Trong những năm gần đây, bệnh thuỷ đậu ít phát triển thành dịch. Tuy nhiên, nó vẫn xuất hiện thường xuyên gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho người bệnh.
Khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu đặc trưng bạn có thể tự kiểm tra bệnh thuỷ đậu tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Tìm hiểu những điều cần lưu ý khi tự kiểm tra bệnh thủy đậu tại nhà giúp bạn có phương pháp chăm sóc và điều trị hiệu quả hơn. Khi tự kiểm tra bệnh thủy đậu tại nhà bạn cần lưu ý những điều dưới đây để có biện pháp xử lý phù hợp, đề phòng biến chứng nguy hiểm.
Thực tế, trước đây thuỷ đậu là bệnh không thể tránh khỏi ở t.rẻ e.m dưới 13 t.uổi. Tuy nhiên, khi có sự xuất hiện của vaccine phòng bệnh thủy đậu thì bệnh thường nhẹ hơn với đa số các bệnh nhân là trẻ nhỏ. Các trường hợp bệnh nghiêm trọng chỉ xuất hiện ở thiếu niên và người lớn. Vì thế, khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh thủy đậu, tự kiểm tra bệnh tại nhà là điều cần thiết.
1. Lưu ý gì khi tự kiểm tra bệnh thủy đậu tại nhà?
Tự kiểm tra bệnh thủy đậu tại nhà cần lưu ý đến các dấu hiệu đặc trưng – Ảnh: Internet
1.1. Theo dõi dấu hiệu bệnh vào thời điểm mùa dịch
Thuỷ đậu là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan nhanh chóng từ người này sang người khác. Bệnh dễ bùng phát vào mùa đông và đầu xuân. Đối tượng dễ mắc bệnh là t.rẻ e.m và người lớn chưa được tiêm phòng.
Vì thế, vào thời điểm này nếu phát hiện người thân có dấu hiệu của bệnh thủy đậu cần cách ly ngay và theo dõi sát sao tiến trình phát triển của bệnh. Đồng thời các bậc phụ huynh cần nâng cao sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học.
Bên cạnh đó, phải đến cơ sở y tế gần nhất để tiêm vaccin phòng thủy đậu ít nhất 3 tuần trước khi mùa dịch đến. Đối với gia đình có trẻ nhỏ cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, rửa tay bằng nước sát khuẩn. Hạn chế tiếp xúc với người có sức đề kháng yếu như bệnh nhân mới ốm dậy, người dễ bị nhiễm các bệnh virus.
1.2. Tiến trình phát triển bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu thường phát triển theo 4 giai đoạn là: Ủ bệnh, khởi phát, toàn phát và hồi phục. Dấu hiệu bệnh nặng dần theo từng giai đoạn từ ủ bệnh cho đến toàn phát. Bước sang giai đoạn phục hồi bệnh sẽ tự lành sau 10 – 14 ngày.
Dấu hiệu thời kỳ ủ bệnh: Tùy vào cơ địa của mỗi người mà thời gian ủ bệnh thủy đậu có thể kéo dài từ 1 – 2 tuần. Với những người có sức đề kháng yếu như phụ nữ mang thai, t.rẻ e.m và người cao t.uổi thời gian ủ bệnh có thể rút ngắn hơn.
Ở giai đoạn này bệnh chưa có dấu hiệu rõ ràng nên rất khó phát hiện. Một số trường hợp có thể cảm thấy cơ thể uể oải, mệt mỏi, lười ăn… Nếu tự kiểm tra bệnh thủy đậu tại nhà bạn cần lưu ý điều này để xử lý kịp thời.
Dấu hiệu thời kỳ khởi phát: Giai đoạn khởi phát bệnh thủy đậu thường kéo dài từ 1 – 2 ngày với các dấu hiệu: Chán ăn, bỏ bữa, nhức đầu, sốt nhẹ. Xuất hiện phát ban đỏ hồng, nổi mẩn ngứa. Dấu hiệu thủy đậu thời kỳ này thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh virus khác. Do đó, để xác chẩn đoán chính xác thay vì tự kiểm tra bệnh thủy đậu tại nhà bạn nên thực hiện xét nghiệm tại trung tâm y tế.
Dấu hiệu thời kỳ toàn phát: Ở giai đoạn này, các nốt mụn nước, mẩn đỏ, kích thước lớn từ 1 – 3mm sẽ xuất hiện trên cơ thể. Một số nốt có dịch mủ đặc, lan rộng khắp toàn thân. Ở giai đoạn này khi tự kiểm tra bệnh tại nhà, bạn cần đặc biệt lưu ý các triệu chứng, tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Thời kỳ phục hồi: Tùy vào điều kiện chăm sóc, điều trị, bệnh sẽ khỏi sau 1 – 2 tuần. Giai đoạn này các nốt mụn nước tự vỡ ra, đóng vảy và bong tróc. Đến khi không còn xuất hiện mụn nước mới, nghĩa là bệnh đang phục hồi. Lúc này bạn cần phải có chế độ chăm sóc đặc biệt, tránh để lại sẹo.
1.3. Xét nghiệm khi có dấu hiệu mắc bệnh
Trong quá trình tự kiểm tra bệnh thủy đậu tại nhà nếu gặp phải các trường hợp khó xác định, bạn cần tiến hành xét nghiệm. Đây là phương pháp chính xác nhất để phát hiện bệnh sớm, giúp điều trị kịp thời.
Bạn có thể tiến hành xét nghiệm m.áu tại các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín. Cũng có thể sử dụng dịch vụ xét nghiệm tại nhà để có kết quả nhanh hơn. Bên cạnh đó, xét nghiệm tại nhà giúp bạn không phải di chuyển để hạn chế lây lan bệnh.
Xét nghiệm m.áu trong trường hợp khó chẩn đoán bệnh thủy đậu – Ảnh: Internet
Phương pháp xét nghiệm m.áu sẽ xác định xem cơ thể bạn có đang sản xuất các kháng thể với virus thủy đậu hay không.
Nếu kết quả cho thấy bạn có kháng thể, nghĩa là không cần lo lắng virus tấn công. Còn không có kháng thể bạn cần phải được theo dõi chặt chẽ, phòng sự phát triển của triệu chứng bệnh.
1. 4. Theo dõi các dấu hiệu biến chứng
Bệnh thủy đậu có thể gây ra những biến chứng từ nhẹ đến nặng. Do đó, trong quá trình tự kiểm tra bệnh thủy đậu tại nhà bạn cần lưu ý kỹ các dấu hiệu của bệnh. Khi phát hiện có dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời.
Biến chứng nhẹ là bị n.hiễm t.rùng da ở các nốt mụn nước. Dấu hiệu là kích thước mụn lớn hơn bình thường, mưng mủ, l.ở l.oét, dịch có màu vàng đục, khi bệnh khỏi để lại sẹo rất sâu.
Các dấu hiệu biến chứng thần kinh như sốt cao, co giật, rối loạn tiểu não. Biến chứng thường xảy ra sau phát ban khoảng 21 ngày. Cơ thể người bệnh có hiện tượng tăng protein và bạch cầu Lympo dịch tủy não.
Dấu hiệu của các biến chứng khác như: Hội chứng Reye, viêm tủy cắt ngang, viêm não,…
Dấu hiệu viêm phổi với các biểu hiện: Ho ra m.áu, suy hô hấp, khó thở, gắng sức, cơ thể suy kiệt, bọng nước toàn thân to hơn bình thường…Biến chứng này thường xảy ra sau phát ban từ 3 – 5 ngày.
Các biến chứng bệnh thủy đậu rất nguy hiểm, có gây ra tình trạng hoại tử, c.hết não thậm chí t.ử v.ong nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, nếu tự kiểm tra bệnh thủy đậu tại nhà bạn phải lưu ý sát sao các dấu hiệu này, tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
1. 5. Kiểm tra và theo dõi dấu hiệu sau khi khỏi bệnh
Virus thủy đậu tồn tại trong các hạch thần kinh dưới dạng ngủ đông sau khi lành bệnh. Chúng hoàn toàn có thể hoạt động trở lại sau 10, 20 hoặc 30 năm sau khi gặp điều kiện thích hợp.
Khi cơ thể bị suy giảm hệ miễn dịch, chúng sẽ hoạt động trở lại gây ra bệnh Zona thần kinh. Các dấu hiệu của Zona thần kinh thường gây đau đớn cho người bệnh.
Theo dõi các dấu hiệu sau khi khỏi bệnh giúp chúng ta xác định chính xác, virus thủy đậu không còn hoạt động trở lại. Trong trường hợp người bệnh chưa tiêm phòng đủ liệu trình nên tiến hành tiêm thêm vaccin phòng bệnh.
Lưu ý các dấu hiệu khỏi bệnh thủy đậu là lưu ý quan trọng khi tự kiểm tra bệnh thuỷ đậu tại nhà – Ảnh: Internet
2. Chăm sóc bệnh nhân thủy đậu tại nhà
Quá trình chăm sóc bệnh tại nhà cho bệnh nhân thủy đậu đóng vai trò rất quan trọng. Nó giúp cải thiện triệu chứng bệnh và điều trị hiệu quả hơn. Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân thủy đậu tại nhà.
– Cho bệnh nhân nằm nghỉ ở nơi thoáng mát, sạch sẽ. Tránh gió mánh để cơ thể không bị nhiễm lạnh khiến sức đề kháng yếu hơn.
– Cắt móng tay, rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn. Với trẻ nhỏ, bố mẹ nên đeo bao tay bằng vải mỏng để tránh gãi làm vỡ các mụn nước.
– Tắm rửa, vệ sinh cơ thể cho người bệnh bằng dung dịch sát khuẩn nhẹ và nước ấm. Vệ sinh các mụn nước đúng cách để tránh bội nhiễm vi khuẩn dẫn đến n.hiễm t.rùng huyết. Khi tắm rửa, vệ sinh không được chà xát mạnh, tránh làm vỡ các mụn nước.
– Sử dụng nước muối sinh lý 0,9% để vệ sinh tai, mũi, họng cho bệnh nhân giúp loại bỏ các vi khuẩn.
– Khi các nốt mụn nước tự vỡ, cần được bôi dung dịch xanh theo chỉ định của bác sĩ để tránh viêm nhiễm, giúp tổn thương mau lành và không để lại sẹo.
– Theo dõi thường xuyên diễn biến của bệnh để có biện pháp xử lý chính xác.
– Trong quá trình bị bệnh, nên mặc quần áo sạch sẽ, thoáng mát, mềm mại, dễ thấm hút, tránh cọ sát vào các nốt mụn khiến chúng bị vỡ ra, gây bội nhiễm.
Trong quá trình tự kiểm tra bệnh thủy đậu tại nhà, nếu phát hiện dấu hiệu bất thường cần đến ngay bệnh viện để được điều trị kịp thời. Bên cạnh đó trong quá trình chăm sóc người bệnh cần thực hiện đúng các chỉ dẫn của bác sĩ để bệnh mau lành.
Trẻ thường mắc bệnh này vào mùa đông – xuân, đi học dễ lây từ bạn nên bố mẹ đừng quên con đi tiêm vắc xin để phòng tránh
Đây là một bệnh truyền nhiễm có thể lây qua đường không khí nên trẻ rất dễ lây từ bạn bè.
Mùa đông – xuân là thời điểm dễ bùng phát nhiều dịch bệnh nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, một trong số đó là bệnh thủy đậu.
Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm do virus mang tên Varicella Zoster Virus gây ra. Trẻ nhỏ dưới 10 t.uổi chính là những đối tượng dễ bị bệnh nhất. Virus gây bệnh thủy đậu chủ yếu lân lan qua đường không khí. Khi bệnh nhân mắc thủy đậu ho, hắt hơi hoặc chảy nước mũi b.ắn ra mà người khác hít phải thì sẽ bị nhiễm bệnh. Bệnh cũng có thể lây qua khi người lành tiếp xúc với nốt phỏng nước bị vỡ ra của người bị bệnh.
Thủy đậu là một bệnh lành tính, nếu được chăm sóc đúng cách, trẻ sẽ khỏi bệnh sau 1 khoảng thời gian. Tuy nhiên nếu không được chăm sóc, điều trị đúng cách, bệnh thủy đậu sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho bé như: N.hiễm t.rùng, gây l.ở l.oét các vết mụn nước sau khi vỡ, xuất huyết bên trong, viêm não, viêm màng não, viêm phổi thủy đậu, viêm thận, viêm cầu thận cấp…
Trẻ bị thủy đậu nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm (Ảnh minh họa).
Bệnh thủy đậu thường có thời gian ủ bệnh từ 14-17 ngày và thường không có triệu chứng lâm sàng. Bước vào thời kỳ khởi phát trẻ có thể không sốt hoặc sốt nhẹ, không chịu chơi, quấy khóc. Có trường hợp trẻ sốt cao 39-40 độ, trằn trọc, mê sảng, co giật kèm theo viêm họng, viêm xuất tiết đường hô hấp trên. Đến thời kỳ toàn phát thì bé sẽ nổi ban toàn thân.
Bệnh thủy đậu có khả năng lây lan từ 1-2 ngày trước khi nổi ban. Điều này khiến bệnh dễ lây lan hơn bởi trong thời gian này, người bệnh có thể chưa biết mình đã nhiễm thủy đậu nên vẫn thoải mái tiếp xúc với mọi người. Đặc biệt là với những trẻ đã đi học, bệnh dễ lây lan giữa các bé cùng lớp.
Chính vì vậy, bố mẹ cần phòng tránh bệnh thủy đậu cho con. Các hiệu quả và lâu dài nhất chính là tiêm vắc xin phòng bệnh.
Trẻ nên tiêm vắc xin thủy đậu khi nào?
T.rẻ e.m từ 12 tháng đến 12 t.uổi:
– Mũi 1: Khi trẻ 12 tháng t.uổi, liều 0,5ml
– Mũi 2: Khi trẻ 4 – 6 t.uổi, liều 0,5ml.
Thanh thiếu niên từ 13 t.uổi trở lên (chưa mắc bệnh thủy đậu lần nào):
– Mũi 1: Liều đầu 0,5ml.
– Mũi 2: Cách mũi 1 từ 4 – 8 tuần, liều 0,5ml.
Vắc xin phòng bệnh thủy đậu không có trong chương trình Tiêm chủng mở rộng. Bố mẹ có nhu cầu có thể đưa con đến các trung tâm tiêm chủng dịch vụ để tiêm.
Vắc xin Varivax phòng bệnh thủy đậu được sản xuất tại Mỹ.
Các loại vắc xin phòng bệnh thủy đậu
Hiện tại ở Việt Nam có lưu hành 3 loại vắc xin phòng bệnh thủy đậu:
– Vắc xin Variva x (sản xuất tại Mỹ): Là một vắc xin sống, giảm độc lực, được chỉ định phòng ngừa bệnh thủy đậu cho trẻ trên 12 tháng t.uổi.
Giá tham khảo: 915.000-1.098.000 đồng/mũi.
– Vắc xin Varicella (sản xuất tại Hàn Quốc): Là vắc xin dạng đông khô của virus thủy đậu (varicella) sống giảm độc lực, chỉ định phòng thủy đậu cho trẻ trên 12 tháng t.uổi.
Giá tham khảo: 700.000-900.000 đồng/mũi.
– Vắc xin Varilrix (sản xuất tại Bỉ): Mỗi liều 0,5ml vắc xin đã hoàn nguyên chứa một liều gây miễn dịch. Vắc xin Varilrix có thể tiêm cho trẻ từ 9-12 tháng t.uổi. Mũi thứ 2 tiêm sau mũi thứ nhất tối thiểu 6 tuần.
Giá tham khảo: 500.000 – 600.000 đồng/mũi.
Cách chăm sóc trẻ khi bị thủy đậu
– Để trẻ nằm trong phòng kín gió, nếu phải đưa bé đi khám thì bố mẹ cần đeo khẩu trang cẩn thận cho con. Các loại đồ dùng cá nhân như khăn tắm, khăn mặt, bàn chải, cốc, bát đũa… của bé cần được dùng riêng.
– Dùng dung dịch xanh-methylen hoặc Castellani để chấm lên các nốt phỏng đã vỡ hoặc mọng nước. Vệ sinh mũi họng hàng ngày cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%.
– Nếu trẻ sốt cao, có thể dùng thuốc hạ sốt, giảm đau thông thường theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu các nốt phỏng bị n.hiễm t.rùng, có mủ, tấy đỏ… thì có thể cho bé uống kháng sinh.
– Cho trẻ mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi, tắm và thay quần áo cho trẻ bằng nước ấm trong phòng tắm kín hàng ngày. Tránh để bé gãi những nốt phỏng nước.
– Cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, uống nhiều nước, bổ sung hoa quả…
– Khi trẻ có triệu chứng lừ đừ, mệt mỏi, co giật, hôn mê hoặc xuất huyết trên nốt phỏng, bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị.