Một phụ nữ Canada bị tai nạn do hiến m.áu cách đây 4 năm khiến cánh tay của cô bị đau dữ dội và bầm tím. Sau nhiều lần phẫu thuật không thành, cuối cùng cô được chẩn đoán mắc chứng rối loạn đau mãn tính.
Mới đây, tờ Canadian Television News Network (CTV News)đã phỏng vấnGabriella Ekman, một phụ nữ đến từ Ontario (Canada) để muốn cô kể về việc tham gia hoạt động hiến m.áu của Dịch vụ M.áu Canada (Canadian Blood Services) cách đây 4 năm khi cô mới 17 t.uổi. Đó là lần đầu tiên cô hiến m.áu và cũng là lần cuối cùng.
M.áu thường được lấy từ tĩnh mạch thay vì động mạch vì nó sẽ dễ dàng hơn, ít đau hơn và không có nhiều áp lực trong tĩnh mạch, có nghĩa là có ít khả năng m.áu tràn ra qua lỗ đ.âm nhỏ từ kim trước đó vì vết thương đã lành.
Khi đó, nhân viên lấy m.áu đã cắm kim vào cánh tay của cô khiến cô lập tức kêu đau. Sau đó, Gabriella nói chuyện với một nhân viên lấy m.áu khác và người này nghi ngờ nhân viên lấy m.áu cho cô đã cắm kim vào nhầm vị trí, mẫu m.áu không phải tĩnh mạch mà là m.áu động mạch.
Cánh tay của Gabriella sau khi bị cắm kim vào động mạch.
Khoảng 10 đến 15 phút sau, chị bắt đầu thấy khó chịu và được gia đình đưa đến bệnh viện khám nhưng bác sĩ không phát hiện bất thường nên cho về nhà. Trong vài tuần sau đó, cánh tay của cô bị co cứng, không thể duỗi thẳng và xuất hiện những vết bầm tím ở cổ tay và vai, cô lại được đưa vào bệnh viện và được đ.ánh giá là bị đe dọa tính mạng và cần cấp cứu gấp.
Bác sĩ sau đó xác nhận rằng động mạch của cô bị ra m.áu, và ngay lập tức tiến hành phẫu thuật cho cô để cầm m.áu, loại bỏ huyết khối và sửa chữa lỗ hổng động mạch bị tổn thương. Dù đã được cứu sống nhưng cô vẫn cảm thấy đau đớn khôn tả, đã trải qua nhiều cuộc phẫu thuật và tập vật lý trị liệu mà vẫn không thể phục hồi khả năng vận động của cánh tay.
Hội chứng đau vùng phức tạp (CRPS) là một dạng không thường gặp của đau mạn tính, thường ảnh hưởng đến một bên cánh tay hoặc một bên chân.
Cuối cùng, Gabriella được chẩn đoán mắc chứng đau mãn tính hiếm gặp được gọi là Hội chứng đau vùng phức hợp (CRPS), với biểu hiện bỏng rát, sưng tấy, chuột rút và dị ứng liên tục ở cánh tay. Cánh tay của cô ấy luôn bị co lại, và khiến cô luôn phải mặc đồ bảo hộ để hỗ trợ nâng cánh tay của mình.
Gabriella luôn phải mặc đồ bảo hộ để hỗ trợ nâng cánh tay của mình.
Từ khi bị bệnh, cô không thể tự chăm sóc được bản thân, phải chọn trường đại học gần nơi ở, nhờ mẹ lái xe đưa đón, cơm nước 3 bữa, kết quả học tập của cô cũng không được như trước và sau đó Gabriella bị trầm cảm khiến cô cảm thấy khó chịu, cảm thấy cuộc sống bị hủy hoại.
Gabriella chia sẻ: ” Tôi cảm thấy việc hiến m.áu đó đã hủy hoại cuộc đời và lấy đi tương lai của mình … Mỗi khi soi gương, tôi lại nhớ đến mình đã phải chịu đựng bao nhiêu đau khổ, chỉ để giúp người khác tiếp tục cuộc sống, nhưng tương lai của tôi đã bị phá vỡ “.
Delphine Denis, Giám đốc Truyền thông của Dịch vụ M.áu Canada cho biết nguy cơ bị thương khi hiến m.áu là ” rất thấp “, hàng trăm nghìn người Canada hiến m.áu an toàn mỗi năm. ” Một số ít người hiến tặng có thể bị các phản ứng bất lợi như bầm tím tại chỗ đ.âm kim, ngất xỉu, tổn thương dây thần kinh, đau hoặc tê cánh tay. Tuy nhiên, tỷ lệ phản ứng có hại nghiêm trọng là cực kỳ thấp (dưới 1 trên 10.000 lượt quyên góp) “.
Trong 4 năm qua, Gabriella đã đòi t.iền bồi thường từ các tổ chức liên quan nhưng cô nhấn mạnh, chia sẻ kinh nghiệm của bản thân không phải để khuyến khích người khác “quay lưng” với việc hiến m.áu mà mong mọi người nhận thức được những nguy cơ tiềm ẩn và kêu gọi các cơ quan liên quan quan tâm đến an toàn trong quy trình lấy m.áu của người hiến.
Căn bệnh khiến người mắc có m.áu màu xanh
Bệnh nhân 25 t.uổi nhập viện trong tình trạng mệt, khó thở, da tím tái, đặc biệt m.áu của cô chuyển màu xanh lam.
M.áu tồn tại dưới dạng mô lỏng, lưu thông khắp cơ thể qua động mạch và tĩnh mạch. Thông thường, m.áu có màu đỏ. Tuy nhiên, trường hợp bệnh nhân 25 t.uổi ở Rhode Island, Mỹ, là ca bệnh hiếm gặp với dòng m.áu màu xanh lam.
Nguyên nhân
Trường hợp hiếm gặp này được tạp chí Y học New England ghi nhận vào tháng 9/2019. Trước đó, người này sử dụng thuốc giảm đau tại chỗ khi thấy nhức ở răng. Tuy nhiên, sáng hôm sau, cô thấy buồn nôn và phải nhập viện cấp cứu.
Xi lanh mẫu m.áu màu xanh lam đậm của nữ bệnh nhân người Mỹ. Ảnh: The New England Journal of Medicine.
Tại Bệnh viện Miriam, Rhode Island, Mỹ, bác sĩ Otis Warren cho hay người phụ nữ 25 t.uổi yếu và xanh xao. Làn da của cô tái nhợt, nhìn kỹ, các bác sĩ nhận thấy bệnh nhân “xanh” hơn bình thường. Ngoài làn da, bệnh án cho thấy người phụ nữ 25 t.uổi còn bị mệt mỏi, khó thở, suy nhược toàn thân.
Theo báo cáo của bác sĩ Otis – người trực tiếp điều trị cho trường hợp này – tình trạng xanh xao của nữ bệnh nhân được y học ghi nhận là do cơ thể không được cung cấp đủ oxy.
Kết quả ban đầu đo được nồng độ oxy trong m.áu của người này là 88%. Đây là con số khá thấp so với bình thường (100%). Tuy nhiên, nồng độ oxy này khó khiến bệnh nhân xanh xao như vậy.
Nhưng điều bất ngờ cho bác sĩ đó chính là m.áu của nữ bệnh nhân người Mỹ có màu xanh lam như nước biển đậm.
Thông thường, m.áu lấy từ tĩnh mạch có màu đỏ sẫm hơn vì nó không mang oxy. Trong khi đó, m.áu trong động mạch sẽ có màu đỏ tươi. Mẫu m.áu lấy từ cả động mạch và tĩnh mạch của người phụ nữ đều mang màu xanh đặc biệt.
Ông chẩn đoán bệnh nhân mắc hội chứng hiếm gặp: Methemoglobin huyết. Bác sĩ này đã từng chữa trị cho một người có tình trạng tương tự. Bệnh nhân gặp tác dụng phụ vì điều trị bằng kháng sinh.
Otis chia sẻ với NBC News: “Màu da của họ giống hệt nhau. Nó đặc biệt đến mức chỉ cần nhìn thấy một lần, tôi nhớ mãi”.
Kết quả chẩn đoán ban đầu đã giúp bác sĩ Otis có phép đo chính xác hơn về nồng độ oxy trong m.áu của nữ bệnh nhân.
Theo bác sĩ Otis, bệnh nhân bị biến đổi màu m.áu do chất gây tê chứa benzocaine. Điều này trùng khớp với bệnh sử của người phụ nữ. Cô cho biết mình đã sử dụng thuốc giảm đau với liều lượng nhiều.
Người phụ nữ này được điều trị bằng thuốc giải độc methylene blue. Chỉ vài phút sau, sức khỏe của bệnh nhân ổn định trở lại. Sau 2 liều tiêm, nữ bệnh nhân không còn hiện tượng mệt mỏi, khó thở. M.áu của cô cũng trở về màu đỏ bình thường.
Vụ việc này khiến bác sĩ Otis lên tiếng cảnh báo chúng ta không nên tự ý sử dụng các thuốc chứa benzocaine liều cao. “Nó tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, không chỉ đơn giản là tác dụng phụ nhẹ”, vị bác sĩ này khuyến cáo.
Thông thường, m.áu có màu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm tùy vào lượng oxy có trong nó. Ảnh: The New York Times.
Nguy cơ t.ử v.ong cao
Đây không phải là lần đầu tiên Mỹ ghi nhận trường hợp ngộ độc, m.áu chuyển xanh sau khi sử dụng thuốc giảm đau. Năm 2018, bệnh nhi 15 tháng t.uổi ở Virginia, Mỹ, tím tái, suy hô hấp, cuối cùng t.ử v.ong do chứng Methemoglobin huyết. Trước đó, em được sử dụng thuốc giảm đau miệng khi mọc răng.
Những người bị Methemoglobin huyết thường chia thành 3 mức độ ngộ độc (nhẹ, vừa và nặng). Ở cấp độ nhẹ, người bệnh thường thấy mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, da ngón tay, vành tai và niêm mạc có màu xanh tím. Nặng hơn, bệnh nhân có thể rối loạn tri giác, suy hô hấp, co giật, ngừng hoạt động hô hấp và tuần hoàn đưa đến t.ử v.ong.
Methemoglobin là loại hemoglobin (hoặc protein) được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu, có nhiệm vụ vận chuyển oxy qua m.áu. Methemoglobin huyết chỉ chứng rối loạn m.áu hiếm gặp khiến người bệnh sản xuất lượng methemoglobin bất thường. Tình trạng này khiến m.áu ngừng liên kết với oxy đi khắp cơ thể. Cuối cùng, bệnh nhân bị khó thở, thiếu m.áu lên não…
Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ, bệnh methemoglobin huyết có thể do di truyền hoặc do các loại thuốc, thực phẩm hoặc hóa chất cụ thể gây ra. NBC News cho biết hiện nay, giới y khoa chưa lý giải được vì sao một số loại thuốc gây tê có tác dụng gây Methemoglobin huyết. Đáng lo hơn, Benzocaine không phải loại thuốc duy nhất có thể gây tình trạng trên.
Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) khuyến cáo củ dền, cà rốt khi ăn nhiều có thể gây ngộ độc. Ảnh: Freepik.
Tình trạng m.áu chuyển xanh vì phản ứng ngộ độc thuốc rất hiếm xảy ra. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã từng đưa cảnh báo và lưu ý tác dụng phụ mà Benzocaine có thể gây ra. Cơ quan này cũng khuyến cáo phụ huynh không nên cho trẻ dưới 2 t.uổi sử dụng sản phẩm có chứa thành phần trên.
Năm 2006, Cơ quan Y tế Cựu chiến binh Mỹ từng đưa thông báo yêu cầu các bệnh viện loại bổ sản phẩm chứa Benzocaine khỏi danh mục thuốc gây tê cổ họng bởi nguy cơ gây ngộ độc, t.ử v.ong của nó.
Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) khuyến cáo nguyên nhân gây chứng Methemoglobin huyết bao gồm:
– Một số loại củ như củ dền, cà rốt có chứa hàm lượng nitrate cao nên khi ăn quá nhiều có thể bị ngộ độc, nhất là t.rẻ e.m. Nước giếng ăn có hàm lượng nitrit, nitrat tăng cao cũng có thể gây ngộ độc.
– Ngộ độc có thể xảy ra khi chất này rơi trên da hoặc hít phải hơi anilin trong sản xuất chất tạo màu, thuốc nhuộm anilin, sơn, nhựa tổng hợp…
– Các thuốc điều trị có tác dụng tạo MetHb có thể gây ngộ độc khi sử dụng quá liều hoặc nhầm lẫn như Sulfamide, Dapsone.
Để phòng tránh chứng bệnh nguy hiểm trên, các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh nên ghi nhớ nguyên tắc 3 không sau đây:
– Không sử dụng, tránh tiếp xúc hoặc cho trẻ ăn các loại dược phẩm, thức ăn gây tình trạng Methemoglobin m.áu như nước củ dền, thuốc nhuộm, thuốc s.úng…
– Tránh sử dụng nước giếng trong sinh hoạt ăn uống, chỉ dùng nước đã qua xử lý an toàn.
– Không nên tự ý mua thuốc cho trẻ: Dapsone, Sufamide, kháng sinh, Aspirin, thuốc điều trị sốt rét, thuốc điều trị ung thư…, mà không có chỉ định của bác sĩ.