5-7 đến nay lên 94 ca, trong đó 35 ca có nguồn lây từ TP.HCM.
Sáng 15-7, Sở Y tế Hà Nội thông tin ghi nhận thêm 7 trường hợp dương tính với COVID-19, trong đó có 5 ca tại Công ty SEI, 1 ca tại Công ty MEDA là chùm liên quan đến Bắc Giang và 1 trường hợp tại Thanh Xuân liên quan đến TP.HCM. Cụ thể:
N.T.P, nữ, sinh năm 1991, địa chỉ Tráng Việt, Mê Linh. Cô là F1 của BN 28475 và 28476, được cách ly từ ngày 5-7, đã được lấy mẫu xét nghiệm 3 lần đều âm tính. Ngày 12-7, cô bị đau rát họng, sốt nên được chuyển đến theo dõi tại Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn. Ngày 14-7, cô được lấy mẫu xét nghiệm lần 4 cho kết quả dương tính.
N.T.T, nữ, sinh năm 1995, địa chỉ tại Võng La, Đông Anh, là F1 của BN 28475 và 28476, cũng được cách ly tập trung từ ngày 5-7 và lấy mẫu xét nghiệm 3 lần đều âm tính. Ngày 14-7, cô đau rát họng, sốt, khó thở, mệt mỏi, đau cơ và được chuyển đến Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn theo dõi, điều trị, đồng thời được lấy mẫu xét nghiệm lần 4, kết quả dương tính.
N.T.H, nữ, sinh năm 1995, địa chỉ Kim Chung, Đông Anh. Cô là công nhân của Công ty SEI, đã được cách ly tập trung từ ngày 5-7. Ngày 11-7, xuất hiện ho, đau rát họng được chuyển đến điều trị tại Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn và ngày 14-7 được lấy mẫu xét nghiệm kết quả dương tính.
T.T.T.H, nữ, sinh năm 1993, địa chỉ Hải Bối, Đông Anh. Cô là công nhân của Công ty SEI, đã được cách ly tập trung từ ngày 5-7. Ngày 14-7, cô sốt, ho, đau rát họng, mệt mỏi và được chuyển đến Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn điều trị và được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
N.A.T, nam, sinh năm 1991, địa chỉ Thuận Châu, Sơn La. Anh làm việc tại Công ty MEDA Hà Nội, là F1 và được cách ly tập trung tại Trường Cao đẳng Việt Hàn từ ngày 7-7. Ngày 10-7, anh ho, sốt và được chuyển đến Bệnh viện đa khoa Đông Anh. Ngày 14-7, được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
S.T.P, nữ, sinh năm 1977, địa chỉ Chiêm Hóa, Tuyên Quang, là bảo vệ của Công ty SSC Ánh Dương, làm việc tại Công ty SEI. Bà là F1 và được cách ly tập trung tại Trường Cao đẳng Việt Hàn từ ngày 8-7. Ngày 10-7, bà sốt, đau họng được chuyển đến Bệnh viện đa khoa Đông Anh điều trị. Ngày 14-7, được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
N.V.N, nữ, sinh năm 2008, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, là F1 của BN 26276, tiếp xúc lần cuối ngày 6-7, đã được cách ly tập trung từ ngày 8-7 tại Tứ Hiệp, Hoàng Mai và xét nghiệm lần 1 âm tính. Ngày 14-7, bệnh nhân có triệu chứng ho và chảy nước mũi được Trung tâm Y tế Hoàng Mai lấy mẫu xét nghiệm lần 2, kết quả dương tính.
Như vậy, tính từ ngày 29-4 (đợt dịch thứ 4) đến nay, Hà Nội ghi nhận 353 ca dương tính. Riêng từ ngày 5-7 đến nay là 94 trường hợp, trong đó chùm ca bệnh liên quan đến Bắc Giang có 49 ca (Công ty SEI: 40; Công ty MEDA: 5; Công ty MOLEX: 1; cộng đồng: 3).
Chùm ca bệnh liên quan đến TP.HCM có 35 ca (liên quan đến ổ dịch Hoa Vôi – Quốc Oai: 15; Nguyễn Du – Hai Bà Trưng: 6; Hòa Xá – Ứng Hòa: 5; các quận, huyện khác: 9), ổ dịch tại An Mỹ – Mỹ Đức: 10 trường hợp.