Cách xông phòng ở, nơi làm việc ngừa Covid-19

Sử dụng các dược liệu hoặc tinh dầu từ sả, chanh, bạc hà, húng quế, gừng, tỏi… để xông hơi nơi ở, phòng làm việc giúp hạn chế lây nhiễm nCoV.

Theo Hướng dẫn tạm thời sử dụng y dược cổ truyền để phòng, chống dịch Covid-19 Bộ Y tế ban hành ngày 25/9, tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp trên, giai đoạn đầu tập trung chủ yếu ở vùng mũi họng. Việc sử dụng một số phương pháp y học cổ truyền kết hợp với các phương pháp phòng bệnh khác giúp hạn chế lây nhiễm và phòng ngừa bệnh. Có thể sử dụng các tinh dầu, dược liệu để xông phòng ở, nơi làm việc, lan tỏa mùi hương thông tai mũi họng, trừ thấp trong cơ thể.

Phương pháp thứ nhất sử dụng các nguyên liệu như hoắc hương, sả, chanh, bạc hà, húng quế, gừng, tỏi, lá bưởi, kinh giới, tía tô, tràm gió… Có thể dùng một loại dược liệu hoặc phối hợp nhiều loại dược liệu, mỗi loại 200g-400 g, tùy theo diện tích phòng. Cho dược liệu vào nồi, đổ nước ngập, đậy nắp nồi, đun sôi lăn tăn, mở nắp để hơi nước bão hoà tinh dầu khuếch tán ra không gian phòng, tiếp tục đun sôi nhỏ thêm 30 phút, đóng cửa phòng khoảng 20 phút. Ngày làm hai lần, sáng và chiều.

Cách thứ hai sử dụng tinh dầu hoắc hương, sả, chanh, bạc hà, hương nhu, bưởi, tràm, quế… được cơ quan có thẩm quyền cấp phép lưu hành. Tùy theo diện tích phòng (10-40 m2 ) lấy lượng tinh dầu phù hợp (2-4 ml), hòa tan tinh dầu trong ethanol 75%, lắc đều, cho vào bình xịt phun sương, xịt quanh phòng, đóng cửa phòng khoảng 20 phút, ngày xịt 2-3 lần.

Với phương pháp này, Bộ Y tế lưu ý không được xông trực tiếp vào người; không xông tinh dầu trong phòng ngủ có t.rẻ e.m dưới 30 tháng t.uổi, t.rẻ e.m có t.iền sử co giật do sốt cao, động kinh, người có dị ứng với tinh dầu.

Ngoài ra để phòng ngừa nCoV có thể sát khuẩn hoặc vệ sinh tại chỗ vùng mũi họng như sử dụng dung dịch có nguồn gốc từ dược liệu có tác dụng tuyên phế lợi họng, thuốc cổ truyền để súc họng, xịt mũi họng, xông mũi họng nhằm làm sạch đường hô hấp trên.

Bên cạnh đó, có thể sử dụng các dược liệu, thuốc cổ truyền nhằm bồi bổ chính khí, nâng cao thể trạng từ bên trong cơ thể bằng đường uống như hoài sơn, trần bì, hoàng kỳ, bạch linh, bạch biển đậu, đảng sâm, thái tử sâm, ý dĩ nhân, cam thảo…

Bộ Y tế lưu ý người có bệnh lý nền, người có thể trạng béo phì cần tuân theo tư vấn và chỉ định của thầy thuốc, không nên tự ý sử dụng.

6 loại cây trồng hữu ích trong nhà bếp

Nha đam, húng quế, trầu bà… có thể thanh lọc không khí, khử mùi nhà bếp, vừa giúp trị bỏng, làm gia vị tốt cho tiêu hóa.

Bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ, Giảng viên khoa Y học cổ truyền, Đại học Y dược TP HCM cho biết: Các tiêu chí để lựa chọn một loại cây đặt trong nhà bếp thường là dễ trồng, có sức sống tốt, đa năng vừa có thể ăn được, có thể sơ cứu khi bị bỏng, vừa có tác dụng thanh lọc không khí, có hương thơm dịu nhẹ để khử mùi.

Một số loại cây phù hợp với nhà bếp có thể kể đến như nha đam, húng quế, trầu bà, rau tần… Trong đó húng quế là loại rau thơm rất dễ trồng trong nhà bếp. “Loại rau này giúp tăng thêm mùi vị cho món ăn, tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho tiêu hóa…”, bác sĩ Vũ nói.

Mùi hương từ cây húng quế giúp thư giãn, giải tỏa stress. Ngoài ra, chúng còn có tác dụng xua muỗi, đuổi ruồi hiệu quả. Cây ưa nhiều nắng, thích hợp trồng gần cửa sổ nhà bếp. Ảnh: Joe Lingeman.

Cây nhện được ví như một máy lọc không khí tự nhiên, giúp loại bỏ mùi, khói và các chất ô nhiễm từ môi trường.

Bạn có thể để chậu cây này ở bất cứ nơi đâu trong nhà bếp của bạn, như ngay cạnh cửa sổ, trên bàn ăn, trên kệ tủ… Ảnh: Rachel Jacks.

Rau tần lá dày hay còn gọi húng chanh, là một vị thuốc dân gian trị ho, viêm họng hiệu quả ở trẻ nhỏ, tốt cho tiêu hóa. Ngoài ra, còn có tác dụng trị lành các vết côn trùng cắn, phù hợp cho nhà bếp.

Có thể trồng trong chậu hoặc thùng xốp, cây ưa sáng nên để gần cửa sổ. Ảnh: Wikimedia.

Trầu bà sinh trưởng tốt, dễ trồng, dễ chăm sóc. Cây có tác dụng lọc không khí, loại bỏ các hợp chất có hại cho sức khỏe như aldehyde formic, monoxide de carbone, benzene, toluene. Ảnh: Canal Midi.

Nha đam là một trong những loại cây có sức sống mãnh liệt. Ngoài tác dụng thanh lọc không khí, nha đam rất hữu ích khi bạn bị bỏng. Gọt vỏ, lấy phần thịt nha đam xoa lên vết bỏng giúp làm dịu vết bỏng và mau hồi phục. Ảnh: Thespruce.

Cây thường xuân ưa sáng, thích hợp đặt cạnh cửa sổ nhà bếp hoặc trên bồn rửa. Ngoài tác dụng tạo mảng xanh cho nhà bếp, cây thường xuân giúp thanh lọc không khí, giảm thiểu các chất gây ô nhiễm không khí trong nhà như formaldehyde, benzen, nấm mốc và vi khuẩn. Ảnh: Archyde.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *