Cảnh báo mua nhầm nước rửa tay sát khuẩn phòng dịch Covid-19 ‘dỏm’

Lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19, sản xuất dung dịch rửa tay sát khuẩn “dỏm”, bán hàng không rõ nguồn gốc. Chuyên gia cảnh báo, sử dụng nhầm nước rửa tay sát khuẩn ‘dỏm’ không chỉ mất t.iền mà còn rước thêm bệnh.

Sử dụng nước rửa tay đạt chuẩn để đảm bảo diệt khuẩn, bảo vệ sức khỏe – Ảnh: Duy Tính

Vừa qua, Đội Quản lý thị trường số 8, TP.HCM kiểm tra một công ty mỹ phẩm (ở P.11, Q.Tân Bình), phát hiện công ty này đang sản xuất gel rửa tay sát khuẩn không có tên và địa chỉ cơ sở sản xuất hàng hóa. Đội đã lập biên bản giao công ty bảo quản 5.000 chai gel rửa tay để xử lý.

Tiếp đó, Đội Quản lý thị trường số 12 cũng đã kiểm tra một công ty ở P.5, Q.Gò Vấp và phát hiện công ty này đang kinh doanh nước rửa tay diệt khuẩn dạng gel không nhãn hiệu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa được phép lưu hành.

Lợi dụng dịch bệnh Covid-19 để làm nước rửa tay làm “dỏm” bán ra thị trường không chỉ khiến người dân tốn t.iền mà còn gia tăng nguy cơ mang bệnh do nước sát khuẩn này không diệt được virus, vi khuẩn.

Hậu quả tai hại khi mua nhầm nước rửa tay giả, kém chất lượng

Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch là hiệu quả

Chuyên gia hóa học Nguyễn Đình Độ cho biết, nước rửa tay khô và nước rửa tay dạng lỏng thường là hai mặt hàng gần đây rất hút hàng trên thị trường do dịch bệnh Covid-19. Cả hai loại đều có tác dụng khử mùi, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, trong đó nước rửa tay khô được ưa chuộng vì tiện lợi.

Theo chuyên gia, thành phần chế tạo nên nước rửa tay khô gồm ethanol (có khả năng thẩm thấu cao, đi qua màng tế bào gây đông tụ protein làm c.hết vi khuẩn); chất ô xy hóa (như nước ô xy già, triclosan… giúp t.iêu d.iệt nấm, vi khuẩn); glycerol (giúp da không bị khô); gel (giúp làm đặc) và màu, mùi.

Tuy nhiên, gần đây, một số cơ sở lợi dụng dịch bệnh Covid-19, chạy theo lợi nhuận đã sản xuất các loại nước rửa tay khô không tuân thủ nguyên tắc bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Chẳng hạn, họ chỉ dùng hai thành phần là ethanol và gel làm nên nước rửa tay khô, bỏ qua các thành phần quan trọng và giá thành khá cao là glycerol và các chất ô xy hóa.

Chuyên gia lưu ý, nước rửa tay thường có nhiều loại, đơn giản nhất là dung dịch ethanol 70o hiệu quả diệt khuẩn cao. Tuy nhiên, nhiều người thích dùng ethanol cao độ hơn trong rửa tay, chẳng hạn dùng ethanol 96o, vì nghĩ nó sẽ sát trùng tốt hơn. Điều này không đúng, vì nếu dùng dung dịch ethanol từ 75o trở lên sẽ làm protein trên bề mặt vi khuẩn đông cứng nhanh, hình thành lớp vỏ cứng ngăn không cho cồn thấm vào bên trong nên vi khuẩn không c.hết. Nhưng cũng lưu ý, nếu dùng thấp hơn 70o thì hiệu quả sát trùng không cao.

Chuyên gia Nguyễn Đình Độ khuyến cáo, hiệu quả nhất vẫn là sử dụng xà phòng và nước sạch để rửa tay thường xuyên, đúng với khuyến cáo của ngành y tế.

Theo thanhnien.vn

Rửa tay và sử dụng nước rửa tay khô để không hại da tay

Trên thị trường hiện nay đang xuất hiện nhiều loại nước rửa tay khô, nước rửa tay sát khuẩn; tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo nếu các loại nước rửa tay khô không đảm bảo chất lượng sẽ làm hại đến da tay.

Lựa chọn các loại nước, cồn rửa tay sát khuẩn

Để phòng chống các loại bệnh truyền nhiễm và loại trừ các tác nhân gây bệnh khác, Bộ Y tế khuyến cáo, người dân cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng kết hợp với các biện pháp vệ sinh hô hấp, vệ sinh cá nhân vệ sinh vật dụng và sử dụng khẩu trang đúng cách.

Trong đó, cần rửa tay nhiều lần trong ngày bằng xà phòng dưới vòi nước chảy vào các thời điểm trước khi chế biến thực phẩm, các bữa ăn; sau khi ho, hắt hơi, tháo khẩu trang, chăm sóc người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh, tiếp xúc với động vật hoặc chất thải của động vật, đi vệ sinh… Nếu không có xà phòng và nước sạch có thể rửa tay bằng dung dịch rửa tay có cồn, làm theo 6 bước như rửa tay với xà phòng theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

6 bước rửa tay theo hướng dẫn của Bộ Y tế

Hiện nay, loại nước rửa tay sát khuẩn “bung lụa” trên thị trường với nhiều loại, nhiều giá khác nhau khiến người dân không biết lựa chọn loại nào, trung bình từ 120.000- 200.000 đông/chai 500ml. Trước thực trạng này, cơ quan quản lý thị trường đã bắt được nhiều lô hàng nước sát khuẩn không đảm bảo chất lượng, hàng nhái, hàng giả. Bên cạnh đó, cũng có không ít người kháo nhau về công thức tự chế cồn rửa tay tại nhà.

Theo dược sĩ Phan Văn Hiệu (Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI) nước rửa tay sát khuẩn phải được sản xuất theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và hướng dẫn công thức sản xuất có thể diệt 99,9% vi khuẩn và vi sinh trên bề mặt tiếp xúc; phải có nồng độ cồn 9% và có chất kháng khuẩn khác như nano bạc, clo… Nếu sản phẩm dưới dạng gel khô phải dám bảo lưu gel trên tay ít nhất 30 giây để sát khuẩn. Nếu sản phẩm dưới sĩ dạng cồn thì phải đủ 70 độ, do tính chất bay hơi và khô da nên trong thành phần phải có chất làm mềm, bảo vệ da, mang tính chất dưỡng da.

“Hiện nhiều đơn vị sản xuất mang tính tự phát, không bảo đảm điều kiện sản xuất. Hơn nữa, câu hỏi đặt ra là, nguyên liệu đầu vào có được kiểm soát hay không, có phải là nguyên liệu dùng cho sản xuất dược phẩm hay không. Nếu đơn vị sản xuất, pha chế dùng cồn công nghiệp sẽ gây nguy hiểm cho người sử dụng, nhất là methanol có thể gây độc, mù mắt, biến chứng. Các thành phần trong chai sát khuẩn có được được cơ quan quản lý Nhà nước chứng nhận về quy trình, công thức không được cơ quan quản lý y tế cấp phép, có bảo đảm đạt tiêu chí sát khuẩn, kháng khuẩn, bảo vệ da tay”, Chủ tịch HĐQT Công ty CP CVI nhấn mạnh.

Các thời điểm cần rửa tay

Đối với cồn sát khuẩn tự chế tại nhà, ông Phan Văn Hiệu khẳng định, WHO khuyến cáo có thể chế lượng nhỏ tại gia đình, sử dụng cồn y tế pha theo công thức về 70 độ và thêm một số dưỡng chất bảo vệ da tay, vitamin E, lô hội… nhưng đây chỉ là pha chế quy mô nhỏ và dùng ngay. Thông thường trong môi trường sản xuất phải ở phòng sạch không được phơi nhiễm yếu tố từ bên ngoài vào. Máy móc, chai lọ đều được hấp sấy, tiệt trùng, bao bì tiếp xúc phải được khử trùng khi đưa vào sản xuất. Nếu cơ sở pha chế pha bằng chậu, xô, máy khuấy tự chế, sẽ dẫn đến nhiễm chéo từ dụng cụ pha chế; người đóng gói chai lọ không khử trùng tay chân, đeo khẩu trang đều có nguy cơ lây nhiễm nguồn bệnh.

“Đặc biệt, loại cồn sát khuẩn tự chế không nên sử dụng cho t.rẻ e.m. Và nếu người dân mua trên thị trường phải lựa chọn những sản phẩm có tem, nhãn, số công bố mỹ phẩm, s.ố l.ô, hạn sử dụng… Nếu không có đầy đủ các thông số là loại chưa được cơ quan quản lý Nhà nước xác nhận, sản phẩm trôi nổi trên thị trường”, ông Hiệu nói.

Hú vía vì đốt bồ kết để xông nhà

Sau khẩu trang, nước rửa tay thì đến lượt bồ kết đang trở nên khan hiếm và giá nhích lên hằng ngày vì tin đồn đốt, xông bồ kết trong nhà có thể phòng chống được virus corona.

Cũng vì tin đồn này mà người dân một số chung cư tại Hà Nội được phen hú vía vì tưởng cháy chung cư. Sự việc xảy ra gần 22h đêm ngày 9.2, một hộ dân ở tầng 17 vì nghe đồn trái bồ kết có thể ngăn ngừa, t.iêu d.iệt được virus corona nên đã đốt bồ kết để xông phòng. Khói từ căn hộ bốc lên hệ thống báo cháy khiến tất cả các cư dân đang đêm lạnh phải bật dậy lao ra khỏi nhà. Sau khi làm việc với ban quản trị khu chung cư HH4B, chủ căn hộ đã nhận lỗi và xin rút kinh nghiệm vì đã làm ảnh hưởng tới nhiều người. Còn những cư dân trong chung cư thì được trải qua một phen hoảng hốt, hú vía nhưng cũng không nhịn được cười vì lí do “trời ơi” này.

Cư dân khu Linh Đàm được một phen hú vía

Trước đó, điều tương tự cũng đã diễn ra tại một chung cư trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Sự việc nhanh chóng được Ban quản lý toà nhà xác minh và yêu cầu chủ nhà xuống làm việc, xin lỗi cư dân.

Hiện nay, khá nhiều lời đồn về việc phòng chống dịch bệnh do virus corona không được kiểm chứng khoa học nhưng lại lan truyền khắp nơi. Những lời khuyên như “dùng các loại tinh dầu hoặc xông hơi bằng bồ kết, vỏ bưởi hoặc dầu tràm”, phủ muối, ngâm muối khẩu trang… sẽ giúp loại bỏ virus Corona trong không khí, giúp gia đình an toàn hơn trước dịch bệnh. Điều này vừa tác động xấu đến cuộc sống người dân và các cơ quan chức năng trong phòng, chống dịch.

Giải thích về việc này, theo GS.TS Lê Ngọc Thành, Giám đốc Bệnh viện E, những kinh nghiệm dân gian của ông cha ngày xưa như đốt bồ kết, ăn tỏi, bôi dầu tràm… giúp bảo vệ niêm mạc, có tác dụng tăng sức đề kháng trước các bệnh do virus chứ không có bằng chứng khoa học có thể diệt được virus corona.

Về thông tin khẩu trang phủ muối có thể bảo vệ được người dân khỏi bị nhiễm virus, hay virus corona, bác sĩ Lương Quốc Chính (Bệnh viện Bạch Mai) cho hay, có một vài nghiên cứu công bố trên các tập san uy tín, tuy nhiên chỉ dừng lại ở ý tưởng. Trong những nghiên cứu này, muối được phủ ở màng lọc (lớp giữa) chứ không phải toàn bộ các lớp của khẩu trang. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chưa được hoặc không thể thực hiện được đầy đủ trong các điều kiện thực tế, đặc biệt là độ ẩm của môi trường. Trong những điều kiện độ ẩm nhất định, môi trường muối thậm chí còn tạo điều kiện tốt cho virus sống dai hơn. Do vậy, hiện nay chưa có loại khẩu trang phủ muối nào được sản xuất đại trà mang tính thương mại vì không khả thi, thậm chí gây hại khi chưa được đ.ánh giá đầy đủ, và người dân cũng không nên áp dụng thực hiện.

XUÂN THẮNG

Theo baovanhoa

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *