Cần Thơ: Cứu bệnh nhi 11 t.uổi vỡ túi phình mạch m.áu não

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa can thiệp nội mạch cứu sống bệnh nhân 11 t.uổi vỡ túi phình mạch m.áu não.

Hiện tại bé tỉnh táo, hết nhức đầu.

Ngày 28/7, Bs.CK2 Phạm Thanh Phong- Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, ngày 17/7, bệnh nhi 11 t.uổi tên B, quê Bạc Liêu được tuyến trước chuyển đến trong tình trạng xuất huyết nội sọ vùng thái dương trái, không yếu liệt chi.

Theo lời của người nhà thì 2 ngày trước bé than nhức đầu, nôn ngày càng tăng, gia đình đưa bé đi khám tại y tế địa phương khám, được chỉ định chụp cắt lớp vi tính sọ não nghi ngờ bé bị vỡ dị dạng mạch m.áu não nên chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương điều trị.

Sau khi nhập viện, bệnh nhi được chỉ định chụp cộng hưởng từ sọ não ghi nhận: xuất huyết não vùng thái dương trái giai đoạn bán cấp nghi do dị dạng động tĩnh mạch. Bệnh nhân có tình trạng huyết áp tăng và sốt.

Các bác sĩ đã quyết định chụp mạch m.áu não bằng kỹ thuật DSA (chụp mạch m.áu kỹ thuật số xóa nền) để chẩn đoán xác định. Kết quả chụp cho thấy tình trạng xuất huyết não ở bé là do túi phình mạch m.áu não vỡ.

Ngày 26/7, bệnh nhân được chỉ định nút phình mạch m.áu não số xóa nền DSA.

Cụ thể, bác sĩ sử dụng một ống thông nhỏ, luồn từ động mạch đùi của bé, đưa ống thông lên đến tận các mạch m.áu não nơi có túi phình, và thả vào túi phình này một kết cấu đặc biệt gọi là coil nhằm bít túi phình và nút kín chỗ c.hảy m.áu. Thời gian can thiệp 45 phút.

Hiện bé đã ổn định, hết nhức đầu, ăn uống lại tốt.

TS.Bs Hà Tấn Đức Trưởng khoa đột quị bệnh viện cho biết, đây là ca đầu tiên bệnh viện áp dụng kỹ thuật can thiệp này ở t.rẻ e.m.

Bác sĩ Đức cũng thông tin thêm, túi phình mạch m.áu não là 1 dạng bất thường của mạch m.áu, do thành mạch m.áu có một điểm yếu, lâu dần giãn lớn thành túi phình. Tần suất có túi phình mạch m.áu não trong cộng đồng khoảng 3% dân số, và tỷ lệ các túi phình mạch m.áu não bị vỡ khoảng 0,3%/năm.

Đối với túi phình nhỏ dưới 5 mm đường kính, thường không có triệu chứng. Một số túi phình lớn có thể gây nên triệu chứng nhìn mờ hoặc nhìn đôi, đau trên hoặc xung quanh mắt, tê bì hoặc yếu một bên vùng mặt, nói khó, đau đầu kinh niên, mất thăng bằng. Trong trường hợp túi phình vỡ, bệnh nhân đột ngột bị đau đầu dữ dội, có thể kèm theo buồn nôn hoặc nôn, trường hợp nặng có thể hôn mê.

Bác sĩ Đức khuyến cáo, khi phát hiện bệnh nhân có triệu chứng, thân nhân cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.

Cần Thơ: Đau đầu mãi không hết, nhập viện mới phát hiện bệnh nguy hiểm

Theo Thanh Niên, mới đây, BS.CK2 Phạm Thanh Phong – Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đã thông tin về trường hợp bị u màng não hiếm gặp được các bác sĩ khoa Ngoại thần kinh xử lý thành công.

Cụ thể, bệnh nhân là chị Đ.T.L, 47 t.uổi ngụ ở huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ. Chị L. gặp tình trạng đau đầu kéo dài trong suốt 3 tháng, đã đi khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm.


Hình ảnh MRI của chị L. được các bác sĩ chẩn đoán u màng não lều tiểu não phải. (Ảnh: Lao Động)

Sau nhập viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, các bác sĩ tại đây đã tiến hành chụp CT scanner sọ não và chụp cộng hưởng từ MRI. Kết quả phát hiện bệnh nhân có khối choán chỗ nội soi vùng hố sau bên phải.

Qua đó, các bác sĩ chẩn đoán chị L. bị u màng não lều tiểu não phải. Đây là khối u nằm ở vị trí khó tiếp cận nên việc điều trị cũng phải chia làm 2 giai đoạn.

Đầu tiên, bệnh nhân được chụp mạch m.áu não số hóa xóa nền để đ.ánh giá hệ thống mạch m.áu liên quan khối u cũng như tắc mạch nuôi khối u có chọn lọc, nối tiếp là vi phẫu thuật bóc khối u. Sang giai đoạn 2, bác sĩ đã phải mất 5 giờ tỉ mỉ thực hiện ca vi phẫu cắt bỏ hoàn toàn khối u thành công.


Bệnh nhân sau khi phẫu thuật hồi phục tốt. (Ảnh: Sức Khỏe Đời Sống)

Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt, đầu giảm đau nhiều. Cùng với đó là vết phẫu thuật khô và không xuất hiện thêm triệu chứng tổn thương thần kinh mới nào.

BS.CK2 Trần Văn Minh – người tham gia vào quá trình phẫu thuật cho chị L. cho biết, hiện nay việc phẫu thuật thành công u màng não lều tiểu não có gốc bám ở lều tiểu não vẫn là một thử thách khó khăn đối với bác sĩ Ngoại Thần kinh.

Triệu chứng lâm sàng của loại u này lại thường khó phát hiện, tiến triển chậm. Ban đầu sẽ chỉ xuất hiện các biểu hiện như đau đầu vùng chẩm gáy hoặc thay đổi về thị lực. Sau này khi u phát triển, bệnh nhân nhiều khả năng bị rối loạn thăng bằng, động kinh, thậm chí bị hôn mê nếu khối u chèn ép…

Đau đầu kéo dài còn có thể là nguyên nhân của những bệnh lí nguy hiểm mà mọi người rất cần chú ý như chấn thương sọ não, viêm não, áp xe não, xuất huyết dưới màng nhện, xuất huyết não, viêm tắc tĩnh mạch não…


Không thể coi thường khi triệu chứng đau đầu xuất hiện. (Ảnh minh họa: Bệnh Viện Nhân Dân 115)

Những căn bệnh này muốn giải quyết triệt để đều phải nhờ đến phẫu thuật. Và muốn hạn chế tối đa rủi ro thì cần phải phát hiện càng sớm càng tốt.

Do đó, nếu có dấu hiệu như đau đầu thường xuyên, thị lực giảm, lời nói không chuẩn xác… cũng không nên bỏ qua hoặc tự uống thuốc tại nhà. Việc cần làm là đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Sức khỏe là tài sản vô cùng đáng quý với mỗi người. Vì vậy khi có biểu hiện bất thường, không nên chủ quan để rồi bỏ lỡ thời gian điều trị tốt nhất.

Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *