Vào mùa lạnh, nhiệt độ đêm và sáng sớm có xu hướng hạ thấp nhất, vì vậy không nên tắm vào hai thời điểm này.
Bác sĩ Nguyễn Đặng Khiêm, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Hữu nghị, khuyên không nên tắm ở khu vực quá lạnh, không kín gió, trống trải, sức đề kháng của đường hô hấp mùa lạnh giảm, khả năng mắc bệnh đường hô hấp tăng lên.
Tắm quá lạnh, cơ thể không kịp thích nghi với nhiệt độ thay đổi nhanh. Mạch m.áu không kịp co lại hay giãn nở trong quá trình điều nhiệt, gây tăng huyết áp kịch phát. Hậu quả, người tắm có nguy cơ đột quỵ não, suy tim hoặc viêm phổi, chuột rút. Nguy cơ này đặc biệt tăng cao rất nhiều lần ở người có bệnh nền cao huyết áp, suy tim, dị dạng mạch m.áu não.
Người phụ nữ tắm vòi hoa sen. Ảnh: Healthline.
Ban đêm là thời gian cơ thể cần nghỉ ngơi, nhiệt độ toàn thân ở mức thấp nhất, dễ mắc bệnh, không nên tắm. Cũng không tắm ngay sau khi làm việc nặng nhọc.
Không nên tắm quá lâu bằng nước nóng để tránh khô da, thoát nhiệt. Tắm xong, lau người thật khô, mặc đủ ấm, giữ ấm chân tay dù ở trong nhà. Không nên ra ngoài trời lạnh khi vừa tắm xong.
Người có bệnh nền mạn tính, người già, t.rẻ e.m cần cẩn trọng thời điểm tắm trong ngày. Tốt nhất nên tắm khi trời ấm, tránh thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột, từ nơi quá ấm ra nơi quá lạnh.
Rối loạn chuyển hóa song hành đột quỵ
Rối loạn chuyển hóa gây các bệnh cao huyết áp, tăng đường huyết và cholesterol trong m.áu, làm tăng nguy cơ đột quỵ nhồi m.áu não.
Đang dùng bữa cùng gia đình, cụ ông 85 t.uổi ở Cầu Giấy, Hà Nội, đột ngột bị run tay, đ.ánh rơi đôi đũa. Hai chân ông run rẩy, khuỵu xuống, không thể đi lại. Người nhà cõng ông ra xe, đưa vào Bệnh viện Hữu nghị cấp cứu.
Bác sĩ Mai Đức Thảo, Trưởng khoa Thần kinh, cho biết người bệnh nhập viện ngày 8/12, đột quỵ, trên nền đái tháo đường gần 30 năm. Bệnh đái tháo đường là yếu tố nguy cơ cho bệnh đột quỵ. Nhờ được người nhà đưa vào bệnh viện kịp thời, ông có thể tự đi lại, cầm nắm như bình thường sau một tuần điều trị. Hiện sức khỏe ông đã hồi phục, được ra viện.
Còn cụ ông 85 t.uổi ở Đống Đa nhập viện ngày 15/12 trong tình trạng nói ngọng, liệt, tê nửa mặt và tay trái, t.iền sử tăng huyết áp. Bác sĩ chẩn đoán ông mắc đột quỵ nhồi m.áu não, cao huyết áp, rối loạn chuyển hóa mỡ m.áu, phim chụp cộng hưởng từ chỉ ra ông có nhồi m.áu ở vùng thân não. Nếu không điều trị kịp thời, cụ ông có thể bị ngừng tuần hoàn, nguy hiểm tính mạng. Sau nửa tháng điều trị, cụ ông đã ngồi dậy, có thể ăn uống, nói chuyện bình thường.
Hai bệnh nhân trên đều bị rối loạn chuyển hóa gây cao huyết áp hoặc tiểu đường trước khi mắc đột quỵ. Theo bác sĩ Thảo, tình trạng này là thường gặp: “Hầu như người bệnh cao t.uổi nào cũng mắc rối loạn chuyển hóa. Có thể nói rối loạn chuyển hóa song hành với đột quỵ”.
Bác sĩ Thảo khám cho người bệnh đột quỵ. Ảnh: Chi Lê.
Bác sĩ Thảo cho biết rối loạn chuyển hóa dễ gây tăng huyết áp. “Tăng huyết áp là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới đột quỵ c.hảy m.áu não”, bác sĩ cho biết. Tăng đường m.áu, tăng acid uric, mỡ m.áu tăng gây cô đặc m.áu, xơ vữa thành mạch gây tăng nguy cơ đột quỵ.
Điều trị cho người đột quỵ kèm rối loạn chuyển hóa rất khó khăn. Bác sĩ vừa phải điều trị đột quỵ, vừa phải điều chỉnh mỡ, đường m.áu hoặc rối loạn acid uric. Sử dụng nhiều thuốc cùng lúc dễ gây tương tác thuốc, có thể gây tăng tác dụng phụ, chậm có hiệu quả điều trị khiến người bệnh chậm hồi phục thời gian nằm viện lâu.
Theo bác sĩ Thảo, nguyên nhân sâu xa gây bệnh là thói quen ăn uống và sinh hoạt, gồm sử dụng quá nhiều rượu bia hoặc chế độ ăn thừa đường, giàu chất béo, mất cân bằng dinh dưỡng, giảm vận động. Ở người già, chức năng cơ thể suy giảm, rối loạn chuyển hóa dễ xảy ra.
Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo người bệnh cao t.uổi cần tuân thủ chế độ ăn hàng ngày và tập luyện, uống thuốc đúng, đủ. Khi cơ thể có dấu hiệu bất thường, người bệnh cần đi bệnh viện kiểm tra ngay. Ngoài ra, người cao t.uổi nên đi kiểm tra định kỳ để xem các bệnh lý rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, mỡ m.áu đã được kiểm soát, thuốc có tác dụng hay chưa, có tác dụng phụ hay không, hạn chế nguy cơ bệnh biến chứng dẫn tới đột quỵ.