Cải thiện đời sống chăn gối ở bệnh nhân tiểu đường

Chúng ta đều biết ảnh hưởng của bệnh tiểu đường lên mắt, chân và thận. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng đường huyết không được kiểm soát cũng có thể ảnh hưởng tới đời sống t.ình d.ục.

Bệnh tiểu đường có thể là nguyên nhân làm giảm ham muốn t.ình d.ục ở cả nam và nữ

Rối loạn chức năng cương dương

Khoảng 50% nam giới bị tiểu đường (cả tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2) bị rối l.oạn c.ương d.ương. Lượng m.áu tuần hoàn tới bộ phận s.inh d.ục ít và tổn thương thần kinh do tiểu đường ảnh hưởng tới khả năng cương cứng. Hơn nữa, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng đường huyết cao có thể cản trở sự sinh tinh và cũng dẫn tới giảm độ di động t.inh t.rùng và thể tích t.inh d.ịch.

Giảm ham muốn

Tiểu đường có thể là nguyên nhân làm giảm ham muốn t.ình d.ục ở cả nam và nữ và giảm cảm giác thỏa mãn. Ở phụ nữ bị tiểu đường, những người có hoạt động t.ình d.ục và cũng đang điều trị insulin để kiểm soát hàm lượng đường huyết thường bị khô â.m đ.ạo. Ngoài ra, nguy cơ là cao ở những phụ nữ t.iền mãn kinh bị tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2.

Nguy cơ viêm nhiễm

Nếu bạn bị tiểu đường, nguy cơ nhiễm vi khuẩn hoặc virus như n.hiễm t.rùng âm đạo, nhiễm nấm candida hoặc n.hiễm t.rùng đường tiết niệu sẽ cao hơn so với những người không bị tiểu đường. Và nếu không được kiểm soát, nó có thể khiến cho đời sống t.ình d.ục của bạn gặp khó khăn.

Biện pháp cải thiện đời sống t.ình d.ục

Kiểm soát lượng đường. Lượng đường trong m.áu ổn định giúp bảo vệ mạch m.áu, ngăn ngừa tổn thương thần kinh, và có tác động tích cực đến việc giúp â.m đ.ạo chống lại nguy cơ n.hiễm t.rùng.Do đó, bạn nên hạn chế tiêu thụ carbs có chỉ số đường huyết cao, thay vào đó ăn nhiều các loại trái cây và rau củ.

Tập thể dục đều đặn. Nghiên cứu cho thấy tập thể dục đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện các triệu chứng bệnh tiểu đường cũng như đời sống t.ình d.ục bằng cách tăng cường sức khỏe tim mạch, cải thiện tính linh hoạt, khả năng chịu đựng và tăng lưu lượng m.áu đến các khu vực quan trọng của cơ thể. Các bài tập yoga giúp ích rất nhiều trong việc tăng khả năng lưu thông m.áu, thậm chí còn có thể đ.ánh thức cảm giác ở những khu vực thần kinh bị tổn thương.

Bổ sung thực phẩm tăng ham muốn. Một số loại thực phẩm nhất định đã được chứng minh có tác động tích cực đến đời sống t.ình d.ục. Kẽm làm việc như chất thúc đẩy ham muốn t.ình d.ục bằng việc tăng cường khả năng sản xuất testosterone, hormone liên quan đến sự gia tăng ham muốn.

Sử dụng chất bôi trơn. Với một số người, chất bôi trơn được xem là một trong những vũ khí t.ình d.ục lợi hại, đặc biệt là ở bệnh nhân tiểu đường. Vì thế, cần lựa chọn loại thích hợp, tránh những loại có chứa các loại đường, như glycerin và propylene glycol sẽ làm mất độ cân bằng pH trong â.m đ.ạo, kích hoạt n.hiễm t.rùng nấm men.

Ngủ đủ giấc. Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường trong m.áu. Ngủ ít hơn 6 tiếng/ngày thường xuyên khiến lượng đường trong m.áu có khả năng tăng cao. Chưa kể, nếu bị mất ngủ kéo dài sẽ làm giảm ham muốn cũng như sự thỏa mãn trong đời sống vợ chồng.

Theo anninhthudo

Nước ngô rất tốt nhưng không phải ai uống cũng ‘lành’, cẩn thận không nhập viện

Nước ngô được khá nhiều người ưa thích sử dụng. Thế nhưng không phải ai cũng uống được loại nước này, đặc biệt đối với thai phụ chỉ nên uống nước râu ngô 2 lần mỗi tuần, những thai phụ bị chẩn đoán nước ối ít thì hạn chế dùng.

Ảnh minh họa: Internet

Công dụng tuyệt vời của nước râu ngô:

Hỗ trợ giảm cân: Nước râu ngô chứa lượng calo thấp lại có tác dụng lợi tiểu nên có thể hỗ trợ tốt cho những người đang muốn giảm cân. Uống nước râu ngô còn cải thiện quá trình trao đổi chất và thải độc cơ thể.

Chống oxy hóa: Nước râu ngô chứa nhiều dinh dưỡng như vitamin A, vitamin B1, B2, B6, vitamin K, vitamin C… và các vi chất ở dạng tự nhiên. Các chất này có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Thanh nhiệt, giúp thải độc cơ thể: Trong nước râu ngô có chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt cho việc kích thích loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thế, tăng cường chức năng gan, chức năng bài tiết và giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.

Râu ngô chứa các chất có tính kháng khuẩn, sát khuẩn tự nhiên. Nó thường được sử dụng để điều trị các vấn đề về da như phát ban, nhọt, giúp giảm ngứa và đau do vết cắn của côn trùng, vết xước và các vết cắt nhỏ.

Ảnh minh họa: Internet

Trị chứng xuất huyết: Râu ngô chứa vitamin K – một chất có tác dụng kiểm soát xuất huyết, đặc biệt là trong trường hợp phụ nữ có thai. Tuy nhiên, các thai phụ không được tự ý sử dụng nước râu ngô mà không có sự tư vấn của bác sĩ

Chống lại bệnh n.hiễm t.rùng đường tiết niệu: Do tính chất khử trùng và lợi tiểu, râu ngô có tác dụng tuyệt vời chống lại bệnh n.hiễm t.rùng đường tiết niệu. Người bị sỏi thận, sỏi bàng quang, niệu quản thường xuyên sử dụng nước râu ngô có thể làm tan các loại sỏi tạo thành do urat, photphat, carbonat.

Bên cạnh đó, loại nước này còn giúp ngăn chặn chứng đi tiểu rắt của các bệnh nhân bị viêm hay phì đại tuyến t.iền liệt.
Hỗ trợ đông m.áu: Râu ngô chứa vitamin K giúp m.áu đông nhanh. Vitamin này đảm bảo cơ thể không mất quá nhiều m.áu khi bị thương, do đó giúp m.áu đông lại và ngăn ngừa mất m.áu.

Ảnh minh họa: Internet

Kiểm soát cholesterol: Râu ngô cũng kiểm soát cholesterol trong cơ thể. Cholesterol cao dẫn đến một số bệnh tim mạch nguy hiểm. Do đó, uống râu ngô giúp bạn tránh xa những căn bệnh liên quan tới tim.

Lợi tiểu: Râu ngô có tác dụng lợi tiểu, giúp tống chất độc và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể, do đó giúp ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch và viêm đường tiết niệu (UTC). Nhờ tác dụng lợi tiểu mà râu ngô cũng có thể làm hạ huyết áp ở người huyết áp cao.

Những lưu ý khi uống nước ngô

Theo các chuyên gia, trong trường hợp đang dùng một loại thuốc khác để trị bệnh thì không nên dùng chung với trà râu ngô. Cần chú ý không được dùng chung với bất kỳ loại thuốc lợi tiểu nào khác, cần có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Khi dùng râu ngô để trị bệnh chỉ nên dùng trong khoảng 10 ngày rồi ngưng dùng khoảng một tuần rồi dùng lại, tránh trường hợp rối loạn điện giải. Ngoài ra, cần tránh sử dụng các loại đồ uống lợi tiểu này quá nhiều vào buổi tối sẽ khiến bạn khó ngủ do phải đi tiểu nhiều về đêm.

Với trẻ nhỏ khi sử dụng nước mát giải nhiệt ngày hè cần tránh dùng liên tục hàng ngày thay nước lọc, chỉ nên sử dụng trong một thời gian ngắn. Dùng nhiều, lâu dài thuốc có chất lợi tiểu có thể làm mất cân bằng điện giải, tăng đào thải, kém hấp thu một số vi chất cần thiết cho cơ thể như canxi, kali… Lượng dùng khoảng 20gr râu ngô tươi trở lại, ở dạng râu ngô khô là 10gr. Trẻ nhỏ uống chỉ nên là 1-2 ly nhỏ khoảng 200-300ml mỗi ngày. Lượng nước bổ sung đủ là khi nước tiểu của trẻ trong, chỉ có màu vàng nhạt.

Ảnh minh họa: Internet

Phụ nữ mang thai uống nước râu ngô cũng rất lành. Ở mấy tháng đầu, thai phụ thường hay bị nhiệt. Để khắc phục tình trạng này, thai phụ có thể sử dụng các vị thuốc có tính mát như râu ngô, mía, mã đề. Khi dùng râu ngô kết hợp với mía, thai phụ cần lưu ý râu ngô có tính lợi tiểu mạnh, nếu uống quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều và cạn ối. Để an toàn, thai phụ chỉ nên uống 2 lần mỗi tuần, những thai phụ bị chẩn đoán nước ối ít thì hạn chế dùng loại nước này.

Không dùng cho người mắc bệnh m.áu đông hoặc đăng dùng thuốc chống đông m.áu vì rau ngô có đặc tính cầm m.áu tốt, tăng thêm quá trình đông m.áu của cơ thể.

Không dùng râu ngô thay thế nước lọc (đặc biệt đối với t.rẻ e.m) vì có thể làm cho cơ thể phải đi tiểu nhiều dễ gây ra hiện tượng mất nước. Khi mất nước có thể sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi làm việc sẽ kém tập trung. T.rẻ e.m uống quá nhiều nước râu ngô ảnh hưởng dễ khiến mất cân bằng điện giải và gây kém hấp thu vi chất, chỉ nên dùng râu ngô là nước uống bổ sung với lượng nhỏ cho trẻ uống thêm.

Phụ nữ đang hành kinh không nên uống: Trong thời kỳ đang hành kinh không nên uống nhiều nước rau ngô và cao rau ngô sẽ khiến tình trạng đau bụng kinh sẽ nặng hơn. Râu ngô có tác dụng đông m.áu, vì vậy rất dễ hình thành m.áu hòn m.áu cục, nguy hiểm nhất có thể bị bế kinh.

Thai phụ ít nước ối không nên uống

Phụ nữ mang thai uống nước râu ngô cũng rất lành. Ở mấy tháng đầu, thai phụ thường hay bị nhiệt. Để khắc phục tình trạng này, thai phụ có thể sử dụng các vị thuốc có tính mát như râu ngô, mía, mã đề. Khi dùng râu ngô kết hợp với mía, thai phụ cần lưu ý râu ngô có tính lợi tiểu mạnh, nếu uống quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều và cạn ối. Để an toàn, thai phụ chỉ nên uống 2 lần mỗi tuần, những thai phụ bị chẩn đoán nước ối ít thì hạn chế dùng loại nước này.

Ảnh minh họa: Internet

Trước khi sử dụng râu ngô phải rửa thật sạch.

Chọn râu sợi to, bóng, mượt và có màu nâu nhung. Để tăng hiệu quả tác dụng, cũng có thể phối hợp với các vị thuốc lợi tiểu khác như mã đề, cỏ xước, rễ tranh, rễ sậy, kim t.iền thảo…

Không nên uống quá nhiều. Nếu bạn đang mang thai mà muốn uống nước râu ngô thì hãy hỏi ý kiến của bác sĩ.

Chỉ dùng loại ngô được trồng hữu cơ, không sử dụng phân hóa học. Dùng râu ngô tươi thì tốt hơn là râu ngô phơi khô.

Các chuyên gia cũng khuyên, trong trường hợp đang dùng một loại thuốc khác để trị bệnh thì không nên dùng chung với trà râu ngô.

Cần chú ý không được dùng chung với bất kỳ loại thuốc lợi tiểu nào khác, cần có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Khi dùng râu ngô để trị bệnh chỉ nên dùng trong khoảng 10 ngày rồi ngưng dùng khoảng một tuần rồi dùng lại, tránh trường hợp rối loạn điện giải.

Ngoài ra, cần tránh sử dụng các loại đồ uống lợi tiểu này quá nhiều vào buổi tối sẽ khiến bạn khó ngủ do phải đi tiểu nhiều về đêm.

Với trẻ nhỏ thì không dùng nước ngô thay cho nước lọc.

THÁI HÀ (TỔNG HỢP)

Theo T.iền phong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *