Căn bệnh khiến đạo diễn Khải Hưng mù một mắt đáng sợ thế nào?

Mới đây tại buổi họp báo ra mắt phim Sinh tử do NSND Khải Hưng đạo diễn, Giám đốc VFC Đỗ Thanh Hải chia sẻ, vị đạo diễn 71 t.uổi này bị gút, tiểu đường, làm xong phim này ông đã mù một mắt.

Giai đoạn đang quay phim Sinh tử vài tháng trước, đạo diễn Khải Hưng phát hiện thị lực giảm. Đi khám, bác sĩ chẩn đoán ông bị xuất huyết giác mạc. Sau khi được kê đơn, uống thuốc, ông thấy tình hình khả quan hơn nhưng lại quên tái khám vì mải làm phim mới.

Đạo diễn Khải Hưng

Đến khi quay lại bệnh viện, thị lực mắt phải của ông giảm xuống ở mức 0 do sẹo phủ kết mạc. Bác sĩ thậm chí cảnh báo hiện tượng này có thể lây lan sang mắt trái. Tuy nhiên, trao đổi với báo chí, vị đạo diễn cá tính này vẫn tỏ ra lạc quan.

Các chuyên gia y tế cho biết, xuất huyết đáy mắt, xuất huyết giác mạc, võng mạc, tăng nhãn áp, đục thuỷ tinh thể dẫn đến mù loà… là những biến chứng nghiêm trọng về mắt của bệnh tiểu đường.

GS Trần Hữu Dàng, Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, cho biết ước tính cứ 20 người trưởng thành thì có một bị tiểu đường. Điều đáng lo ngại là nhiều người không biết mình mắc bệnh, khi phát hiện bệnh thì bệnh đã được vài năm. Đây là nguyên nhân thứ ba gây t.ử v.ong ở Việt Nam với gần 5 triệu người mắc, theo thống kê mới nhất của Hội này.

Tiểu đường gây nhiều biến chứng, từ tim mạch, bàn chân, mắt, thận, thần kinh… Trong đó, với biến chứng về mắt còn có thể khiến bệnh nhân bị mù loà. Thậm chí, biến chứng mắt do tiểu đường là một trong những nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu trên thế giới.

Những biến chứng phổ biến là tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể và bệnh võng mạc (như xuất huyết). Các biến chứng này diễn tiến không rầm rộ, thậm chí âm thầm nên người bệnh khó nhận biết. Hầu hết đều được phát hiện ở giai đoạn muộn khi đã tổn thương thị lực.

Nếu tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể có thể điều trị với tiên lượng phục hồi thị lực tốt, thì bệnh võng mạc đái tháo đường phức tạp hơn, mức độ đáp ứng điều trị kém hơn nếu phát hiện ở giai đoạn muộn.

Khoa Mắt, Bệnh viện 108 cho hay tại Việt Nam, khoảng 20% những người mắc tiểu đường có biến chứng ở mắt với các mức độ khác nhau. Riêng bệnh võng mạc đái tháo đường xảy ra trong 90% các trường hợp tiểu đường tiến triển sau 10-15 năm.

Nguyên nhân của bệnh này do lượng glucose trong m.áu (đường huyết) quá cao trong thời gian dài, chặn các mạch m.áu li ti nuôi dưỡng sức khỏe của võng mạc. Mắt của người bệnh cố gắng tạo các mạch m.áu mới, trong khi những mạch m.áu này không phát triển như bình thường. Hậu quả là chúng gây ra xuất huyết và tràn dịch vào trong võng mạc, có trường hợp gây ra tình trạng phù điểm vàng, làm mờ tầm nhìn.

Các bác sĩ khuyến cáo, nếu bệnh nhân thấy các dấu hiệu sau nên đi khám ngay, có thể là triệu chứng bệnh võng mạc do tiểu đường:

– Thỉnh thoảng mắt bị mất khả năng nhận biết màu sắc;

– Cảm thấy mắt bị mờ thoáng qua;

– Đôi khi mắt sẽ nhìn thấy các đốm đen hoặc các chớp sáng;

– Mắt thường bị nhòe mỗi khi đọc sách báo hoặc lái xe…

Bệnh tiểu đường có các dấu hiệu cảnh báo như thường đói và mệt mỏi, đi tiểu nhiều hơn và luôn thấy khát, nhìn mờ, miệng khô ngứa da… Xét nghiệm m.áu định kỳ là cách sớm và đơn giản nhất phát hiện bệnh tiểu đường.

Để phòng bệnh, người dân cần có lối sống lành mạnh, vận động thể lực, ăn nhiều rau xanh và chất xơ, giảm tinh bột, hạn chế thức ăn chiên xào, không ngồi quá nhiều, giảm stress…

Với người bệnh, các bác sĩ khuyên cần tuân thủ nghiêm ngặt chế độ điều trị, không bỏ thuốc, không dùng các loại thuốc ngoài khuyến cáo hay chỉ định của nhân viên y tế, kiểm soát tốt đường huyết, huyết áp, mỡ m.áu, hạn chế thức uống có cồn hoặc hút thuốc để phòng ngừa biến chứng mắt.

T.Nguyên

Theo Gia đình& Xã hội

Mỹ tìm ra chất điều trị hiệu quả bệnh gút

Theo các nhà nghiên cứu Mỹ, việc dùng chiết xuất nấm oxoseaenol chặn phân tử tín hiệu được gọi là TAK1 có thể ngăn chặn tình trạng viêm do bệnh gút gây ra.

Chỉ riêng ở Mỹ, bệnh gút ảnh hưởng đến khoảng 8,3 triệu người – Ảnh : Shutterstock

Theo Cellular & Molecular Immunology, các nhà sinh học phân tử Mỹ đã tìm thấy một chất khiến các tế bào miễn dịch bỏ qua các tinh thể a xít uric (monosodium urate) tích tụ trong khớp của bệnh nhân gút.

Một trong những tác giả của công trình, ông Salahuddin Ahmed ở Đại học bang Washington giải thích rằng từ lâu chúng ta đã biết rằng các tinh thể a xít uric kích thích viêm bằng cách kích hoạt chuỗi gien liên kết với protein IL1-beta (interleukin-1). Nhưng cũng có một cơ chế tương tự khác có liên quan đến hoạt động của phân tử protein TAK1. Nghiên cứu của họ cho thấy rằng việc chặn phân tử tín hiệu được gọi là TAK1 có thể ngăn chặn tình trạng viêm do bệnh gút gây ra. Nghiên cứu đặt nền tảng cho sự phát triển của các chiến lược điều trị mới tiềm năng có thể cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của hàng triệu người trên thế giới mắc phải tình trạng này. Chỉ riêng ở Mỹ, bệnh gút ảnh hưởng đến khoảng 8,3 triệu người, tương đương khoảng 4% dân số.

Trong trường hợp bị bệnh gút, một trong những dạng viêm khớp phổ biến nhất, khiến các tinh thể a xít uric bắt đầu tích tụ trên bề mặt khớp và sâu trong chất lỏng hoạt dịch, một chất bôi trơn nuôi dưỡng sụn và giúp chúng trơn trượt. Khi chúng tích tụ trong khớp với số lượng đủ lớn, các tế bào miễn dịch bắt đầu cảm nhận chúng là mối đe dọa. Kết quả là viêm phát triển, sụn sưng lên và sau đó, bị hủy hoại. Các nhà khoa học chưa biết chính xác tại sao phát sinh những tinh thể này nên đến nay vẫn chưa có những loại thuốc hiệu quả chữa bệnh gút.

Cũng vì vậy, các bác sĩ vẫn chưa thể có một loại thuốc hiệu quả có thể ức chế viêm và giảm đau do gút. Sở dĩ như vậy do các nhà khoa học đã không hiểu đầy đủ về cách các tế bào miễn dịch nhận ra các tinh thể a xít uric và phản ứng với sự xuất hiện của chúng trong các khớp.

Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện, các tinh thể u rê làm cho các tế bào miễn dịch tạo ra phiên bản mạnh nhất của protein TAK1, góp phần trực tiếp vào sự phát triển của viêm. Vì vậy, các nhà khoa học đã cố gắng triệt tiêu các quá trình này. Họ đã dùng oxoseaenol, một chất có nguồn gốc nấm có thể kết hợp và trung hòa các phân tử protein TAK1. Đạt được thành công trong các thí nghiệm nuôi cấy tế bào, các nhà sinh học đã đưa các tinh thể a xít uric vào khớp bàn chân của chuột, chờ đợi quá trình viêm phát triển và cố gắng ngăn chặn nó bằng hợp chất oxoseaenol.

Như các thử nghiệm cho thấy, chiết xuất nấm oxoseaenol đã loại bỏ hoàn toàn các triệu chứng của bệnh gút ở tất cả các con chuột thí nghiệm, giảm nguồn gây đau liên tục và bảo vệ chúng khỏi sự phá hủy khớp. Về hiệu quả, nó không thua kém các loại thuốc khác ngăn chặn hoạt động của các thành phần khác nhau của chuỗi IL1-beta, thậm chí hiệu quả hơn.

Trong tương lai gần, các nhà khoa học có kế hoạch bắt đầu các thử nghiệm trên các mẻ nuôi cấy tế bào thu được từ những người mắc bệnh gút. Nếu họ thành công, sẽ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng. Salahuddin Ahmed cho biết khám phá của họ đã mở ra hướng phát triển các chiến lược điều trị mới cho bệnh gút. Phát triển các loại thuốc ức chế TAK1 có thể uống bằng miệng sẽ cho phép bệnh nhân bị bệnh gút quản lý các đợt bùng phát bệnh tại nhà.

Vũ Trung Hương

Theo motthegioi

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *