Ống thông kỳ lạ giữa ruột già và bàng quang có thể xuất hiện sau chấn thương hoặc một số bệnh nghiêm trọng. Nó khiến phân và không khí từ ruột già đi vào bàng quang, gây n.hiễm t.rùng khiến bệnh nhân hết sức đau đớn.
Một người phụ nữ 72 t.uổi ở California, Mỹ, nhận thấy sự thay đổi bất thường trong nước tiểu và đã đến gặp bác sĩ để kiểm tra.
Tại phòng khám, bà được thông báo rằng: Nước tiểu sủi bọt đến từ việc… phân từ ruột già rò rỉ vào bàng quang.
Các bác sĩ cho hay, bà cụ đã mắc một chứng bệnh hiếm gặp gọi là colovesical fistula (xuất hiện ống nối bất thường giữa đại tràng và bàng quang). Triệu chứng ban đầu chính là nước tiểu có bọt – đây được cho là kết quả của khí thoát ra khỏi ruột già trộn lẫn với nước tiểu trong bàng quang.
Các nhân viên y tế đã thực hiện nội soi và ghi lại video từ bên trong bàng quang của cụ bà 72 t.uổi. Trong đó cho thấy rõ phân đã bị rò rỉ từ một lỗ nhỏ trên thành bàng quang.
Cuối cùng, bà đã phải thực hiện nhiều ca phẫu thuật để thu hẹp lỗ rò, thậm chí loại bỏ một phần ruột già. Khoảng 2 tháng sau, các triệu chứng đã dần dần biến mất, sức khỏe của cụ bà được hồi phục.
Colovesical fistula hay lỗ rò đại tràng là gì?
Ảnh chụp X-quang của một bệnh nhân mắc colovesical fistula
Ống thông kỳ lạ giữa ruột già và bàng quang có thể xuất hiện sau chấn thương hoặc một số bệnh nghiêm trọng. Nó khiến phân và không khí từ ruột già đi vào bàng quang, gây n.hiễm t.rùng khiến bệnh nhân đau đớn.
Dấu hiệu thường thấy là nước tiểu có bong bóng, lẫn m.áu hoặc phân, đau bụng quằn quại khi đi vệ sinh.
Theo afamily
Bị ung thư lạ, người phụ nữ phải cắt bỏ 8 cơ quan nội tạng
Vì mắc một dạng ung thư hiếm gặp mà bụng của cô Jemily Brown ở Anh phình to như mang bầu. Cô Jemily đã phải phẫu thuật cắt bỏ 8 cơ quan nội tạng. Muốn sống, cô phải được ghép dạ dày, ruột non, ruột già, tuyến tụy.
Cô Jemily Brown đã phải cắt bỏ 8 cơ quan nội tạng không quan trọng trong ca phẫu thuật vào năm 2017 và sẽ được ghép dạ dày, ruột non, ruột già và tuyến tụy – Ảnh minh họa: Shutterstock
Cô Jemily Brown (35 t.uổi) sống với chồng là ông Tim (40 t.uổi) ở thị trấn Sandhurst, hạt Surrey, Anh. Họ đã có với nhau một con là bé Mayana (10 t.uổi), theo Daily Mail.
Những triệu chứng bệnh đầu tiên xuất hiện vào tháng 4.2017. Cô Jemily nôn mửa rất nhiều. Cô cũng cảm thấy cơ thể mệt mỏi, bụng thì ngày càng lớn.
Những chẩn đoán ban đầu cho rằng cô Jemily bị thuyên tắc phổi. Tuy nhiên, vào tháng 9.2017, cô được đưa đi chụp ổ bụng thì phát hiện có chất lỏng đang tích tụ bên trong.
Lúc đó, cô Jemily bị chẩn đoán mắc u nhầy ổ bụng. Đây là một dạng ung thư rất hiếm gặp. U nhầy ổ bụng thường khởi phát từ ruột. Sau đó, các tế bào ung thư lan đến lớp niêm mạc trong khoang bụng. Tại đây, chúng tạo ra chất nhầy và tích tụ ngày càng nhiều. Chất nhầy có dạng lỏng, trông như thạch.
Ở trường hợp của cô Jemily, chất nhầy tích tụ nhiều đến mức bụng cô phình to như đang mang thai. Vào tháng 10.2017, cô đã trải qua ca phẫu thuật kéo dài 12 giờ để lấy 6 lít chất nhầy ra khỏi bụng và cắt bỏ 8 cơ quan nội tạng gồm ruột già, một phần ruột non, ruột thừa, lá lách, buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung và lá phúc mạc, tức lớp mô mỡ che phủ mặt bên trong của thành bụng, theo Daily Mail.
Sau phẫu thuật, cô Jemily phải trải qua đợt hóa trị kéo dài. Tuy nhiên, ung thư tái phát vào tháng 9.2018. Các bác sĩ cho biết có rất ít phương cách điều trị có thể áp dụng cho ca bệnh của Jemily. Họ dự kiến sẽ thử cách điều trị mới, theo đó cô sẽ được ghép dạ dày, ruột non, ruột già và tuyến tụy.
Ca ghép tạng dự kiến được thực hiện tại Bệnh viện Đại học Oxford (Anh). Nếu tìm được nguồn tạng hiến và ca phẫu thuật thành công, cô Jemily sẽ nằm điều trị tại viện thêm 8 tuần, sau đó hồi phục tại nhà trong khoảng 6 tháng. Các bác sĩ cũng cho biết ca ghép tạng sẽ không thể chữa khỏi bệnh cho Jemily nhưng sẽ giúp cô kéo dài sự sống của mình, theo Daily Mail.
Theo Thanh niên