Cẩm nang du lịch an toàn dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5

Dịp lễ 30-4, 1-5 dự báo lượng du khách tại các điểm du lịch tăng cao. Dù trong nước, dịch bệnh đã được kiểm soát tốt, song nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại luôn thường trực.

Nếu bạn đã lên kế hoạch cho chuyến nghỉ dưỡng dịp lễ này, dưới đây là một số “mẹo” để giúp bạn thực hiện một chuyến du lịch một cách an toàn hơn.

Cần tránh đến các bãi biển vào giờ cao điểm, đông người như buổi chiều. (Trong ảnh: Bãi biển Nhật Lệ, Quảng Bình. Ảnh: T.LINH)

Nên chuẩn bị thế nào để đi du lịch cùng nhau?

Nếu bạn chọn đi du lịch, hãy kiểm tra mọi hạn chế đi lại, lệnh lưu trú tại nhà, các yêu cầu kiểm dịch và xét nghiệm trong khu vực địa phương của bạn và tất cả những nơi bạn định đến (kiểm tra các trang web của Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao và cơ quan y tế địa phương). Lưu ý rằng các chính sách này có thể thay đổi mà không cần thông báo trước và kế hoạch du lịch của bạn có thể bị gián đoạn.

Nếu bạn hoặc thành viên của đoàn bị ốm hoặc tiếp xúc với một người có Covid-19 trong chuyến đi của bạn, bạn có thể bị cách ly hoặc cách ly và việc trở về của bạn có thể bị trì hoãn.

Kiểm tra trước những lựa chọn có sẵn tại điểm đến của bạn về phương tiện đi lại, thức ăn và chỗ ở. Hãy nhớ rằng một số hoạt động kinh doanh và dịch vụ có thể bị gián đoạn hoàn toàn hoặc một phần ở các khu vực bị ảnh hưởng, bao gồm giao thông công cộng, cửa hàng và nhà hàng, cũng như các điểm du lịch nổi tiếng – vì vậy hãy kiểm tra thông tin mới nhất về những thay đổi đối với dịch vụ và thủ tục.

Các thành viên của chuyến đi có nguy cơ mắc bệnh nặng cao hơn (thành viên gia đình lớn t.uổi, những người có bệnh nền) nên cân nhắc hoãn tất cả các chuyến du lịch, bao gồm cả các chuyến đi quan trọng đến các điểm đến có nguy cơ cao.

Chuẩn bị đủ thuốc đủ cho cả chuyến đi cho bất kỳ thành viên nào trong chuyến đi đang phải điều trị bệnh kéo dài.

Lên kế hoạch để tránh di chuyển vào thời gian cao điểm và đi các tuyến đường ít tắc nghẽn hơn nếu có thể. Nên mang theo thức ăn và đồ uống của riêng bạn nếu bạn có thể để dự phòng nếu xảy ra bùng dịch trong chuyến đi.

– Khai báo y tế trên tokhaiyte.vn

– Cài ứng dụng Bluezone và luôn để ứng dụng ở chế độ hoạt động, cài ứng dụng “Du lịch Việt Nam an toàn”.

– Đeo khẩu trang thường xuyên (tránh chạm tay lên khẩu trang, khử trùng tay trước và sau khi tháo khẩu trang)

– Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc dung dịch rửa tay có cồn trên 60 độ (sau khi chạm vào các bề mặt, trước và sau khi ăn, tại các nơi đông người)

– Tránh chạm tay vào mặt (mắt, mũi, miệng)

– Cố gắng giữ khoảng cách ít nhất 1 mét với người khác ở nơi công cộng trong thời kỳ bình thường và 2 mét khi đại dịch diễn ra.

– Tìm ngay sự trợ giúp y tế theo số điện thoại đường dây nóng của Bộ Y tế 19009095 nếu bạn hoặc người thân bị sốt, ho, khó thở hoặc các triệu chứng khác của Covid-19.

* Kiểm tra các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tại các nơi lưu trú gồm:

Nhân viên có đeo khẩu trang tại nơi làm việc, thực hiện giãn cách và rửa tay thường xuyên không?

Các biện pháp phòng ngừa bổ sung có được áp dụng, chẳng hạn như tấm chắn thủy tinh tại khu vực nhận phòng, bố trí các biển hiệu hướng dẫn hoặc vật cản tạo khoảng cách để thực hiện giãn cách cho tất cả nhân viên, khách và khách tham quan trong sảnh đợi, thang máy và các không gian công cộng?

Có hệ thống thông gió thích hợp tại chỗ không?

Khách sạn có thực hiện các chính sách về làm sạch và vệ sinh khử khuẩn thường xuyên không?

Những việc nên làm trong chuyến đi

Nếu di chuyển bằng đường hàng không, cố gắng sử dụng các hình thức làm thủ tục trực tuyến hoặc các hình thức tiện lợi khác.

Luôn đến sân bay, nhà ga, bến tàu, bến xe sớm hơn giờ dự kiến để tránh tình trạng đông đúc, quá tải. Tất cả những điều này nhằm hạn chế tiếp xúc tối đa.

Tránh đến những không gian đông đúc, không gian kín, không thông thoáng, cũng như bất kỳ cuộc tụ tập đông người nào như hòa nhạc, sự kiện và tiệc tùng. Tránh giờ cao điểm tại các bãi biển như buổi chiều.

Tại khách sạn: Khử trùng mọi bề mặt tiếp xúc nhiều trong phòng của bạn, bao gồm chìa khóa, tay nắm cửa, điều khiển từ xa, v.v. Nếu có thể, hãy mở cửa sổ để giúp không khi lưu thông cho căn phòng khi bạn đến. Cân nhắc không sử dụng dịch vụ dọn phòng hoặc các dịch vụ phục vụ tại phòng khác để giảm thiểu số lượng người ngoài tiếp xúc với gia đình bạn tại phòng thời gian lưu trú

Kết thúc chuyến đi

Sau khi bạn trở về nhà, hãy làm theo các khuyến cáo hoặc yêu cầu từ chính quyền địa phương như khai báo y tế đầy đủ và tiếp tục tuân thủ tất cả các biện pháp phòng ngừa chính.

Theo dõi bất kỳ triệu chứng nào của Covid-19, đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi qua đường dây nóng để được tư vấn y tế nếu các triệu chứng có tiến triển xấu.

Hy vọng với những mẹo trên, bạn và người thân sẽ có một dịp nghỉ lễ an toàn, đáng nhớ. Thực hiện những điều này là bạn đã góp một phần vào nỗ lực ngăn chặn dịch Covid-19 tái bùng phát trong cộng đồng.

Thêm một chữ K trong nguyên tắc phòng dịch Covid-19

Bên cạnh nguyên tắc 5K của Bộ Y tế, ‘Không chủ quan’ là một chữ K được xem như một vaccine tự nhiên trong việc phòng chống dịch Covid-19.

Trong phòng chống dịch Covid-19, bên cạnh nguyên tắc 5K của Bộ Y tế, thì ‘không chủ quan’ là một chữ K quan trọng được xem như một vaccine tự nhiên. (Nguồn: VGP)

Từ đầu mùa dịch Covid-19, Bộ Y tế đã đề ra nguyên tắc 5K (Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế). Đây được xem là “vaccine tự nhiên” trong phòng chống đại dịch, hạn chế sự lây lan của SARS-CoV-2 trong cộng đồng.

Nhờ vậy, Việt Nam là một trong số ít quốc gia chống dịch thành công, có tăng trưởng kinh tế trong khi nhiều nước khác tăng trưởng âm.

Đầu năm 2021, thế giới lóe lên hy vọng khi vaccine Covid-19 đã được phổ biến, nhiều người được tiêm và có hộ chiếu vaccine. Tín hiệu về sự bình thường mới – sống chung với đại dịch được mở ra trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam.

Tất nhiên, như nhiều chuyên gia trong lĩnh vực y tế chia sẻ, tiêm vaccine không đồng nghĩa với việc người đó vô nhiễm với virus mà là giảm nhẹ triệu chứng. Tức là, người có hộ chiếu vaccine vẫn có thể là nguồn lây bệnh trong cộng đồng nếu họ không được kiểm soát kỹ về y tế trong thời gian di chuyển.

Do vậy, ngay cả khi đa số người dân được tiêm vaccine thì việc mở cửa trở lại vẫn phải cẩn trọng, huống hồ hiện nay chúng ta mới chỉ tiêm thử nghiệm ở một số ít người. Nhiều người có tâm lý thoáng và tự tin đến mức chủ quan trong phòng dịch là điều cực kỳ nguy hiểm trong bối cảnh hiện nay.

Quả thật, sự nguy hiểm đó đã được “chứng minh” khi tối 25/3, Bình Dương phải phong tỏa một tuyến đường ở Thuận An vì có người quốc tịch Trung Quốc nghi nhiễm. Người đàn ông này có tiếp xúc với người mang quốc tịch Campuchia gần đây, tại cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh). Trong khi đó, dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại nước bạn.

Việt Nam đã xuất hiện những làn sóng bùng dịch – lây lan trong cộng đồng do sự chủ quan – kiểu như dịch vừa lắng đã tập trung đông người, lại sơ hở không khử khuẩn, không giữ khoảng cách an toàn, nhiều người có khi còn không đeo khẩu trang.

Tâm lý chủ quan dù trong phòng chống dịch hay bất cứ tình huống cần sự tập trung, nghiêm túc nào cũng đáng phê phán vì chính nó dẫn tới nguy cơ gây hại cho cộng đồng, phá hủy thành quả của cả tập thể nỗ lực trước đó.

Do vậy, ngoài 5K thì chữ K thứ 6 trong phòng chống Covid-19 thiết nghĩ đó chính là “không chủ quan”. Theo đó, với đề xuất này, có thể nghĩ tới nguyên tắc 6K (Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế – Không chủ quan).

Thực tế, chủ quan có thể nguy hiểm đến tính mạng. Chẳng hạn, vụ ngộ độc pate chay ghi nhận ở TP. Hồ Chí Minh. Một phụ nữ t.ử v.ong, con gái và chị gái của bà trong tình trạng nguy kịch sau khi cả 3 ăn thực phẩm nghi có chứa độc tố botulinum.

Cẩn tắc vô áy náy. Cẩn tắc vô ưu. Câu này có nghĩa là cẩn thận thì khỏi lo, khỏi áy náy về sau, được mọi người dùng để nhắc nhở nhau sự cảnh giác trong lời nói, hành động. Bởi có những sơ suất nhỏ, ham vui một chút lại dẫn tới hậu quả lớn, có khi ân hận cả đời.

Từ chuyện ăn uống đến việc phòng dịch, giữ sự an ổn cho cộng đồng đều cần cẩn thận. Tất nhiên, nạn nhân pate chay là đáng thương, đáng trách vẫn là nhà sản xuất, cơ quan kiểm định thực phẩm khi để nó trôi nổi trong thị trường gây c.hết người. Nhưng, ở khía cạnh tự bảo vệ, nếu nắm bắt thông tin tốt hơn để ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh hơn thì có lẽ đã tránh được họa.

Có nhiều bài học về sự chủ quan gây hậu quả nghiêm trọng. Trong đó phải kể đến việc tham gia giao thông. Trên đường, nhiều biển báo, khẩu hiệu tuyên truyền “nhanh một giây, chậm một đời” nhưng nhiều người chạy ẩu vẫn cứ ẩu.

Vì thế, họ có thể gây ra tai nạn cho bản thân, cho người khác. Sự liên lụy của nó phải kể đến gia đình, người thân thương, không chỉ đau đớn tinh thần mà còn thiệt hại vật chất. Nhiều trường hợp, khi nhận ra mình thiếu trách nhiệm thì sự việc đã đi quá xa, không thể cứu vãn.

Không chủ quan thực ra chính là sống có trách nhiệm với mình và mọi người nhưng ít ai nghĩ tới. Và kỹ năng này hình như cũng ít được trau dồi trong nhà trường!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *