Cách tránh dịch sốt xuất huyết không cần dùng hoá chất

Thời điểm hiện nay dịch sốt xuất huyết đang bùng phát mạnh ở một số tỉnh thành trong cả nước, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bệnh.

Mặc dù các sản phẩm xịt muỗi có tác dụng trong việc phòng, tránh bệnh nhưng hiệu quả sử dụng lại ngắn, thậm chí ảnh hưởng độc hại tới sức khỏe, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Một số kinh nghiệm về tránh dịch sốt xuất huyết không cần dùng hoá chất.

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Dengue gây ra. Bệnh lây lan chủ yếu do muỗi vằn Aedes aegypti đ.ốt n.gười bệnh sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Do đó, cách phòng bệnh sốt xuất huyết tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng, bọ gậy, phòng chống muỗi đốt và giữ vệ sinh nhà ở cũng như môi trường xung quanh.

Tuy nhiên, hiện tại chưa có vắc xin hay thuốc đặc trị cho bệnh sốt xuất huyết Dengue. Người bệnh bị sốt xuất huyết Dengue và sốt xuất huyết Dengue có thể uống thuốc paracetamol để hạ sốt và giảm đau khớp.

Nhưng tuyệt đối không được uống aspirin vì thuốc này có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết. Với người bệnh bị sốt xuất huyết Dengue nặng, nhất thiết phải vào bệnh viện điều trị theo phác đồ, tuyệt đối không được tự điều trị ở nhà hoặc trạm y tế.

Để đề phòng, người bệnh cần áp dụng các biện pháp để hạn chế lây truyền bệnh bằng cách ngủ màn tẩm hóa chất diệt côn trùng, nhất là trong thời gian bị sốt. Những người đã hồi phục sau khi nhiễm một chủng virus Dengue sẽ miễn dịch suốt đời với chủng ấy. Tuy nhiên, nếu họ vẫn có thể bị nhiễm các chủng vi rút Dengue khác và khi đó thường tiến triển thành sốt xuất huyết Dengue nặng.

Ngoài ra, bạn có thể áp dụng một số kinh nghiệm của các mẹ bỉm sữa về tránh dịch sốt xuất huyết không cần dùng hoá chất:

Chanh: Cắt đôi vài quả chanh, nhỏ vào mỗi nửa quả vài giọt tinh dầu sả/hương thảo/hạt mùi rồi xếp lên khay đặt ở trong phòng. Những khay chanh như thế có thể để được 4 ngày mà vẫn còn thơm mùi tinh dầu. Đặc biệt, nhờ có tinh dầu nên chanh để lâu không bị ruồi dấm hay dĩn bay xung quanh. Sau một tuần, bạn có thể tận dụng nước cốt vắt từ những trái chanh này để lau nhà cửa, bệ bếp.

Chanh kết hợp với nụ đinh hương: Cũng với nguyên liệu là những trái chanh, sau khi cắt đôi vài quả, chị Thanh gắn thêm nụ đinh hương lên trên. Chanh và đinh hương để qua đêm bị khô, hết mùi, có thể đem đun lấy nước lau nhà.

Dùng vỏ bưởi: Trong vỏ bưởi có chứa loại tinh dầu mà muỗi rất ghét. Khi mùi hương này lan tỏa, hệ thần kinh của muỗi sẽ bị tê liệt và chúng sẽ phải chạy thật xa.

Cách 1: Các mẹ lấy vỏ bưởi khô cho vào túi lưới hoặc rải xung quanh các ô cửa nơi muỗi hay lui tới là được. Cách này phù hợp với phòng có diện tích nhỏ.

Cách 2: Đốt 1 lượng vỏ bưởi khô vừa đủ để tạo khói hương bay khắp nhà. Khi ngửi thấy thì cả muỗi, ruồi, gián, kiến… đều sẽ chạy thật nhanh.

Cách 3: Cho vỏ bưởi vào nồi nước để đun, khi nước sôi thì mở vung, vặn nhỏ lửa và cứ để khoảng 20 – 30 phút cho mùi tinh dầu bưởi bay khắp nhà.

Dùng tỏi: Khi được chiết thành tinh dầu, hợp chất Allicin có trong tỏi sẽ tiết ra rất nhiều, gây nồng và khiến loài muỗi khiếp sợ.

Bước 1: Mẹ cho vài tép tỏi đã bóc vỏ vào nồi nước để đun. Khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa, mở vung đun khoảng 30 phút.

Bước 2: Đổ nước tỏi vào bình xịt rồi xịt quanh nhà để đuổi muỗi.

Sau vài tiếng, mùi tỏi sẽ lan tỏa ra khắp nhà.

Dùng dầu gió: Các thành phần chính trong dầu gió là dầu tràm, tinh dầu bạc hà…giúp đuổi muỗi rất tốt. Đặc biệt, trong tinh dầu bạc hà có chất nepetalactone, khi muỗi ngửi phải sẽ bị choáng, mất đi thăng bằng.

Trước khi đốt nhang muỗi, mẹ nhỏ 3 giọt dầu gió lên vòng nhang muỗi đồng thời quét thêm 1 ít dầu gió lên trên để độ thấm rộng hơn chứ không tập trung ở 1 điểm. Cách này vừa giúp đuổi muỗi lại mang đến mùi hương dễ chịu.

Ngoài ra, chúng ta có thể nhỏ vài giọt dầu gió vào nước tắm ấm của con để ngăn muỗi tiếp cận bé.

Sả, nụ đinh hương và các loại tinh dầu tự nhiên vừa có tác dụng đuổi muỗi vừa không ảnh hưởng tới sức khỏe.

Sả: Ngâm của sả vào chút nước để sả lên chồi mới, tuy nhiên cần thay nước liên tục.

Hương thảo tươi: Cắm loại cây này hoặc một số loại cây có tác dụng đuổi muỗi khác trong nhà cũng là một cách hiệu quả.

Tinh dầu, trầm hương: Đốt đèn tinh dầu với các loại mùi sả, oải hương, hương thảo, hạt mùi, chanh… hoặc đốt trầm hương trong nhà để đuổi muỗi.

Xịt phòng sả, hạt mùi: Không chỉ dùng để xịt vào không gian trong phòng mà chị Thanh còn xịt lên rèm cửa, chăn, ga, gối, đệm.

Tinh dầu khuếch tán: Treo những lọ tinh dầu này (đặc biệt là các mùi hương có tác dụng đuổi muỗi như sả, chanh, oải hương, hương thảo…) trong ô tô, toilet, tủ quần áo, nơi không gian hẹp, nhỏ hay bị ẩm.

Nước lau nhà, nước giặt: Bạn có thể tự nấu nước bồ hòn pha tinh dầu sả, chanh, quế… để lau sàn, bề mặt đồ đạc và giặt quần áo hàng ngày.

Tự làm bẫy bắt muỗi từ chai nước ngọt: Từ một chai nước ngọt thông thường, các chị có thể tự chế bẫy bắt muỗi hiệu quả.

Nguyên liệu: Chai nước ngọt 1,5 – 2 lít, đường nâu, men, kéo, băng dính đen…

Cách làm:

– Bước 1: Cắt đôi chai nước ngọt ra

– Bước 2: Dùng 2 muỗng đường nâu vào 1 cốc nước nóng đầy

– Bước 3: Để nguội rồi cho nước đường vào nửa thân dưới của chai nước ngọt

– Bước 4: Thêm 1ml men vào hỗn hợp nước đường, không cần khuấy

– Bước 5: Lấy nửa thân trên của chai nước ngọt úp ngược lại cho phần cổ chai nằm hoàn toàn trong nước đường

– Bước 6: Dùng băng dính đen bọc lại.

Sự kết hợp giữa nước đường và men sẽ tạo ra khí CO2 giúp hút muỗi, vì vậy, muỗi sẽ không bay vào nhà nữa mà sẽ rơi vào nước.

Mùa mưa, chủ động phòng sốt xuất huyết từ thói quen sinh hoạt

Mùa mưa đến cũng là lúc phải nâng cao cảnh giác với nhiều dịch bệnh nguy hiểm khác, trong đó có sốt xuất huyết.

Đây là bệnh có thể chủ động phòng tránh, nhất là trong thời điểm dịch COVID-19 đang còn nhiều biến động, càng không thể để tình hình “dịch chồng dịch” gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

Phòng ngừa bệnh dễ dàng từ thói quen sinh hoạt

Vấn đề được xem là cốt lõi làm cho dịch bệnh bùng phát nhanh chóng hiện nay có lẽ là việc người dân vẫn chưa có thói quen diệt muỗi, diệt lăng quăng một cách triệt để trong các thói quen sinh hoạt hàng ngày ngay tại nhà, chính những thói quen này, cộng với tình hình thời tiết hiện nay và tâm lý chủ quan cũng là cơ hội khiến muỗi sinh sản nhanh chóng và gây bệnh.

Ngành Y tế kiểm tra công tác phòng bệnh sốt xuất huyết tại hộ dân.

Bệnh sốt xuất huyết hoàn toàn có thể tự phòng, chống tại nhà, cần lưu ý, mỗi ngày chỉ cần vài phút phút là có thể ngăn ngừa bệnh.

Hiện nay, theo khuyến cáo của Bộ Y tế biện pháp chủ yếu và hiệu quả để ngăn ngừa bệnh là diệt muỗi, diệt bọ gậy và phòng muỗi đốt. Để tích cực phòng bệnh cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:

Diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy:

– Đậy kín tất cả dụng cụ chứa nước.

– Thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn để diệt lăng quăng/bọ gậy.

– Thay rửa các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ thường xuyên để đảm bảo đồ chứa nước luôn sạch sẽ, không tạo môi trường sinh sôi cho loăng quăng/bọ gậy.

– Thu gom và hủy các vật phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ,… dọn dẹp vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.

– Thả muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước các bình cắm hoa thường xuyên.

Phòng chống muỗi đốt:

– Mặc quần áo dài, kể cả ở nhà.

– Ngủ trong màn bất kể là ngày hay đêm.

– Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem bôi đuổi muỗi, vợt điện diệt muỗi… để tránh bị đốt.

– Nếu nhà có trường hợp mắc bệnh thì nên cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.

– Phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

Tuy nhiên, ngoài những thói quen phòng, chống bệnh từ bên ngoài kể trên, một chế độ ăn uống lành mạnh, uống đủ nước cho cơ thể và ăn các loại quả chứa nhiều Vitamin C, cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp cơ thể tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh.

Bệnh sốt xuất huyết thường bùng phát vào mùa mưa, tại những vùng có vệ sinh môi trường kém, nhiều ao nước đọng. Đây là môi trường thuận lợi cho muỗi sinh sản và đi hút m.áu người, gây lây nhiễm virus Dengue.
Trước đây, bệnh sốt xuất huyết thường gặp ở t.rẻ e.m, nhưng hiện nay rất nhiều người lớn cũng mắc bệnh và tỷ lệ t.ử v.ong do căn bệnh này khá cao. Bệnh sốt xuất huyết có thể khiến cơ thể người bệnh trở nên đau nhức, đặc biệt là ở các khớp. Các triệu chứng của bệnh từ thể nhẹ đến thể nặng sẽ lần lượt xuất hiện, thậm chí một số trường hợp có thể khiến người bệnh t.ử v.ong nhanh chóng.
Bệnh sốt xuất huyết có lây không?
Sốt xuất huyết là bệnh không lây qua đường hô hấp, dịch tiết hay tiếp xúc với người bệnh. Virus gây bệnh sốt xuất huyết chỉ lây bệnh bằng con đường muỗi vằn đ.ốt n.gười bệnh nhiễm virus, sau đó truyền bệnh cho người khỏe mạnh qua vết đốt.
Không có sự lây truyền trực tiếp bệnh sốt xuất huyết từ người sang người.
Loài muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết có tên là Aedes aegypti hoặc muỗi Aedes albopictus, chúng có thể đưa virus gây bệnh vào m.áu của bệnh nhân bằng cách chích (đốt) người bệnh. Muỗi Aedes aegypti hoạt động ban ngày, đặc biệt chỉ có muỗi cái mới có thể chích người và truyền bệnh.
Ai có nguy cơ cao bị sốt xuất huyết?
Những người sống hoặc đi du lịch đến những quốc gia ở vùng nhiệt đới hoặc các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao đều có khả năng bị nhiễm virus sốt xuất huyết. Bên cạnh đó, những người có nguy cơ cao hơn bao gồm:
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Phụ nữ mang thai (virus có thể truyền từ mẹ sang thai nhi)
Người cao t.uổi
Người có hệ thống miễn dịch bị tổn thương

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *