Cẩn trọng với bệnh ung thư nguyên bào võng mạc ở t.rẻ e.m

Bệnh ung thư nguyên bào võng mạc ở t.rẻ e.m dưới 8 t.uổi xuất hiện với tỷ lệ không nhỏ. Nếu được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, bệnh này sẽ được điều trị dứt điểm. Ngược lại, nếu phát hiện muộn, bệnh nhi thậm chí có nguy cơ phải cắt bỏ nhãn cầu.

Các bác sĩ đã buộc phải cắt bỏ nhãn cầu của bệnh nhi bị ung thư nguyên bào võng mạc.

Bệnh viện Nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh thông tin, mới tiếp nhận một bệnh nhi bị ung thư nguyên bào võng mạc mắt bên phải. Sau khi hội chẩn kết hợp giữa tình trạng lâm sàng và hình ảnh cận lâm sàng cho thấy, khối u đã phát triển khá lớn. Các bác sĩ phải quyết định cắt bỏ nhãn cầu để ngăn chặn sự di căn của khối u. Đây thực sự là một quyết định xót xa, nhưng là lựa chọn duy nhất để cứu tính mạng của bé, do phát hiện bệnh muộn.

Sau hơn 1 giờ phẫu thuật, một bên nhãn cầu có khối u đã được lấy ra. Điều đáng nói là trước đó bé không có bất cứ vấn đề sức khỏe nào. Trước khi nhập viện, người nhà của bé tình cờ thấy trong mắt phải của bé, đồng tử (con ngươi) ánh trắng đục, nên cho bé đi khám, mới phát hiện khối u.

Bác sĩ Chuyên khoa I Nguyễn Đức Huy, Điều hành Khoa Mắt, Bệnh viện Nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh cho biết, ung thư nguyên bào võng mạc là một loại u ác tính trong mắt ở t.rẻ e.m, thường xuất hiện với tần suất cao ở trẻ nhỏ tầm 1-2 t.uổi, đôi khi gặp ở trẻ 3-6 t.uổi, thậm chí 8 t.uổi.

Bệnh này có thể xảy ra ở một bên mắt hoặc hai bên mắt của bệnh nhi. Tuy là bệnh ác tính, hiếm gặp nhưng ung thư nguyên bào võng mạc có thể chữa lành được. 95% trường hợp được chữa lành hoàn toàn nếu bệnh được điều trị sớm ngay khi bệnh bắt đầu và việc điều trị sẽ nhẹ nhàng, ít tốn kém.

Cũng theo bác sĩ Nguyễn Đức Huy, trẻ mắc căn bệnh này thường có các biểu hiện lâm sàng như mắt bị lé; đồng tử (con ngươi) trắng đục; xuất hiện ánh mắt mèo khi chụp ảnh có đèn flash.

Để kịp thời phát hiện con em mình có bị mắc ung thư nguyên bào võng mạc hay không, các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh nên cho các con đi khám vào các thời điểm sau 1 t.uổi, sau 3 t.uổi, trước khi vào lớp 1… Với trẻ trong độ t.uổi đi học, nên cho các bé khám mắt định kỳ 6 tháng/lần.

Sử dụng Omega 3 hợp lý

Axit béo Omega 3 là một trong những loại chất béo rất tốt cho cơ thể, chúng giúp giảm các nguy cơ về bệnh tim mạch, trầm cảm, mất trí nhớ. Vậy sử dụng Omega 3 như thế nào là hợp lý?

Cách sử dụng Omega 3 hợp lý. Đồ hoạ: Vy Vy

Omega 3 là một axit béo không no thiết yếu cho cơ thể. Mọi người cần bổ sung Omega 3 vì cơ thể con người không thể tự tổng hợp và tạo ra Omega 3 được. Có 3 loại axit béo omega 3 phổ biến nhất đó là Eicosapentaenoic axit (EPA), Docosahexaenoic ( DHA) và Alpha lipoic acid (ALA).

Hiện tại chưa có bất cứ một quy chuẩn nào về việc nên bổ sung bao nhiêu Omega 3 mỗi ngày. Các tổ chức y tế đưa ra các con số khác nhau, tuy nhiên sự chênh lệch là không đáng kể.

Nhìn chung, các tổ chức y tế đều đưa ra lời khuyên nên dùng tối thiểu 250 – 500mg mỗi ngày kết hợp giữa EPA và DHA cho người trưởng thành để duy trì sức khỏe tổng thể.

Tuỳ thuộc vào thể trạng của mỗi người và mỗi độ t.uổi sẽ cần một lượng Omega 3 nhất định:

Người bị bệnh tim mạch: Theo một nghiên cứu đã thực hiện với 11.000 đối tượng có sử dụng kết hợp EPA và DHA 850mg/ngày trong 3,5 năm, khoảng 25% số này đã giảm các cơn đau tim và giảm 45% tỉ lệ t.ử v.ong đột ngột.

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, những người mắc bệnh động mạch vành nên bổ sung kết hợp 1.000mg EPA và DHA mỗi ngày, trong khi những người có chỉ số triglyceride cao (chất béo trung tính) cần 2000-4000mg/ ngày.

Người bị bệnh trầm cảm, lo âu: Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, dùng Omega 3 liều cao, từ 200- 2,200 mg/ngày có thể làm giảm các triệu chứng trầm cảm và lo âu.

Đối với các trường hợp bị rối loạn tâm thần, tâm trạng thì nên bổ sung lượng EPA cao hơn DHA.

Người bị ung thư: Hấp thụ nhiều Omega 3 hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư vú, ung thư tuyến t.iền liệt, ung thư ruột kết.

Đối với t.rẻ e.m và phụ nữ đang mang thai: Omega 3 rất quan trọng, đặc biệt là DHA. DHA đóng vai trò rất quan trọng cho phụ nữ trước, trong và cả sau thời kỳ mang thai. Ngoài liều lượng DHA mà bạn thường xuyên bổ sung, khi mang thai và cho con bú bạn cần bổ sung thêm 200mg DHA mỗi ngày. Các tổ chức y tế khuyến cáo nên cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bổ sung từ 50-100mg kết hợp EPA và DHA mỗi ngày.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *