Căn bệnh khiến 700 học sinh ở Bắc Kạn mắc nguy hiểm thế nào?

Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn, hiện có khoảng 700 em học sinh ở huyện Chợ Đồn phải nghỉ học vì ho, sốt.

Gia tăng trẻ bị cúm mùa

Cụ thể từ đầu tuần vừa qua trung bình mỗi ngày toàn huyện Chợ Đồn có trên 600 học sinh nghỉ học vì bị sốt cao. Có số lượng học sinh nghỉ học nhiều nhất liên quan đến dịch sốt là Trường Tiểu học thị trấn Bằng Lũng và trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Chợ Đồn.

Phó Giám đốc Sở Y tế Bắc Kạn Vi Duy Tuyến cho biết, kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm cho thấy dịch bệnh trên học sinh tại Chợ Đồn là dịch cúm B.

Theo BS Trương Hữu Khanh – Phó Chủ tịch liên chi hội bệnh truyền nhiễm TP.HCM cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây qua đường hô hấp với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, hắt hơi, sổ mũi, đau họng, ho…

Hiện nay ở Việt Nam chủ yếu lưu hành 2 chủng cúm gọi là A và B. Bệnh cúm khác với cảm cúm, cảm lạnh và có thể gây dịch theo vùng hoặc diện rộng. Bệnh có thể tự khỏi sau 3-5 ngày.

Ảnh minh hoạ.

Theo bác sĩ Khanh, những trẻ có bệnh mạn tính như hen phế quản, viêm phế quản co thắt, tim mạch thì khi nhiễm cúm có thể làm khởi phát một đợt bệnh mới. Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây qua đường hô hấp với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, hắt hơi, sổ mũi, đau họng, ho

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, các bác sĩ cũng cảnh báo cúm mùa đông xuân là bệnh lý hô hấp phức tạp, nhiều trẻ phải nhập viện điều trị theo dõi. Cúm B đa phần là tự khỏi, điều trị theo triệu chứng như sốt sử dụng hạ sốt, ho uống siro ho.

Tuy nhiên, bệnh có thể có biến chứng gây viêm phổi, viêm não, gần đây bắt đầu xuất hiện những ca biến chứng viêm cơ tim. Bệnh nhi bị viêm cơ tim sau cúm thường có biểu hiện sốt cao, đau ngực, bụng buồn nôn, nhịp tim nhanh và t.ử v.ong đột ngột.

Trẻ có thể nhập viện trong tình trạng sốt, viêm đường hô hấp, ho, khò khè, lơ mơ, co giật, xét nghiệm cúm dương tính. Thậm chí, có trường hợp trẻ bị biến chứng viêm não sau khi nhiễm cúm khoảng từ ngày thứ 3 đến thứ 10.

Theo BS Nguyễn Trần Nam – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM hàng năm khi thời tiết khô lạnh (cuối năm) sẽ có nhiều người bị cúm hơn. Đây là thời gian đường hô hấp bị ảnh hưởng nhiều vì nhiệt độ giảm, độ ẩm giảm. Các virus cúm cũng là thời điểm chúng phát triển và tấn công hệ hô hấp của con người.

Khi nhiễm cúm nếu mắc cảm cúm thông thường người bệnh thường chỉ chảy nước mũi, đau họng, hơi sốt nhẹ. Nhưng khi mắc virus cúm A, B có thể gây triệu chứng nặng hơn, tạo thành biến chứng nặng như viêm phổi, tiêu chảy. Nhiều trẻ vào viện nhiễm cúm và cộng thêm n.hiễm t.rùng hô hấp khác khiến tình trạng của trẻ nặng hơn.

Virus cúm ở trẻ dễ lây lan?

T.rẻ e.m nguy cơ mắc cúm cao hơn người lớn và diễn tiến thường nặng hơn. Theo bác sĩ Nam, trẻ dễ nhiễm cúm do các nguyên nhân:

Thứ nhất, thói quen vệ sinh đường hô hấp chưa tốt. T.rẻ e.m khi đi học ở trong môi trường đông đúc, khả năng lây lan rất nhanh. Nếu 1 trẻ ho, hắt hơi có thể lây cho các trẻ khác. Cúm có thời gian ủ bệnh ngắn nên chỉ 1, 2 ngày sau trẻ đã có các triệu chứng rầm rộ.

Thứ hai, bác sĩ Nam cho rằng mỗi năm có 1 chủng hoạt động với các biến thể khác nhau nên sức đề kháng của trẻ chưa tốt để chống lại chúng.

Thứ ba, ở trẻ dưới 3 t.uổi, thói quen của người lớn như hôn trẻ, động tác tiếp xúc gần này làm tăng nguy cơ nhiễm virus cho trẻ. Vì người lớn đôi khi mắc virus cúm nhưng triệu chứng nhẹ, không điển hình nên dễ lây cho trẻ.

Khi trẻ đi học với điều kiện cúm lây lan như hiện nay, bác sĩ Nam cho biết, cách tốt nhất cha mẹ nên vệ sinh đường hô hấp cho trẻ, trẻ cần đeo khẩu trang và rửa tay. Rửa tay là cách rất tốt phòng bệnh vì bàn tay chạm vào nhiều vi trùng, virus sau đó giơ tay lên mặt là cách đưa virus vào mũi, miệng.

Thầy cô giáo nên tạo thói quen cho trẻ rửa tay đặc biệt trước – sau ăn uống, khi tiếp xúc khu vui chơi. Trẻ có biểu hiện ho, hắt hơi cần dạy trẻ che miệng khi ho.

Với trẻ có biểu hiện ho, sốt, bác sĩ Nam khuyến cáo trẻ nên ở nhà để tránh lây lan cho bạn bè. Trẻ cần tiêm phòng vắc xin cúm để tránh bệnh cúm, vắc xin này có thể bảo vệ trẻ trong 1 năm và có tác dụng chỉ 5 ngày sau tiêm.

Cúm mùa gia tăng mạnh, xét nghiệm có thực sự cần thiết?

Thời điểm giao mùa, nhiệt độ thay đổi thất thường là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus gây bệnh cúm mùa phát triển.

Tại các bệnh viện, số lượng bệnh nhân mắc cúm mùa (bao gồm cả cúm A) liên tục tăng cao. Nhiều cha mẹ hoang mang lo lắng đổ xô đi thực hiện xét nghiệm cúm, mua thuốc kháng sinh… cho con.

Những ngày này, nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội liên tục ghi nhận các ca nhập viện liên quan đến đường hô hấp, đặc biệt là t.rẻ e.m.

Tại khoa Nhi, Bệnh viện E, số lượng ca thăm khám liên quan đến bệnh cúm RSV, sốt xuất huyết… lên đến 100-150 ca/ngày. Tương tự, tại khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa Đống Đa (Hà Nội) cũng ghi nhận trung bình từ 70-80 bệnh nhi thăm khám, trong đó phần lớn có các triệu chứng như ho, sốt, hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, đau người,…


Chăm sóc t.rẻ e.m mắc cúm A tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Ảnh: TL.

Bác sĩ Lê Văn Thiệu (Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho hay, virus cúm có 3 tuýp khác nhau là A, B, C. Trong đó, loại có độc tính cao nhất là cúm A.

Virus cúm A lại có nhiều chủng khác nhau và được gọi tên từ 2 kháng nguyên H và N có trên bề mặt của nó. Có 15 loại kháng nguyên H (H1-H15) và 9 loại kháng nguyên N (N1-N9). Những cách tổ hợp khác nhau của hai loại kháng nguyên này tạo nên các phân tuýp khác nhau của virus cúm A. Virus cúm A hiện nay đang lưu hành ở nước ta là virus cúm mùa có độc lực thấp, khác với cúm A độc lực cao như cúm gia cầm.

Triệu chứng của bệnh cúm mùa rất khó phân biệt với các bệnh đường hô hấp khác với các biểu hiện như: sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Do đó khi có dấu hiệu mắc bệnh cúm người dân nên đến các cơ sở y tể để được chẩn đoán và điều trị. Hiện nhiều người có biểu hiện nghi cúm đã tự ý tìm mua những bộ xét nghiệm về cúm cũng như tự ý sử dụng Tamiflu để điều trị bệnh.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng khuyến cáo, ngoài bệnh cúm, thời điểm giao mùa sang mùa đông xuân, người dân cần phòng tránh các bệnh truyền nhiễm khác như sởi, thủy đậu, ho gà,… Bởi thời điểm này, nhiệt độ xuống thấp, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển, lây nhiễm của virus, vi khuẩn.

Trong khi đó, các bệnh truyền nhiễm khác như Covid-19 vẫn đang còn nhiều diễn biến phức tạp. Bệnh sốt xuất huyết vẫn đang gia tăng về số lượng. Mới đây, số lượng bệnh nhân nhiễm virus Adenovirus vẫn đang ở mức cao. Hiện dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp và khó lường, nguy cơ dịch chồng dịch là hiện hữu, do vậy người dân và hệ thống y tế dự phòng cần phải chủ động phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm.

Cũng theo số liệu thống kê từ Bộ Y tế, hàng năm nước ta vẫn ghi nhận từ 600.000 – 1.000.000 trường hợp mắc cúm mùa. Số trường hợp mắc hội chứng cúm hiện nay không có sự khác biệt so với những năm trước đây. Tuy nhiên số nhập viện có xu hướng gia tăng tại một số bệnh viện tuyến cuối, trong đó phần lớn là các trường hợp nhiễm cúm A độc lực thấp.

Về tự xét nghiệm cúm, các chuyên gia khuyến cáo người dân không tự xét nghiệm vì có thể kết quả sai dẫn đến tự điều trị bệnh sai… Tại các cơ sở y tế, tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định có nên xét nghiệmhay không. Việc xét nghiệm tràn lan không đúng chỉ định vừa gây lãng phí vừa có thể có kết quả không chính xác.

Cũng theo đ.ánh giá của các chuyên gia y tế, việc xét nghiệm cúm chỉ nên thực hiện cho các trường hợp cần nhập viện điều trị, còn các các trường hợp theo dõi tại nhà, xét nghiệm cúm là không cần thiết.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *