Cách trị bệnh hô hấp bằng củ cải trắng đơn giản dễ thực hiện

Ngoài việc làm thức ăn, củ cải còn là vị thuốc quý chữa ho, viêm họng, viêm phế quản…

Củ cải trắng có tên thuốc là la bạc tử hay lai phục tử, la bặc tử, rau lú bú… Tên khoa học Raphanus sativus L. Thuộc họ cải Brassicaceae hay chữ thập (Crucifereae), được trồng phổ biến khắp nước ta.

Trong 100g củ cải có năng lượng 17kcal, nước 95,04g, protein 0,67g, chất béo 0,24g, carbohydrate 3,43g, đường tổng số 1,83, chất xơ 1,6g; chất khoáng như: canxi (Ca) 17mg, sắt (Fe) 0,15g, magiê (Mg) 9mg, phốt pho (P) 24mg, kali (K) 285mg, sodium (Na) 249mg, selenium (Se) 0,7mg, vitamin C 15,1mg, niacin (vitamin B3) 0,15mg, folate 17mg, choline 6,8mg.

Theo Đông y, la bặc tử (hạt củ cải) vị cay ngọt, tính bình. Vào kinh tỳ, vị và phế. Có tác dụng đưa hơi đi xuống (giáng khí), trừ đờm; ngoài ra, còn có tác dụng tiêu thực (giúp tiêu hóa). Địa khô lâu (củ cải phơi khô) có tác dụng lợi niệu, tiêu thũng, lưu thông hơi ở phổi; kiện tỳ tiêu thực, hạ khí hóa đàm, hóa tích khoan trung, sinh tân giải độc. Dùng cho các trường hợp đầy bụng không tiêu, viêm khí phế quản ho nhiều đờm, khản tiếng; thổ huyết c.hảy m.áu cam, bệnh đái tháo đường và hội chứng lỵ.

Củ cải trắng

Dưới đây là một số cách dùng củ cải chữa bệnh:

Chữa ho: củ cải trắng 1kg, quả lê 1kg, gừng tươi 250g, sữa 250g, mật ong 250g. Cách làm: lê gọt vỏ, bỏ hạt; củ cải, gừng tươi rửa sạch thái nhỏ. Cho từng loại vào miếng vải thô sạch để vắt nước, xong để riêng. Đổ nước củ cải, nước lê vào nồi, nấu đến sôi thì bớt lửa lại, nấu tiếp cho đến khi đặc dính thì cho nước gừng, sữa, mật ong vào quấy đều và đun sôi lại. Khi nguội cho vào lọ đậy kín dùng dần, mỗi lần một thìa canh pha vào nước nóng để uống, ngày 2 lần.

Chữa viêm họng: củ cải tươi (1 – 2 củ), một ít đường phèn (hoặc thay bằng mật ong). Cách làm: củ cải cạo vỏ, rửa sạch, cắt dạng sợi, đem trộn với đường phèn, cho vào hũ để qua đêm cho ra nước rồi chắt lấy nước này uống. Cứ khi nước ra, lại chắt lấy nước, làm liên tục vài ngày.

Chữa người già bị viêm phế quản mạn tính: hạt cải củ sao 12g, hạt tía tô 12g. Sắc uống trong ngày. Hay lấy củ cải hầm bì sứa: bì sứa 120g, củ cải 60g. Thêm nước và gia vị, hầm nhừ chia ăn 2 lần trong ngày.

Chữa viêm phế quản mạn tính, ho nhiều đờm: hạt cải củ sao 12g, hạnh nhân 12g, cam thảo sống 8g. Sắc uống.

Dùng cho trường hợp khản giọng, mất tiếng, nôn ói, loét miệng: củ cải, gừng tươi liều lượng tùy ý, ép lấy nước chia ra cho uống rải rác ít một trong ngày để ngậm và nuốt từ từ. Có thể trộn cùng nước giá đậu xanh cũng rất hay.

Chữa các trường hợp suy nhược, viêm khí phế quản, ho suyễn: dùng món canh thịt dê, cá diếc, củ cải. Cụ thể thịt dê 100g, cá diếc 1 con, củ cải 60g. Thêm nước và gia vị nấu canh lẩu, ăn nóng.

Chữa các trường hợp hen suyễn, viêm khí phế quản mạn tính, cảm sốt ho nhiều đờm dùng nước ép củ cải hấp đường phèn: củ cải tươi (hoặc luộc chín) 500g. Ép lấy nước, thêm đường phèn lượng thích hợp cho uống, ngày 1 lần.

Chữa tiêu hóa kém, mồm hôi, bụng trướng, đại tiện khô: hạt cải củ sao 12g, chỉ xác 8g, thần khúc sao sém 16g. Sắc kỹ uống trong ngày.

Chữa lỵ đau mót đại tiện: hạt cải củ 12g, tỏi 1 củ. Hạt cải củ nghiền thành bột, tỏi củ giã nát ép lấy nước. Uống bột thuốc và nước tỏi với nước đun sôi còn nóng.

Chữa trường hợp đầy bụng không tiêu do ăn uống quá nhiều các loại bánh kẹo, đường, mỡ làm món cháo củ cải: gạo tẻ 100g, củ cải 50g. Củ cải thái lát cùng gạo nấu cháo, thêm chút muối cho ăn.

Chữa các trường hợp đại tiện xuất huyết rỉ rả liên quan đến trĩ và uống rượu dùng món củ cải hầm nước gừng: củ cải (cả lá và cuống) 20 củ. Rửa sạch thái lát nấu nhừ, thêm mấy lát gừng, bột gạo, ít dấm, đun sôi để vừa nguội cho ăn.

Dùng cho người lao phổi, giãn phế quản: củ cải trắng hoặc xanh 1kg, thịt dê (hoặc cừu) 500g, hành, gừng tươi, rượu trắng, gia vị. Cách làm: thịt dê bóc màng lọc gân, rửa sạch, cắt miếng nhỏ rồi đem trụng nước sôi, vớt ra rửa sạch để ráo nước, rồi ướp hành, gừng, rượu trắng và cho vào nồi với lượng nước vừa dùng, nấu sôi. Củ cải cạo vỏ rửa sạch, cắt miếng nhỏ, trụng nước sôi vớt ra, cho vào nồi nấu thịt dê đang sôi, nấu cho chín mềm, nêm nếm gia vị.

Trị đau do sỏi mật: củ cải tươi đem thái thành từng miếng dày, rồi đem tẩm cho thấm mật ong. Sau khi tẩm, đem sấy khô, dùng củ cải đã tẩm sấy này.

Đái tháo đường: củ cải 200g, gạo tẻ 50g và một ít nếp đem nấu cháo. Dùng lúc cháo nóng, ngày 2 lần.

Kiêng kỵ: hạt cải củ có thể hao tổn khí (sức lực) nên người sức yếu (khí hư) không bị đầy tích, đờm trệ đọng thì cấm uống. Người tỳ vị hư hàn nên hạn chế dùng củ cải.

BS. Hoàng Xuân Đại

Theo Sức khỏe & Đời sống

Thời tiết chuyển mùa: Bệnh hô hấp nào hay gặp ở trẻ?

Đường hô hấp chính là nơi mà nhiều mầm bệnh (virut, vi khuẩn) dễ dàng xâm nhập khi chung ta hít thở.

Đối với trẻ, đường thở ngắn và hẹp nên mầm bệnh dễ xâm nhiêm hơn. Nhiêm khuân hô hâp câp cung la môt trong nhưng bênh co tỉ lê tư vong cao ơ tre dươi 5 tuôi. Sau đây là các bệnh hô hấp câp thường gặp ở trẻ khi thời tiết chuyển mùa thu – đông.

Khám bệnh đường hô hấp cho trẻ.

Viêm họng cấp tính: Viêm mũi họng là bệnh có thể gặp quanh năm nhưng khi thời tiết chuyển mùa từ nóng sang hanh khô va lạnh sẽ dễ mắc bệnh. Phần lớn viêm mũi họng cấp do virut cúm gây ra (có rất nhiều chủng virut cúm khác nhau) tuy nhiên, cũng có thể do vi khuẩn. Triệu chứng đầu tiên là đau họng khi nuốt, sốt, khàn tiếng, ho do bị kích ứng ở đường hô hấp trên, có thể kèm theo sổ mũi, ngứa mũi. Bệnh không chữa trị kịp thời dẫn tới biến chứng viêm xoang cấp, viêm tai giữa cấp, viêm phổi. Đặc biệt, nếu do liên câu khuân tan m.áu nhóm A gây ra mà không được chữa trị hiệu quả, bệnh có thể dẫn đến biên chưng năng nê ơ khớp, cơ tim và van tim. Chính vì vậy, cha mẹ nên quan tâm đúng mức tới sức khỏe của trẻ, cần thiết phải cho trẻ đi thăm khám bác sĩ khi có triệu chứng như sốt cao, trẻ li bì, ho nặng tiếng, kho thơ…

Viêm VA: Thường xảy ra ở trẻ từ 6-7 tháng t.uổi đến 4 t.uổi nhưng cũng có khi gặp ở trẻ lớn hơn. Biểu hiện của bệnh: Trẻ bị sốt trên 380C, chảy mũi, lúc đầu chảy mũi trong, loãng, những ngày sau thường chảy mũi nhầy, mủ. Trẻ cũng bị ngạt mũi. Bệnh thường kèm theo ho, nếu có biến chứng viêm phế quản, ho sẽ trở nên trầm trọng hơn nhiều. Ngoài ra, có thể thấy trẻ mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc… Điều trị bằng thuốc giảm sốt, chống ngạt mũi, chảy mũi. Nếu thấy mũi cháu có mủ vàng xanh mới cần dùng kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Viêm amidan cấp: Viêm amidan cấp không khó phát hiện. Biểu hiện: tre mệt mỏi, kém ăn, sốt 39-40C. Trẻ lơn kêu đau họng, co khi kêu đau lên tai khi nuốt, nhất là lúc ăn uống nên hay nôn. Đôi khi xuất hiện ho từng cơn do kích thích hoặc ho có đờm do có dịch xuất tiết ở họng. Giọng nói có thể thay đổi. Trẻ nhỏ thường thở khò khè, ngáy to. Hơi thở hôi. Thương sau khơi phat 3-4 ngày, bệnh nhi hết sốt. Nhưng nếu không được điều trị, bệnh có thể lan xuống thanh quản, phế quản hoặc gây các biến chứng như áp-xe quanh amidan, viêm tai giữa.

Viêm thanh quản cấp: Có thể xảy ra ở mọi lứa t.uổi nhưng trẻ nhỏ gặp nhiều hơn. Bệnh khởi phát bằng một nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: sau khi sổ mũi, xuất hiện triệu chứng đau họng, ho, khàn tiếng. Tiếng ho có đặc điểm khàn khàn hoặc ông ổng. Bệnh thường nhẹ, ít khi dẫn tới suy hô hấp, trừ trẻ nhỏ. Thường viêm thanh quản cấp kèm theo có viêm phế quản hoặc ở t.rẻ e.m đây là báo hiệu của một bệnh như sởi… Nguyên nhân thường do virut gây ra, trừ trường hợp có dịch bạch hầu. Trương hơp nhe co thê theo doi va xử trí tại nhà, cần giữ ấm cổ, tránh gió lạnh, có thể uống vitamin C. Trong trường hợp nặng có thở rít, khó thở, co rút hõm trên xương đòn, trẻ vật vã, kích thích, cần đưa trẻ đi viện để được theo dõi điều trị.

Viêm phế quản cấp (còn được gọi là viêm khí – phế quản cấp): Viêm khí – phế quản có thể xảy ra ở bất cứ lứa t.uổi nào, thường sau khi thay đổi thời tiết hoặc bị viêm họng, viêm mũi do không chữa trị hiệu quả kịp thời… Biêu hiên ho lúc đầu ít, sau tăng dần. Ho khan không có đờm. Khi ho, tre lơn có thể kêu đau vùng dưới xương ức và vùng thượng vị. Sốt nhe, có thể không sốt. Sau 1-2 ngày ho, sẽ có đờm, đờm lúc đầu loãng sau đặc dần. Nguyên nhân thường do virut gây ra, một số trường hợp do vi khuẩn. Xử trí: Bệnh có thể điều trị và theo dõi tại nhà, dùng các thuốc ho, thuốc long đờm, kháng sinh nếu cần thiết theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, ơ tre nho, cân theo doi tinh trang co thê năng như kho thơ va suy hô hâp.

Lơi khuyên cua thây thuôc

Trên đây là một số bệnh thường gặp ở trẻ khi thời tiết chuyển mùa, các cha mẹ cần chú ý quan tâm đúng mức đê bao vê sức khỏe của trẻ. Cho trẻ đi thăm khám bác sĩ khi có triệu chứng như sốt cao, trẻ li bì, ho nặng tiếng. Một điều các bậc phụ huynh cần lưu ý là t.rẻ e.m khi mắc bệnh, nhất là trẻ nhỏ thì diễn biến thường nặng và khó lường… Do đó, nếu những bệnh lý này không được phát hiện, điều trị, xử trí sớm và đúng sẽ xảy ra các biến chứng nguy hiểm như: suy hô hấp cấp, viêm phổi, viêm tai, viêm màng não, áp-xe phổi, tràn khí, tràn dịch màng phổi và có thể dẫn đến t.ử v.ong.

Làm gì để phòng bệnh?

Giữ ấm bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu cho trẻ khi thời tiết trở lạnh, nhất là khi đưa trẻ đi ngoài trời vào buổi tối hoặc sáng sớm; Không nên cho trẻ tiếp xúc với người có biểu hiện cúm, viêm đường hô hấp và những chỗ đông người ngột ngạt, có khói t.huốc l.á; Cho trẻ uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp từ tủ lạnh như: kem, đá.

Tăng cường dinh dưỡng với thực đơn cân đối gôm các nhóm dưỡng chất như: tinh bột, chất đạm, chất béo và rau củ quả. Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho trẻ. Đây là những dưỡng chất quan trọng vừa giúp trẻ phát triển hoàn thiện cả về thể chất lẫn tinh thần cũng như tăng cường hệ miễn dịch; Tiêm phòng vắc-xin để phòng chống các loại bệnh cho trẻ.

BS. Trần Kim Anh

Theo SK&ĐS

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *