Can thiệp cứu thành công bệnh nhi 44 ngày t.uổi tim bẩm sinh hiếm gặp

Một bệnh nhi 44 ngày t.uổi với chẩn đoán hẹp eo động mạnh chủ, bệnh tim bẩm sinh hiếm gặp có nguy cơ t.ử v.ong vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa can thiệp cứu sống.

Ngày 25/9, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết, các bác sĩ của đơn vị vừa can thiệp cứu sống thành công cho bệnh nhi L.N.A.N. (44 ngày t.uổi, quê xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương) bị hẹp eo động mạch chủ.

Bệnh nhi N. có cân nặng 3,4 kg, là con sinh đôi. Sau sinh cả 2 bé đều xuất hiện khó thở, ăn bú kém.

Quá trình các bác sĩ can thiệp nong eo động mạch cho bệnh nhi.

Ngày 21/9 gia đình cho bé nhập viện. Trên siêu âm tim, bệnh nhi được phát hiện buồng tim trái giãn rất lớn (tương đương trẻ 3 t.uổi), hẹp eo động mạch chủ rất nặng. Bệnh nhi được xác định đang trong tình trạng nguy kịch, nguy cơ trụy mạch, ngừng tim và t.ử v.ong rất cao.

Được hội chẩn lãnh đạo, 21h cùng ngày, bệnh nhi được chuyển phòng can thiệp nong eo động mạch chủ cấp cứu. Sau một giờ can thiệp, xác định thủ thuật thành công, bệnh nhi ổn định, được bàn giao về khoa Hồi sức tích cực sơ sinh. Hiện bệnh nhi ổn định, tự thở, môi hồng, không còn khó thở, ăn bú tốt.

Theo Ths. Bác sĩ Lê Anh Minh, Phó Trưởng khoa Tim mạch – Lồng ngực, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, đây là ca nặng và nguy kịch đầu tiên ở Thanh Hóa được can thiệp bằng phương pháp này.

Bệnh nhân N. hiện đã ổn định, tự thở, ăn bú tốt.

“Hẹp eo động mạch chủ là bệnh tim bẩm sinh hiếm gặp, tỉ lệ gặp 0,2-0,6/1.000 trẻ sinh sống. Tiến triển thường gây suy tim, suy thận, trụy mạch và t.ử v.ong rất sớm ở những trường hợp hẹp nặng. Can thiệp nong eo động mạch là phương pháp hiện đại nhất (xâm lấn ít, thời gian thực hiện thủ thuật nhanh, hồi phục sau thủ thuật nhanh, không để lại sẹo, ít biến chứng) để xử lý tình trạng này nhằm cứu sống bệnh nhân”, bác sĩ Lê Anh Minh cho biết thêm.

Cứu b.é t.rai mắc Covid-19 diễn biến nặng

B.é t.rai không thuộc nhóm nguy cơ cao nhưng tổn thương phổi nặng và cần điều trị kéo dài.

Ngày 23/9, PGS.TS Phùng Nguyễn Thế Nguyên, Trưởng Đơn vị điều trị Covid-19, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), cho biết đơn vị này vừa điều trị thành công một bệnh nhi mắc Covid-19 có diễn biến nặng.

Bệnh nhi là b.é t.rai 13 t.uổi, 48 kg, t.iền sử khỏe mạnh, không bệnh nền. Bốn ngày đầu sau khi có xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, em sốt nhẹ, ho khan. Sau đó, trẻ hết sốt nhưng ho nhiều, tức ngực, khó thở nên được đưa đến bệnh viện.

Sau khi được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 1, các bác sĩ khoa Cấp cứu ghi nhận nhịp thở của bệnh nhi là 26-28 lần/phút, chỉ số này không quá nhanh so với trẻ 13 t.uổi. Chỉ số SpO2 là 92%, đây là biểu hiện cho thấy tình trạng bé diễn biến nặng.

Hình ảnh X-quang của bé lúc nhập viện, phổi tổn thương nặng. Ảnh: BSCC .

Dù triệu chứng bệnh không quá rầm rộ, kết quả X-quang khiến các y bác sĩ bất ngờ bởi phổi bé bị tổn thương nặng. Ngoài ra, các kết quả xét nghiệm cho thấy phản ứng viêm tăng cao, rối loạn đông m.áu.

Bệnh nhi nhanh chóng được điều trị theo phác đồ viêm phổi nặng của Covid -19, hỗ trợ hô hấp, kháng sinh, steroid và thuốc chống đông.

“Đây là trường hợp trẻ khỏe mạnh, không yếu tố nguy cơ, không béo phì, triệu chứng không quá rầm rộ nhưng tổn thương phổi nặng và cần điều trị kéo dài”, bác sĩ Nguyên nhận định.

Sau 5 ngày điều trị, tình trạng bệnh nhi cải thiện tốt, hết khó thở, giảm ho nhưng tổn thương phổi trên X-quang cải thiện chậm, SpO2 còn thấp (93-94%).

Sau 17 ngày điều trị theo phác đồ đồng thời theo dõi sát triệu chứng và oxy m.áu, b.é t.rai khỏi bệnh hoàn toàn, tổn thương phổi cải thiện đáng kể, xét nghiệm rRT-PCR cho kết quả âm tính.

PGS.TS Phùng Nguyễn Thế Nguyên nhận định cho đến nay, t.rẻ e.m mắc SARS CoV-2 phần lớn không triệu chứng hoặc biểu hiện nhẹ. Tuy nhiên, tình trạng nặng vẫn có thể gặp ở t.rẻ e.m ngay cả khi không có yếu tố nguy cơ.

“Những trường hợp này không thể điều trị tại nhà mà cần có sự can thiệp cấp cứu của nhân viên y tế”, PGS Phùng Nguyễn Thế Nguyên nói.

Tính đến ngày 22/9, TP.HCM đang điều trị 3.731 trẻ dưới 16 t.uổi mắc Covid-19. Tỷ lệ trẻ diễn tiến nặng

Trưởng Đơn vị điều trị Covid-19 của Bệnh viện Nhi đồng 1 khuyến cáo khi chăm sóc trẻ mắc Covid-19 tại nhà, phụ huynh cần theo dõi sát sức khỏe của bé. Các triệu chứng cần đặc biệt lưu ý là trẻ khó thở, than mệt, gắng sức kém, vã mồ hôi nhiều, nói từng từ, từng câu ngắn, thở nhanh, gắng sức, nhịp tim nhanh hay SpO2

Khi trẻ có các triệu chứng này, phụ huynh phải nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện hoặc liên hệ ngay với Tổ phản ứng nhanh tại địa phương.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *