Đau đầu là nguyên nhân của nhiều bệnh lý khác nhau. Trong đó có đau đầu lành tính và có đau đầu là triệu chứng bệnh lí, thậm chí nguy hiểm.
Thoái hóa cột sống cổ cũng là nguyên nhân dẫn đến thiếu m.áu não gây đau đầu (Ảnh minh họa)
Không chỉ người già mà hiện nay nhiều người trẻ cũng bị thiếu m.áu não, dẫn đến những cơn đau đầu, chóng mặt, không tập trung hoặc hay buồn ngủ nhưng ngủ lại khó, ngủ hay mơ và trái nắng trở trời thì nặng nề, hay nhức mỏi mắt, nếu tình trạng kéo dài thì hay quên.
Người trẻ cũng thiếu m.áu não vì… smartphone
Em Nguyễn Bảo Nam (17 t.uổi, Hà Nam) được gia đình đưa đi thăm khám bởi trong một năm gần đây em thường xuyên bị đau đầu khi học, mất tập trung, hay hồi hộp và vào buổi trưa, đôi lúc bị choáng khi đứng dậy. Tại cơ sở y tế, Nam được chẩn đoán thiếu m.áu não và được giải thích khi tập trung cao m.áu cần tiêu thụ lượng oxy lớn, nhưng do bị thiểu năng tuần hoàn não nên gây đau đầu, mất tập trung, căng thẳng. Trường hợp như Nam không phải là hiếm, bởi hiện nay người trẻ bị thoái hóa cột sống cổ nhiều do dùng smartphone thường xuyên, đầu gập nhiều, từ đó dẫn đến thiếu m.áu não.
Còn bà Nguyễn Thị Yến (60 t.uổi, Hà Nội), cứ mỗi khi trở trời là cơn đau đầu, chóng mặt lại kéo đến. Đi thăm khám nhiều nơi, đều được các bác sĩ chẩn đoán thiếu mãu não do huyết áp thấp và kê thuốc uống điều trị. Tuy nhiên, bà Yến thường phàn nàn: “Dù đã uống thuốc gần nửa năm nay nhưng các dấu hiệu đau đầu mỗi khi trở trời ít thuyên giảm”.
Theo PGS. TS. Kiều Đình Hùng, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, BV Đại học Y Hà Nội, triệu chứng thông thường của thiếu m.áu não là đau đầu, chóng mặt không tập trung hoặc hay buồn ngủ nhưng ngủ lại khó, ngủ hay mơ và trái nắng trở trời thì nặng nề, hay nhức mỏi mắt và nếu tình trạng kéo dài thì hay quên. “Bệnh này hay gặp do các nguyên nhân như huyết áp thấp, hẹp động mạch nuôi não như động mạch cảnh, động mạch đốt sống hoặc do thoái hóa cột sống cổ. Chính hai mạch nuôi phần sau của não là chui vào phần sau đốt sống cổ, vì thế khi thoái hóa cột sống cổ nó phải phì đại các động mạch ấy và gây ra các triệu chứng như nêu trên”, BS. Hùng cho biết.
BS. Hùng cũng cảnh báo trước nhiều trường hợp đau đầu do thiếu m.áu não, vội vã trong điều trị rồi tự ý ra hiệu thuốc để mua thuốc sử dụng. Việc điều trị thiếu m.áu não cần phải kiên trì kết hợp tập luyện, đòi hỏi thời gian dài. “Tôi cũng chia sẻ khi mình dùng thuốc tuần hoàn não thông thường không cắt cơn ngay mà phải sau một thời gian mới có hiệu quả, cắt giảm dần cơn đau, thời gian và cường độ đau. Việc điều trị cần theo chỉ định cụ thể của bác sĩ. Hơn nữa, đau đầu do tuần hoàn não hay đau khi thời tiết thay đổi (khi trời lạnh) mạch co lại gây đau đầu (do thiếu m.áu não), người bệnh cần lưu ý giữ ấm cho vùng đầu và cổ”, BS. Hùng nhấn mạnh.
Không chủ quan với những cơn đau đầu
BSCKI Nguyễn Đình Tuấn, chuyên khoa Thần kinh, BV Đa khoa Medlatec cho rằng, biểu hiện đau đầu là nguyên nhân của nhiều bệnh lý khác nhau. Trong đó có đau đầu lành tính và có đau đầu là triệu chứng bệnh lí, thậm chí nguy hiểm. Với nhóm đau đầu lành tính thường là do căng thẳng, stress dẫn đến các cơn đau. Rất nhiều trường hợp đau đầu lại là dấu hiệu của bệnh lí nguy hiểm như khối u não, dị dạng mạch não…
Theo PGS. TS. Kiều Đình Hùng, hiện nay khoa học phát triển, có nhiều máy móc có thể tìm ra nguyên nhân dẫn đến đau đầu. Ví như cao huyết áp hay huyết áp thấp người ta có thể đo lượng m.áu lên não xem lượng m.áu nhiều hay ít. Hoặc chụp cắt lớp, đặc biệt là cộng hưởng từ sọ não người ta biết được căn nguyên của bệnh.
Bệnh cao huyết áp khiến m.áu lên não nhiều cũng nguy hiểm, nếu không biết để điều trị đôi khi vỡ mạch m.áu não. Tuy nhiên, cao huyết áp hay thấp huyết áp thường gặp ở những người trung niên, cao t.uổi. Ngoài ra còn gặp ở những người bẩm sinh, có bệnh dị dạng động tĩnh mạch não, u m.áu, phình động mạch não bẩm sinh. Do vậy, người trẻ thường xuất hiện các cơn đau đầu nên đi chụp cộng hưởng từ não và mạch não để xem có bệnh dị dạng hay không, nhằm phòng bệnh đột quỵ sớm.
Ngoài ra, nguyên nhân nữa gây đau đầu còn là do có khối u trong não, u lành chiếm 40% và u ác khoảng 60%. Hiện nay, người ta còn gặp u mà những khối ung thư cơ thể di căn lên não gây đau đầu… Chụp cộng hưởng từ phát hiện u não, khoảng 80 – 90% là biết bản chất u lành hay u ác kèm theo phù não hoặc áp xe não hay không. Tuy nhiên, khuyến cáo đã chụp cộng hưởng từ não phải chụp mạch não kèm theo.
“Dù là đau đầu lành tính, người bệnh cần lưu tâm để điều trị dứt điểm bởi việc trường diễn các cơn đau đầu cũng sẽ tăng nguy cơ tai biến mạch m.áu, bệnh lí tim mạch… Nếu chứng đau đầu diễn ra thường xuyên, người bệnh nên chủ động tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được khám, tư vấn điều trị đúng cách, không nên tự dùng thuốc giảm đau. Đặc biệt, cần đi khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa khi cơ thể có những dấu hiệu đau đầu đột ngột và dữ dội, có rối loạn thị giác, tê yếu tay chân, nói khó…”, BS. Tuấn khuyến cáo.
Theo baogiaothong
Chớ “thần thánh” thuốc bổ não
Tình trạng người dân tự ý dùng thuốc bổ não ngày càng phổ biến. Vậy thuốc bổ não có thực sự bổ như mọi người vẫn nghĩ?
Cần sử dụng đúng chỉ định
Chỉ cần vào Google gõ cụm từ “thuốc bổ não”, cho chúng ta hàng loạt kết quả về tên của các loại thuốc với những công dụng khác nhau như: thuốc bổ não giúp tăng cường trí nhớ, trị rối loạn giấc ngủ, điều trị các triệu chứng của thiếu m.áu não như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt… Tin theo lời quảng cáo này, nhiều người đã tự kê đơn cho mình mà không biết thực hư công dụng của những loại thuốc đó ra sao.
Việc lạm dụng thuốc bổ não có thể gây hại cho sức khỏe (ảnh minh họa: Hà Nguyên)
Chị Nguyễn Thị Lan, 53 t.uổi ở Thanh Xuân, Hà Nội cho biết, tối nào chị cũng đi bộ và ăn uống điều độ, nhưng công việc làm máy tính và sổ sách nhiều nên hay mắc chứng nhớ nhớ quên quên. Nghe bạn bè mách, mỗi năm chị duy trì tiêm 1 đợt thuốc bổ não nên công việc cũng đỡ nhầm lẫn. Còn chị Lan Anh, 46 t.uổi ở Long Biên, Hà Nội cũng hay bị chóng mặt, mất ngủ. Chị ra hiệu thuốc tả triệu chứng, nhân viên bán cho chị mấy loại thuốc bổ não mà tình trạng không thấy cải thiện. Đến khi chóng mặt, ù tai, ngủ dậy nhìn trần nhà quay tít, chị đi khám mới biết bị t.iền đình, phải điều trị 2 tháng mới khỏi. “Trước kia, mỗi lần mệt mỏi, hay mất ngủ tôi uống thuốc hoạt huyết dưỡng não thấy đỡ và ngủ tốt. Gần đây, cũng triệu chứng đấy mà tôi uống mãi thuốc này chẳng thấy đỡ. Nghe người ta mách phải tiêm thuốc bổ não thì mới tốt nhưng tôi chưa kịp dùng đã phát hiện bị t.iền đình”, chị Lan Anh cho hay.
Trao đổi về vấn đề người dân lạm dụng thuốc bổ não, TS. BS Nguyễn Hồng Quân – Phó Chủ nhiệm khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, thuốc bổ não hay còn gọi là thuốc dưỡng não, thuốc bảo vệ thần kinh là một nhóm thuốc có thể bảo vệ được cấu trúc của thần kinh đã bị tổn thương qua quá trình ô-xy hóa, quá trình viêm, do quá trình thiếu ô-xy, nhiễm độc… Thuốc này có tác dụng ngăn chặn hoặc giảm thiểu tác động lên các tế bào thần kinh. Tuy nhiên, nó là thuốc cho nên chúng ta cần sử dụng nó đúng chỉ định và đúng mục đích.
“Người dân nên hiểu thuốc dưỡng não hay bất kể loại thuốc nào khác, ngoài tác dụng điều trị bệnh nó cũng có tác dụng không mong muốn từ nhẹ cho đến rất nặng, có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Cho nên, khi sử dụng thuốc bổ não cần thăm khám để có chỉ định sử dụng thuốc đúng bệnh, đúng liều, đúng thời gian quy định”.
TS.BS Nguyễn Hồng Quân
Hiệu quả thuốc bổ não vẫn chưa được chứng minh
Triệu chứng chóng mặt, đau đầu, stress… là những bệnh lý ít liên quan đến việc chỉ định dùng thuốc dưỡng não, mà những bệnh lý này phần lớn sẽ chỉ định với thuốc khác. Ví dụ: Bệnh nhân chóng mặt thì phần lớn là do các bệnh lý của cơ quan t.iền đình ngoại vi. Khi ấy phải điều trị bệnh gây rối loạn t.iền đình chứ không phải thuốc dưỡng năo. Đau đầu cũng vậy, đây là một biểu hiện của rất nhiều bệnh khác nhau như bệnh đau đầu Migraine (hay gặp ở người trẻ t.uổi), trầm cảm, do bệnh lý cột sống cổ, do bệnh nội khoa khác (tăng huyết áp…). Khi đấy sẽ sử dụng thuốc để điều trị bệnh chứ không dùng thuốc dưỡng não, bởi nếu dùng rất có thể sẽ đi sai hướng.
“Thuốc bổ não có rất nhiều loại và có chỉ định khác nhau. Các thuốc dưỡng não có thể sử dụng trong một số bệnh có tổn thương của tế bào não, hay một số bệnh lý về thoái hóa thần kinh như bệnh lý về sa sút trí tuệ: alzheimer, parkinson, đột quỵ não, chấn thương sọ não. Tuy nhiên các chỉ định này cần phải sử dụng thuốc hợp lý, với một thời gian nhất định. Nhưng việc chứng minh hiệu quả của thuốc này thực hư thế nào hiện còn là vấn đề tranh cãi”, TS.BS Nguyễn Hồng Quân nhấn mạnh.
Bác sĩ Quân cho biết, thuốc luôn là con dao hai lưỡi: Nó có thể chữa được bệnh nhưng cũng có thể gây hại kể cả đó là thuốc bổ. Các thuốc dưỡng não phần lớn tính an toàn tương đối cao, tuy nhiên tính hiệu quả vẫn chưa được chứng minh một cách rõ ràng. Việc tự ý sử dụng thuốc bổ não đôi khi còn làm cho bệnh lý trầm trọng hơn. Bởi người bệnh khi thấy triệu chứng khác thường, nên đi khám ở cơ sở y tế để được điều trị đúng, nhưng người dân cứ mải mê dùng thực phẩm chức năng và uống thuốc bổ đã làm mất đi cơ hội điều trị sớm.
“Nếu lạm dụng nó thì thứ nhất sẽ mất t.iền, thứ hai sẽ mất thời gian do tự ý dùng thuốc ở nhà không đi khám để được điều trị đúng bệnh, thứ ba người bệnh sẽ có nguy cơ bị tác dụng phụ do chính thuốc đó gây ra như: đau đầu, rối loạn tiêu hóa, hoặc có thể có dị ứng… Đặc biệt, với những BN không dung nạp thuốc hoặc bị dị ứng thuốc có thể có những biến chứng từ nhẹ đến vô cùng nặng”, bác sĩ Quân cảnh báo.
TS.BS Nguyễn Hồng Quân cũng lưu ý, việc thay đổi lối sống như loại bỏ thói quen xấu, tăng cường luyện tập thể dục thể thao, ăn uống lành mạnh, cho trí não hoạt động một cách hợp lý để tránh stress là những yếu tố rất quan trọng để giảm thiểu bệnh tật, nhất là các bệnh lý của não./.
Theo Lưu Hường/Báo TNVN