Cảnh báo dịch sốt xuất huyết có thể bùng phát vào tháng 11-12

Các chuyên gia dịch tễ cảnh báo, dịch sốt xuất huyết có thể bùng phát vào tháng 11, 12 tới đây.

Từ đầu năm đến nay, riêng ở 20 tỉnh thành phía Nam đã phát hiện hơn 200.000 ca sốt xuất huyết. Trong đó, sốt xuất huyết người lớn chiếm 53%. Tỷ lệ sốt xuất huyết ở trẻ cũng đáng báo động.

Dịch sốt xuất huyết có thể bùng phát vào tháng 11,12 tới đây

PGS.TS. Đỗ Duy Cường – Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai – cho biết, theo chu kỳ 5 năm miền Bắc sẽ xảy ra một đợt dịch sốt xuất huyết lớn và dự báo năm nay sẽ có dịch sốt xuất huyết lớn xảy ra.

Tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, số lượng bệnh nhân sốt xuất huyết ở Hà Nội và các tỉnh lân cận đang gia tăng. Trong tháng 8, số bệnh nhân sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo phải nhập viện chỉ 70 ca, đến tháng 9 con số này tăng lên 160 ca và từ đầu tháng 10 đến nay, riêng Trung tâm Bệnh nhiệt đới đã ghi nhận 250 ca.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, số ca mắc và nhập viện tăng mạnh so với những năm trước. Các chuyên gia lo ngại, trong tháng 11 và 12 tới có thể sẽ là đỉnh dịch của sốt xuất huyết năm nay. Bên cạnh đó, thời tiết bắt đầu vào mùa Đông có nguy cơ bùng phát một số bệnh gây dịch khác như cúm, sởi, thủy đậu, adenovirus…

Đáng lo ngại, mới đây, 1 người đàn ông ở Phú Xuyên (Hà Nội) nhập viện trong tình trạng mệt mỏi, da xung huyết, men gan tăng, suy gan, tổn thương phổi, gan, tiểu cầu hạ, cô đặc m.áu, suy đa phủ tạng…

Bệnh nhân được chuyển khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai điều trị. Được biết, trước đó, vợ và con của bệnh nhân cũng đã mắc sốt xuất huyết. Trước khi vào viện 12 ngày, bệnh nhân có sốt cao, đau mỏi người, xét nghiệm sốt xuất huyết cho kết quả dương tính, điều trị tại nhà.

Các chuyên gia khuyến cáo, hiện nay chưa có thuốc đặc trị cũng như chưa có vắc xin phòng ngừa bệnh hiệu quả. Vì vậy, cách tốt nhất là áp dụng các biện pháp phòng bệnh nhằm tránh bị mắc bệnh, như: Vệ sinh môi trường, xóa bỏ các ổ nước đọng trong nhà và xung quanh nơi ở, diệt loăng quăng (bọ gậy), phun thuốc diệt muỗi, tránh muỗi vằn đốt bằng cách nằm màn, mặc quần áo dài và các biện pháp xua muỗi khác…

Chuyên gia y tế cũng đặc biệt cảnh báo tình trạng người dân bị sốt tự truyền dịch ở nhà, nếu không cẩn trọng dễ dẫn đến nguy cơ sốc, thậm chí t.ử v.ong.

Bởi thực tế, dịch truyền có nhiều loại, mỗi loại có các thành phần, hoạt chất, nồng độ khác nhau, sử dụng cho từng trường hợp bệnh khác nhau và tốc độ truyền cũng khác nhau. Nếu chỉ sai tốc độ truyền dịch cũng có nguy cơ gây biến chứng.

Cụ thể: Dịch truyền bù nước và điện giải như ringer lactate, NaCl, bicarbonate dùng cho trường hợp mất nước, bỏng, tiêu chảy; dịch truyền bổ sung dinh dưỡng như glucose 5%/10%, glucid, lipid, acid amin, chỉ định cho bệnh nhân sau mổ, suy dinh dưỡng và không thể ăn qua đường tiêu hóa; dịch truyền có các chất protein như albumin, dextran, chỉ định cho bệnh nhân thiếu albumin trong các bệnh lý gan…

Các loại dịch truyền mà nhiều bệnh nhân thường sử dụng như: Dung dịch ringer lactate, dịch truyền bổ sung dinh dưỡng (người dân thường gọi là truyền đạm, hoa quả). Song dù là truyền dịch loại nào cũng cần có chỉ định của bác sỹ. Tùy theo thể trạng của bệnh nhân mà bác sỹ điều trị sẽ quyết định truyền loại dịch gì cho phù hợp.

Hơn nữa, trong quá trình truyền dịch có nguy cơ xảy ra các biến chứng, do đó cần phải thực hiện tại cơ sở y tế.

Các biến chứng có thể xảy ra khi truyền dịch bao gồm: Nếu lấy ven bị chệch sẽ gây đau, phù nề do chảy dịch ra ngoài ven, vỡ tĩnh mạch làm bầm tím. Thậm chí là chỗ truyền dịch có thể bị loét nếu dịch truyền có canxi.

Rối loạn điện giải, sốc: Khi lạm dụng dịch truyền có thể gây rối loạn điện giải, dẫn đến phù toàn thân, tràn dịch màng bụng, phù phổi, suy hô hấp, suy tim, tăng huyết áp đột ngột, nguy cơ cao với những bệnh nhân đang mắc bệnh huyết áp, tim mạch. Đây gọi là tình trạng sốc khi truyền dịch.

Sốc có thể xảy ra khi bắt đầu hoặc trong khi truyền, thậm chí cả ngay sau khi truyền xong. Nếu tình huống này xảy ra tại nhà, không có đủ phương tiện cấp cứu thì bệnh nhân sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm, thậm chí t.ử v.ong.

Hiệu quả tuyên truyền phòng, chống dịch sốt xuất huyết của TP.HCM chưa cao

Đại biểu HĐND TP.HCM Nguyễn Minh Nhựt cho rằng, công tác truyền thông phòng, chống dịch sốt xuất huyết của TP chưa đạt hiệu quả cao.

Dịch sốt xuất huyết đang bùng phát mạnh ở TP.HCM với số ca nhiễm và số ca t.ử v.ong tăng mạnh so cùng kỳ năm 2021. Tính đến 22/7, số ca mắc sốt xuất huyết tích lũy là 32.011 ca, tăng 293,8% so với cùng kỳ năm 2021 (8.128 ca). 16 ca t.ử v.ong được ghi nhận tại 10 quận, huyện trên địa bàn TP.

Tại buổi khảo sát của Ban Văn hóa – Xã hội HĐND TP.HCM về công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết, Sở Y tế TP.HCM nêu giải pháp giảm tốc độ lây lan của dịch bệnh, bao gồm tăng cường diệt lăng quăng, phun thuốc diệt muỗi, chỉ đạo các cơ sở y tế tiếp nhận, thu dung, điều trị sốt xuất huyết, chỉ đạo các cơ sở y tế tăng cường truyền thông phòng, chống sốt xuất huyết.

Trong đó, công tác truyền thông phòng chống dịch được thực hiện tại các quận, huyện trên địa bàn, nhưng đến nay chưa đạt hiệu quả cao.

Dịch sốt xuất huyết tại TP.HCM đang diễn biến phức tạp.

Theo ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, qua kết quả kiểm tra thực tế của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, gần 20% hộ dân vẫn có lăng quăng trong nhà, tỷ lệ có lăng quăng ở các địa điểm có người quản lý và địa điểm không có người quản lý trực tiếp xấp xỉ 50%, cho thấy một bộ phận người dân và cả các cơ quan tổ chức vẫn chưa quan tâm đúng mức đến việc phòng chống dịch.

Phát biểu tại cuộc họp, ông Nguyễn Minh Nhựt, Phó Trưởng ban Văn hóa – Xã Hội HĐND TP.HCM nêu quan điểm: TP.HCM đã làm tốt vai trò chuyên môn, tuy nhiên, chưa tận dụng được sức mạnh của cộng đồng để đẩy lùi dịch sốt xuất huyết.

Các biện pháp truyền thông của sở, ban, ngành mới chỉ dừng ở mức đưa thông tin một chiều, chưa có tác động cụ thể để thay đổi hành vi của người dân.

Hiệu quả huy động sức dân trong phòng chống dịch sốt xuất huyết còn thấp. Chúng ta phải đ.ánh giá lại hoạt động truyền thông hiện nay đang ở mức độ nào. Liệu đ.ánh giá được không, khi hoạt động truyền thông, tuyên truyền phòng chống dịch chỉ đưa thông tin một chiều qua các nhóm, tờ rơi, biểu ngữ.

Để người dân thay đổi hành vi, chúng ta cần đưa thông tin hai chiều theo 3 cấp độ: tuyên truyền, truyền thông và truyền thông thay đổi hành vi. Muốn thay đổi hành vi thì cần có truyền thông thay đổi hành vi, cần dựa vào cộng đồng để lựa chọn giải pháp truyền thông phù hợp.

Thay vì tiếp cận từ trên xuống theo mô hình Nhà nước, các sở, ban, ngành cần tiếp cận từ dưới lên, tức là đi lên từ cộng đồng, từ phía người dân, rồi nghiên cứu kỹ để làm tốt công tác truyền thông”, ông Nhựt nêu ý kiến..

Các địa phương đối diện nguy cơ dịch chồng dịch khi dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, bên cạnh dịch COVID-19 có nguy cơ bùng phát trở lại.

Quan điểm chống dịch sốt xuất huyết là giúp người dân xây dựng cách phòng tránh tốt nhất cho mình, bên cạnh các phương án phòng dịch được chính quyền áp dụng đại trà trên địa bàn như phun thuốc muỗi, diệt lăng quăng. Việc chống dịch cần được quản lý sát sao, củng cố ở từng phường, xã, thị trấn.

Ông Nguyễn Minh Nhựt cũng cho rằng hiện nay một bộ phận người dân đang ỷ lại vào chính quyền, thay vì có những biện pháp tự bảo vệ bản thân và gia đình trước nguy cơ nhiễm sốt xuất huyết.

Về kế hoạch đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống dịch, Sở Y tế TP.HCM nêu phương án tăng cường truyền thông qua các hội nhóm để chia sẻ tài liệu truyền thông điện tử, bên cạnh sử dụng các kênh mạng xã hội nổi tiếng của quận, huyện, TP Thủ Đức để cập nhật tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết và thông tin truyền thông.

Sở Y tế cũng kiến nghị Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM hỗ trợ gửi tin nhắn vận động, kêu gọi người dân cùng chung tay với ngành y tế trong công tác phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là dịch bệnh sốt xuất huyết.

Tại cuộc họp, các đại biểu thống nhất với phương án tuyên truyền qua tin nhắn, nhưng đề xuất có thêm những hình ảnh, clip minh họa trực quan sinh động. Những người dân ở khu vực có nguy cơ cao bùng phát dịch sốt xuất huyết cần được cung cấp thêm những thông tin riêng, tuyệt đối không gửi tin nhắn đại trà cho toàn dân.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *