Căn bệnh hiếm gặp khiến người đàn ông chảy mủ khắp người

Người đàn ông 50 t.uổi vào viện với triệu chứng nổi các sẩn cục ở cổ, nách, bẹn vỡ chảy mủ mùi hôi thối, khi lành để lại sẹo cơ chắc.

Bác sĩ Chu Thùy Linh- Đơn nguyên Da liễu, khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Bãi Cháy cho biết bệnh nhân được chẩn đoán mắc viêm tuyến mồ hôi mủ (tên khoa học là Hidradenitis Suppurativa). Đây là một bệnh da n.hiễm t.rùng mãn tính, tái phát và tạo sẹo ở vùng có tuyến mồ hôi tiết mùi của cơ thể.

Trên toàn thế giới tỷ lệ mắc bệnh chiếm 1-4% dân số. Bệnh thường khởi phát sau t.uổi dậy thì, gặp nhiều nhất ở lứa t.uổi 20-40, nữ nhiều hơn nam. Bệnh tồn tại kéo dài sau nhiều năm và ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Tổn thương khi lành có thể để lại sẹo lớn trên da.

Nguyên nhân gây viêm tuyến mồ hôi mủ không rõ ràng. Tuy nhiên bít tắc nang lông, đứt gãy ống tuyến và tình trạng viêm thứ phát có một vai trò nhất định. Gen di truyền, chấn thương cơ học và hormon cũng góp phần sinh bệnh.

Cũng theo bác sĩ Linh, bệnh đặc trưng bởi các tổn thương dạng cục, giống nhọt, hay tái phát. Các ổ áp xe chứa chất dịch như mủ, các xoang dò, các tổn thương khó lành và sẹo hóa. Tổn thương có thể gặp một trong các vị trí nách, cổ, vùng dưới vú, mặt trong đùi, vùng h.ậu m.ôn, s.inh d.ục (nhiều nhất ở bẹn, mu, â.m h.ộ)…

Diễn tiến lâm sàng của bệnh đa dạng. Một số bệnh nhân có từng đợt mạn tính nhẹ ngắt quãng, một số bệnh nhân khác lại mắc bệnh nặng kéo dài.

Viêm tuyến mồ hôi mủ nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời thì có thể ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Trong trường hợp các tổn thương xuất hiện tại vùng nách, đùi sẽ khiến cho bệnh nhân khó khăn trong việc sinh hoạt vì gây đau đớn. Khi vi khuẩn xâm nhập vào các khu vực da bị tổn thương sẽ làm lây lan nhanh chóng, dẫn đến nhiễm khuẩn lan tỏa, dò niệu đạo và trực tràng…

Để phòng tránh bệnh, bác sĩ khuyên người dân nên giảm cân để hạn chế sự cọ xát trên da, bỏ hút thuốc, rượu bia, không dùng dao cạo râu tại tổn thương. Đồng thời giữ cơ thể khô thoáng bởi bệnh có thể bùng phát do quá nóng và đổ mồ hôi, mặc quần áo thoáng mát.

Khi bị tổn thương thì cần chăm sóc tổn thương đúng cách. Cụ thể áp gạc ấm lên tổn thương để giúp giảm cả sưng và đau. Làm sạch tổn thương hằng ngày bằng xà phòng kháng khuẩn hoặc chất tẩy rửa, duy trì và cân bằng độ ẩm trên da, tránh để vùng da của bạn bị quá khô hoặc quá ướt. Đồng thời, tránh dùng nước hoa hoặc các chất khử mùi tại vùng da đang bị tổn thương.

1 người đàn ông trúng độc, suýt m.ất m.ạng sau khi ăn ruốc lỗ

Sau khi ăn cơm với món ăn chế biến từ ruốc lỗ, ông T. (52 t.uổi, ở Quảng Ninh) bị ngộ độc tê yếu tứ chi, tê miệng.

Ngày 29-4, Bệnh viện Bãi Cháy (tỉnh Quảng Ninh) cho hay các bác sĩ vừa cấp cứu kịp thời bệnh nhân D.V.T. (52 t.uổi, trú tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) bị ngộ độc nặng sau khi ăn ruốc lỗ.

Bệnh nhân T. nhập viện trong tình trạng tê yếu tứ chi, tê miệng, cơ lực chi giảm còn 3/5.

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tê yếu tứ chi, tê miệng, cơ lực chi giảm còn 3/5. Ngay khi xác nhận tình trạng bệnh nhân bị ngộ độc hải sản, các bác sĩ nhanh chóng thực hiện các biện pháp tăng cường thải độc, bài niệu tích cực. Sau 24 giờ, bệnh nhân tỉnh táo, cơ lực tay chân cải thiện.

Theo bác sĩ Nguyễn Sỹ Mạnh, Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, trường hợp bệnh nhân trên bị ngộ độc rất có thể đã trúng độc tố Tetrodotoxin có trong nhiều loại hải sản như so biển, mực đốm xanh, bạch tuộc vòng xanh… Độc tính này tác động trên thần kinh trung ương rất mạnh làm liệt các trung khu thần kinh, có khả năng gây liệt cơ hô hấp, ngừng thở, gây t.ử v.ong nhanh với liều độc rất thấp.

Người bị ngộ độc chỉ trong vòng vài phút sau khi ăn có thể bị rối loạn cảm giác như tê môi, lưỡi, mặt, tay, chân, đau đầu, vã mồ hôi, đau bụng, buồn nôn hoặc nôn, tăng tiết nước bọt… Các dấu hiệu nặng biểu hiện như liệt các cơ vận động, cơ hô hấp, giãn đồng tử, suy hô hấp, trụy tim mạch, ngừng thở, hôn mê, thậm chí t.ử v.ong.

Bệnh nhân bị ngộ độc Tetrodotoxin sau khi ăn ruốc lỗ được cấp cứu kịp thời tại Bệnh viện Bãi Cháy.

Được biết, thời gian qua Bệnh viện Bãi Cháy từng tiếp nhận cấp cứu nhiều trường hợp bệnh nhân ngộ độc hải sản như so biển, hay một số loại thực phẩm khác như củ nần do nhầm lẫn hoặc chủ ý ăn các món được chế biến mà không rõ nguồn gốc, độc tính.

Các bác sĩ khuyến cáo người dân cần thận trọng khi chế biến, sử dụng các loại thực phẩm. Nếu phát hiện người bị ngộ độc thức ăn với các triệu chứng nôn mửa, tê môi, miệng, chân, tay, lơ mơ, trạng thái thần kinh li bì… nên nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để sơ cứu, cấp cứu kịp thời.

Ruốc lỗ là một loại hải sản thuộc họ bạch tuộc, nhỏ bằng ngón chân cái, đầu tròn và có bộ xúc tu dài. Vì những đặc điểm đó mà ngư dân gọi chúng với tên bạch tuộc mini. Thực tế có rất nhiều trường hợp bệnh nhân ngộ độc do lầm tưởng ruốc lỗ với bạch tuộc vòng xanh nên dùng để chế biến món ăn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *