Căn bệnh ’sát thủ’ cả triệu người Việt mắc, dấu hiệu ban đầu chỉ là khát nước

Khát nước liên tục, sụt cân bất thường, mệt mỏi, đi tiểu thấy kiến bu quanh bãi nước tiểu … là những dấu hiệu cảnh báo bạn đã mắc căn bệnh cực kỳ nguy hiểm là đái tháo đường.

Ảnh minh họa: Internet

Bệnh đái tháo đường (hay còn gọi là tiểu đường) được xếp vào top những bệnh nguy hiểm nhất hiện nay. Bệnh đái tháo đường, cụ thể là đái tháo đường type 2 phát triển một cách thầm lặng, âm ỉ. Khi bệnh có biểu hiện ra ngoài là đã đến giai đoạn nặng và một số người bệnh có thể bắt đầu xuất hiện biến chứng.

Người bệnh đái tháo đường nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm về tim mạch, thận, thần kinh, mắt, giảm sức đề kháng dễ n.hiễm t.rùng…

Các dấu hiệu bất thường sau là các triệu chứng điển hình của bệnh đái tháo đường:

Liên tục thấy khát nước: Người bệnh luôn cảm thấy khát nước, uống nhiều;

Đi tiểu nhiều, thấy kiến bâu quanh nước tiểu: Người bệnh đi tiểu nhiều hơn bình thường 3 – 5 lần vào ban ngày và ban đêm;

Sụt cân bất thường: Người bệnh sụt cân nhiều trong thời gian ngắn khi không áp dụng biện pháp giảm cân hay ăn kiêng;

Người bệnh đi tiểu nhiều hơn bình thường 3 – 5 lần vào ban ngày và ban đêm, kiến bu quanh bãi nước tiểu là một trong những triệu chứng cảnh báo bạn có thể bị mắc đái tháo đường.

Đói và mệt mỏi: Thường xuyên cảm thấy đói, ăn nhiều nhưng cân giảm và mệt mỏi.

Tuy nhiên cần xét nghiệm m.áu để chẩn đoán xác định bệnh đái tháo đường và mọi người cần đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện nguy cơ bệnh để có thể phòng bệnh, phát hiện sớm bệnh để có thể điều trị sớm.

Khi đã bị đái tháo đường, thức ăn cần phải được coi như thuốc để duy trì chỉ số đường huyết ổn định. Do đó, bên cạnh việc điều trị thuốc, chế độ dinh dưỡng cho người bệnh có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh.

Theo đó, chỉ số đường huyết được coi là một chỉ tiêu để lựa chọn thực phẩm. Việc sử dụng thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp sẽ làm tăng đường m.áu từ từ và chậm sau ăn, ngược lại thực phẩm với chỉ số đường huyết cao làm tăng đường m.áu nhanh và cao mức sau ăn.

Đối với bệnh nhân đái tháo đường, về nguyên tắc dinh dưỡng, cần đảm bảo đủ năng lượng, các chất glucid, protid, chất xơ, chất béo (ưu tiên lựa chọn chất béo có nguồn gốc thực vật). Bên cạnh đó, đảm bảo đủ vitamin và khoáng chất, chú ý tăng cường canxi, vitamin A, vitamin C, vitamin E. Nên ăn 3 bữa/ngày và ổn định giờ ăn.

Khi thấy có những triệu chứng bất thường, cần đi xét nghiệm m.áu để chẩn đoán xác định bệnh đái tháo đường và mọi người cần đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện nguy cơ bệnh để có thể phòng bệnh, phát hiện sớm bệnh để có thể điều trị sớm. Ảnh minh họa: Internet

Những thực phẩm người bị đái tháo đường nên tránh:

Các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như: Miến dong, bánh mỳ trắng, khoai củ chế biến dưới dạng nướng…

Phủ tạng động vật như: Tim, gan, bầu dục, những thực phẩm chế biến sẵn như thịt, cá hộp, giò chả… Mỡ động vật

Các loại quả có hàm lượng đường cao: Táo, na, nhãn, vải, mít, chuối, hồng xiêm, chôm chôm…

Các loại bánh kẹo ngọt chứa nhiều đường.

Các loại quả sấy khô.

Rượu, bia, nước ngọt có đường

Ngoài ra, khi chế biến thực phẩm cần hạn chế các món rán. Các loại mỡ động vật (thịt gà ăn bỏ da). Các loại củ không nên chế biến dưới dạng nướng vì có chỉ số đường huyết cao. Hạn chế các loại nước quả ép, xay sinh tố; nên ăn cả múi, miếng để có chất xơ.

Nên ăn món luộc, hấp, chế biến mềm nhừ dễ tiêu hóa. Hạn chế các món rán, các loại mỡ động vật. Thịt gà ăn nên bỏ da.

THÁI HÀ (TỔNG HỢP)

Theo T.iền phong

6 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường nguy hiểm ở trẻ

Không chỉ người lớn mới có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, t.rẻ e.m cũng có thể mắc căn bệnh này. Thậm chí hiện nay tỷ lệ trẻ mắc đái tháo đường tuýp 2 ngày một gia tăng.

Không chỉ người lơn, t.rẻ e.m cũng có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường (Ảnh minh họa)

Bệnh đái tháo đường ở t.rẻ e.m nếu như không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Do đó, bố mẹ cần nắm bắt được những dấu hiệu cảnh báo bệnh ở trẻ để có biện pháp bảo vệ sức khỏe phù hợp cho con mình.

Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo bênh đái tháo đường ở t.rẻ e.m:

Giảm cân đột ngột

Nếu trẻ đột ngột giảm cân mà không rõ nguyên nhân rất có thể là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường.Việc giảm cân ở đây được lý giải là do người tiểu đường phải sử dụng năng lượng chuyển hóa từ các mô mỡ, ngoài ra khi bị tiểu đường – tức là cơ thể gặp vấn đề với insulin, tế bào không được cung cấp đủ năng lượng từ đường. Vì vậy, cơ thể sẽ đốt cháy mỡ và cơ để tạo ra năng lượng, hệ quả là dẫn tới việc sụt cân nặng nhanh chóng.

Khát nước liên tục

Trẻ bị đái tháo đường sẽ khát nước liên tục, thèm uống nước ngọt nhiều hơn (Ảnh minh họa)

T.rẻ e.m bị đái tháo đường sẽ cảm thấy khát nước liên tục, bởi cơ thể trẻ sẽ tự động tách phần nước trong các tế bào để bơm trực tiếp vào m.áu, giúp pha loãng lượng đường bị dư. Tế bào thiếu nước sẽ kích thích não, gây nên cảm giác khát nước liên tục. Không những vậy trẻ cũng có thể thèm đồ uống ngọt nhiều hơn bình thường.

Thiếu năng lượng

Nếu bé yêu của bạn luôn trong tình trạng uể oải, mệt mỏi, thiếu tập trung, thiếu năng lượng cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh đái tháo đường ở trẻ. Nguyên nhân là do cơ thể bé không thể chuyển đổi đường thành năng lượng cho cơ bắp và các cơ quan khác, từ đó khiến trẻ không có nhiều năng lượng nên luôn ở trong trạng thái mệt mỏi kéo dài.

Đi tiểu thường xuyên

Khi bị đái tháo đường trẻ thường có biểu hiện đi tiểu liên tục (Ảnh minh họa)

Đi tiểu thường xuyên là một dấu hiệu điển hình của bệnh tiểu đường ở trẻ, triệu chứng này xuất hiện là do lượng đường dư thừa lưu thông trong cơ thể trẻ. Hơn nữa, khi bị đái tháo đường trẻ cũng sẽ uống nước nhiều hơn nên đi tiểu cũng thường xuyên hơn. Do vậy, khi thấy trẻ có biểu hiện này bố mẹ hãy cẩn thận theo dõi lượng đường huyết trong m.áu của trẻ.

N.hiễm t.rùng nấm men

Đối với những b.é g.ái khi bị đái tháo đường thường có nguy cơ cao bị n.hiễm t.rùng nấm men. Dấu hiệu nhận biết n.hiễm t.rùng nấm men ở trẻ thường xuất hiện dưới dạng phát ban tã ( hay còn gọi là hăm tã).

Đói bụng thường xuyên

Trẻ bị đái tháo đường thường có cảm giác đói dữ dội, bởi mức độ insulin và glucose trong cơ thể giảm mạnh. Ở trẻ bị đái tháo đường lượng đường có trong m.áu cao và cơ chế của cơ thể là tiết ra nhiều insulin để chuyển hóa đường vào trong cơ thể. Nhưng do cơ thể trẻ không thể sử dụng chức năng này và insulin trong cơ thể lại có khả năng kích thích cảm giác đói, insulin càng nhiều thì cơ thể càng cảm thấy đói hơn.

Theo giadinhvietnam

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *