Gà đen (còn gọi là gà ác, gà chân chì, gà ngũ trảo) quý hiếm, có giá trị dinh dưỡng cao.
Đông y thường xuyên sử dụng gà đen làm một vị trong nhiều bài thuốc với các tên gọi như ô kê, ô kê cốt.
Đặc điểm của gà đen
Gà đen là loại gà có thân ngắn, mỏ nhỏ, cổ ngắn, có mào, tai màu xanh lục, hơi xanh tím.
Gà đen không có lông đen như nhiều người vẫn nghĩ mà toàn thân có lông vũ màu trắng. Ngoài phần cánh ra, toàn thân có lông mịn như nhung, trên đầu có một chùm lông nhỏ mọc nhô ra, dưới miệng đến hai bên mặt có nhiều lông nhỏ ngắn.
Gà đen vốn có tên như vậy là do toàn bộ da, thịt, xương, mỏ đều có màu đen. Loại gà này tuy có cánh ngắn nhưng các lông mao ở cánh tách ra nên khả năng bay khá tốt.
Gà đen còn có đặc điểm rất đặc biệt là chân có lông và có 5 móng, phần lông ở bàn chân rất nhiều và dày.
Theo Đông y, gà đen có vị ngọt, mặn, tính bình, quy kinh Can, Thận, có các tác dụng dưỡng âm thoái nhiệt, bổ trung chỉ khát, ích thận dưỡng âm. Gà đen thường được dùng để điều trị các chứng người hư nhược, gầy mòn, nóng trong xương, tiêu khát, tỳ hư đi ngoài phân thường xuyên lỏng nát; bổ cho phụ nữ có thai, điều trị các chứng phụ nữ băng huyết, đới hạ.
Các bài thuốc từ gà đen
– Ô kê hoàn: Trị chứng người hư nhược, người nóng, cơ nhục teo gầy, tay chân mệt mỏi không có lực, lòng bàn tay bàn chân và ngực thấy nóng, bức bối, họng khô, hai gò má đỏ, hay thổn thức, nóng thành cơn, hay ra mồ hôi trộm, ăn uống kém, ho ra m.áu.
Thành phần: Nhân sâm, hoàng kỳ, sài hồ, t.iền hồ, hoàng liên, hoàng bá, đương quy, bạch phục linh, thục địa, sinh địa, bạch thược, ngũ vị tử, tri mẫu, bối mẫu, xuyên khung, bạch truật, mỗi vị 20g.
Cách chế biến: Các vị thuốc trên xay vỡ, dùng 1 con gà đen trống nặng khoảng 1kg trở lên, nên dùng con mới lớn béo khỏe, bỏ lông, tiết, rửa sạch, cho các vị thuốc vào trong bụng, lấy chỉ khâu lại. Lấy một ít dấm ngon cho vào nồi, đặt gà đã chuẩn bị trước đó vào, rót rượu để ngập qua lưng khoảng 3cm, lòng cho vào bên cạnh cùng đun cho thật nhừ, gỡ ra, phơi khô cả gà và thuốc, nghiền mịn, dùng phần nước hầm cùng hồ làm hoàn lớn như hạt ngô đồng.
Cách dùng: Mỗi lần uống 100 viên, uống lúc đói, dùng nước gạo hoặc nước đun sôi để nguội chiêu.
Gà đen là vị thuốc bổ dưỡng dành cho người hư nhược.
– Ô kê hoàn: Trị chứng lỵ không ăn uống được, do dùng quá nhiều thuốc có tính chát sít làm tổn thương Vị, vừa nghe thấy đồ ăn liền đóng chặt miệng lại, tay chân lạnh.
Cách chế biến: Lấy 1 con gà đen, bỏ lông, lòng, dùng hồi hương, riềng, đậu đỏ, trần bì, gừng trắng, hoa tiêu, muối cùng hầm cho thật nhừ.
Cách dùng: Lấy gà ra cho người bệnh ngửi, cho ngửi thấy mùi thơm, nếu muốn ăn thì cho uống phần nước hầm, làm khai vị. Bài thuốc này cũng trị được chứng lỵ lâu ngày.
– Một bài thuốc trong Bản thảo cương mục: Trị chứng tỳ hư đại tiện lỏng nát.
Cách chế biến: Gà đen mái 1 con, rửa sạch. Dùng đậu khấu 80g, thảo quả 2 quả, thiêu tồn tính, cho vào bụng gà, bó lại nấu chín.
Cách dùng: Ăn lúc bụng đói.
Gà đen có thể chế biến thành nhiều dạng để tăng cường sức khỏe.
– Một bài thuốc khác trong sách bản thảo cương mục: Trị chứng phụ nữ khí hư trắng đỏ lẫn lộn và chứng đàn ông di tinh, đi tiểu đục, hạ nguyên hư nhược.
Cách chế biến: Bạch quả, liên nhục, hồng mễ mỗi vị 20g, hồ tiêu 4g, nghiền mịn. Một con gà đen làm sạch như bình thường, cho các vị thuốc vào bụng gà, nấu chin.
Cách dùng: Ăn lúc bụng đói.
Những ai nên hạn chế ăn mực?
Mực là một loại thực phẩm được rất nhiều người yêu thích vì hương vị đặc trưng và giá trị dinh dưỡng cao.
Tuy nhiên, không phải ai cũng được khuyến khích ăn mực.
Ảnh minh họa ( ảnh:italyonmymind)
Mực chứa nhiều cholesterol và những chất béo tồn tại trong mực có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của những người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ngoài ra, mực cũng chứa nhiều natri và sodium, điều này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người có bệnh thận.
Bệnh gút, bệnh đái tháo đường và béo phì cũng là những bệnh có liên quan đến việc ăn mực. Mực chứa nhiều chất béo và carbohydrate có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của những người có bệnh gút và bệnh đái tháo đường.
Không những vậy, mực cũng có thể gây nên béo phì do chứa nhiều calo.
Đặc biệt, nhóm người cao t.uổi cũng không nên ăn mực thường xuyên. Đây là một nhóm người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và bệnh thận cao hơn. Hạn chế ăn mực sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh cho người cao t.uổi.Ngoài ra, mực cũng không tốt cho sức khỏe của những người có cholesterol cao. Cholesterol trong mực có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của những người có cholesterol cao. Hạn chế ăn mực sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh cho những người này.