Cam thảo ngoài là một vị thuốc tốt thì còn là thức uống quen thuộc với nhiều người. Nhưng dùng cam thảo hàng ngày như vậy liệu có tốt và có phải ai cũng dùng được?
Cam thảo thơm và ngọt, là một vị thuốc rất thông dụng trong ông y và Tây y. Cam thảo có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc, điều hòa các vị thuốc. Vì thế, nước uống có cam thảo trở thành thức uống quen thuộc trong nhiều gia đình. Nhưng dùng cam thảo hàng ngày như vậy có tốt và những có phải ai cũng dùng được vị thuốc này?
Có nên sử dụng liên tục?
Vì có tác dụng giải độc nên rất nhiều người đã sử dụng cam thảo hàng ngày mà không biết rằng, trong cam thảo có chứa 6-14%, cá biệt có loại chứa đến 23% glycyrizin, là chất có vị ngọt gấp 50 lần đường saccaroza, khi qua đường miệng có độc tố yếu. Các nghiên cứu cho thấy, liều lượng glycyrizin gây c.hết ở chuột là 5g/kg thể trọng.
Cho chuột sử dụng với liều nhỏ hơn 60mg/kg thể trọng/ ngày thì không phát hiện thấy tác hại xấu. Chuột hấp thu nhiều chất này (1g/kg/ngày) có hiện tượng tăng huyết áp, khát, tăng khả năng giữ nước, giữ muối, đôi khi có tổn thương ở thận và hệ tim mạch.
Ở người, uống quá nhiều nước cam thảo đặc (>100g nước chiết) gây tăng huyết áp, giảm kali trong m.áu. 1 – 2% người bệnh bị tăng huyết áp động mạch có sử dụng nhiều sản phẩm chứa cam thảo như nước, kẹo. Nếu dùng nhiều hơn 5g glycyrizin một lúc gây chứng rối loạn cơ và rối loạn nhịp tim. Người bị bệnh gan khi sử dụng cam thảo thì các triệu chứng trên rõ nét hơn.
Không nên kết hợp cam thảo với nhân trần
Nhân trần, cam thảo là hai vị thuốc phổ biến trong ẩm thực dưỡng sinh của nhiều người, không chỉ với người bệnh mà còn cả với người khoẻ mạnh. Thay vì uống trà, nhiều người chọn uống nhân trần pha cam thảo để vừa giải khát vừa tranh thủ được công dụng làm mát gan, giải độc, chống suy nhược, mệt mỏi… Đã từng xảy ra nhiều vụ tai biến đông dược do uống nước nhân trần pha cam thảo thay trà không đúng cách.
Theo Đông y, nhân trần có vị đắng, cay, tính hàn, lợi mật, nhuận gan, chủ trị chứng hoàng đản viêm gan (vàng da), viêm túi mật, giải cảm nhiệt, đau đầu, chảy nước mũi, đau họng, bụng đầy trướng, tiểu tiện bí,… và nhất là các chứng bệnh của phụ nữ sau sinh.
Còn cam thảo bổ khí, thanh nhiệt, giải độc, chủ trị các chứng tỳ vị hư nhược, ho suyễn, hầu họng sưng đau, giải độc thuốc và thức ăn, chống suy nhược… Trong các phương thuốc cổ truyền, cam thảo thường giữ vai trò là tá, nghĩa là có tác dụng dẫn thuốc vào kinh.
Mặc dù cả hai vị thuốc đều có những công dụng tốt nhưng nếu phối hợp lại với nhau thì thành không tốt, bởi cam thảo có tính chất giữ nước trong khi nhân trần lại giúp đào thải. Chính vì vậy, thói quen uống nhân trần cho thêm cam thảo, chẳng những không có lợi mà còn tiềm ẩn nguy hại bởi tương tác thuốc, nhất là bệnh tăng huyết áp.
Phải rất thận trọng khi dùng
Theo nguyên tắc điều trị, khi mật không tiết ra (mật viêm, tắc mật…) thì mới cần lợi mật và khi gan có vấn đề thì mới phải nhuận gan. Nếu không có bệnh mà lại uống hàng ngày, nghĩa là bắt gan và mật không có nhu cầu tiết cũng phải tiết, dẫn tới phải làm việc nhiều hơn nên dễ tổn thương, mất cân bằng và sinh bệnh.
Đối với phụ nữ mang thai, nếu không có bệnh lý về gan, không được bác sĩ chỉ định thì tuyệt đối không dùng nhân trần, cam thảo bởi uống nhiều sẽ làm xuất tiết các tuyến trong cơ thể, dẫn đến người mẹ bị mất sữa hoàn toàn hoặc chỉ có rất ít.
Ngoài ra, do nhân trần lợi tiểu nên dẫn đến thải nhiều, nếu lượng nước và các chất dinh dưỡng bị đào thải thường xuyên, sẽ không còn các chất dinh dưỡng để nuôi thai, khiến thai bị suy dinh dưỡng, thậm chí c.hết lưu, dễ bị đẻ non hoặc sinh con dị tật, thiếu cân… Một số nghiên cứu hiện đại cũng đã kết luận, dùng cam thảo hàng ngày (8g/ngày) trong thời gian dài có thể làm giảm lượng testosteron, gây bất lực cho nam giới, đồng thời làm giảm miễn dịch, gây phù toàn thân, tăng huyết áp và viêm loét dạ dày.
Ngoài ra, các trường hợp viêm thận có các biểu hiện phù mí mắt, tiểu ít…; các trường hợp viêm gan, xơ gan… đã có biểu hiện phù nề cũng không nên dùng cam thảo. Người bị tăng huyết áp hoặc huyết áp không ổn định càng không nên dùng.
Những trường hợp táo bón mạn tính do đại tràng thực nhiệt, nhất là ở những người yếu mệt lâu ngày hoặc người cao t.uổi… nếu dùng cam thảo sẽ là nguy cơ làm tăng khả năng táo bón. Các trường hợp viêm phế quản mạn tính, ho nhiều kèm theo khó thở cũng không nên dùng cam thảo.
Với những người bình thường, mỗi ngày không nên dùng nhiều hơn hai gói trà thanh nhiệt có cam thảo. Không nên sử dụng nước có chứa cam thảo như nhân trần, bát bảo… thay nước lọc.
Theo SK&ĐS
Tìm ra cách ngăn ngừa cảm lạnh vào mùa đông
Mùa đông là mùa của những căn bệnh liên quan đến cảm lạnh, đau họng, chảy nước mũi và viêm xoang. Các nhà khoa học hiện đang tiến một bước gần hơn để ngăn chặn cảm lạnh thông thường.
Nghiên cứu mới được công bố đã phát hiện ra rằng việc vô hiệu hóa một loại protein cụ thể trong các tế bào của chúng ta sẽ ngăn chặn sự tiến triển của virus gây cảm lạnh. Phương pháp mới hiện mới được thử nghiệm trên chuột nhưng kết quả cho thấy hứa hẹn.
Trong tương lai không xa, cảm lạnh sẽ không còn là ác mộng với nhiều người vào mùa đông.
Cảm lạnh là căn bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất trên thế giới. Mức độ phổ biến của chúng là nhờ có hơn 200 loại virus gây cảm lạnh và chúng có thể biến đổi, trở nên kháng thuốc và vắc-xin. Điều này có nghĩa là ngay cả khi bạn đã bị cảm lạnh 20 lần trong đời và do đó, bạn đã miễn dịch với 20 loại virus đó, vẫn còn nhiều điều loại khác đang chờ đợi để làm bất ngờ hệ thống miễn dịch của bạn.
Hiện có khoảng 160 loại virus cảm lạnh thông thường thuộc về một nhóm virus có tên là rhinoviruses. Rhinoviruses là một phần của một nhóm rộng hơn được gọi là enteroviruses, trong đó nổi tiếng nhất là bệnh bại liệt.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Stanford và Đại học California-San Francisco đã vô hiệu hóa một loại protein nhất định trong các tế bào động vật có vú và phát hiện ra rằng điều này đã ngăn chặn enteroviruses sao chép.
Để tìm ra gene nào có thể liên kết với virus khả năng sao chép, các nhà nghiên cứu đã nuôi cấy tế bào người trong phòng thí nghiệm và sau đó sử dụng chỉnh sửa gene để vô hiệu hóa một gene ngẫu nhiên trong mỗi tế bào. Sau đó, họ cho các tế bào đối mặt với rhinovirus RV-C15 và một loại enterovirus có tên EV-C68, có liên quan đến một bệnh hiếm gặp của tủy sống gọi là viêm tủy mềm cấp tính.
Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng các tế bào không có gene mã hóa enzyme (một loại protein làm tăng tốc độ phản ứng sinh hóa) có tên là SETD3 đã ngăn chặn cả hai loại virus nhân lên để lây nhiễm các tế bào mới. Sau đó, họ đã lây nhiễm các tế bào có gene SETD3 bị vô hiệu hóa với ba rhinoviruses, một loại vi khuẩn bại liệt và một số loại enteroviruses khác và thấy rằng không loại nào có thể sao chép trong các tế bào. Tuy nhiên, khi gen SETD3 được khôi phục lại bình thường, virus có thể sao chép thành công.
Nhìn chung, sự nhân lên của virus thấp hơn 1.000 lần trong các tế bào người thiếu SETD3 và thấp hơn 100 lần trong các tế bào biểu mô phế quản, được tìm thấy trong hệ hô hấp thiếu enzyme.
Nhưng làm thế nào sự vắng mặt của enzyme này có thể ảnh hưởng đến cơ thể? Các nhà nghiên cứu đã nhân giống những con chuột biến đổi gene không thể tạo ra SETD3 và thấy rằng chúng đã trưởng thành trong tình trạng sức khỏe tốt và có khả năng sinh sản. Ngoài ra, chúng đã miễn dịch với hai loại enteroviruses thường gây hậu quả nghiêm trọng, ngay cả khi những virus này được tiêm trực tiếp vào não.
Vẫn còn xa để thực hiện các thử nghiệm trực tiếp với con người, loại thuốc tiềm năng này cũng còn lâu mới được tạo ra và cung cấp cho công chúng rộng rãi. Tuy nhiên, khám phá mới mang đến hy vọng rằng một ngày nào đó có thể, cho phép các thế hệ tương lai tận hưởng mùa đông không bị ảnh hưởng bởi cái lạnh thông thường.
Trang Phạm
Theo IFL Science/Dân trí