Cảnh báo nhiều trẻ nhập viện do tai nạn thương tích trong sinh hoạt tại gia đình

Theo các bác sĩ, giai đoạn này trẻ nghỉ học, phụ huynh chưa thực sự sát sao con nên nhiều trẻ gặp tai nạn thương tích.

Những ngày qua, Bệnh viện nhi T.Ư liên tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ từ 4 – 7 t.uổi nhập viện do thương tích trong sinh hoạt tại gia đình. Theo các bác sĩ, giai đoạn này trẻ nghỉ học, phụ huynh chưa thực sự sát sao con nên nhiều trẻ gặp tai nạn thương tích.

Thông tin từ Bệnh viện nhi Trung ương chỉ trong 3 ngày từ 28/02 đến 1/03 , Bệnh viện Nhi Trung ương liên tục tiếp nhận các trường hợp trẻ từ 4-11 t.uổi nhập viện do thương tích trong sinh hoạt tại gia đình.

Trong số trẻ nhập viện, thương tâm nhất là trường hợp của cháu Nguyễn Bảo L. (4 t.uổi, Hà Nội). Ngày 28/2, 2 chị em bé Linh chơi với nhau tại nhà. Trong lúc chơi đùa, bé Linh chui vào máy tời vải (gia đình có xưởng trần ga gối tại nhà) rồi thò tay vào mô tơ và bị máy cán nghiến bàn tay phải.

Tai nạn bất ngờ khiến phần mềm mặt trước và mặt sau bàn tay phải của bé bị dập nát, lộ rách bao gân các ngón 2-3-4-5, dập nát gân duỗi 2-3-4-5 và vỡ xương bàn tay. May mắn, cháu được gia đình nhanh chóng đưa đến bệnh viện 103 sơ cấp cứu và chuyển đến Bệnh viện Nhi TƯ.

Trường hợp cháu Hoàng Thanh B. (7 t.uổi, Hà Nội), tối 28/2, khi chơi ở nhà bà ngoại, cháu đi xe đạp trong nhà và húc vào cạnh khung kính dựa ở gần đó. Khi kính vỡ, cháu bị các mảnh kính đ.âm vào chân và được người nhà đưa đến bệnh viện trong trạng thái tỉnh táo. Khi mở vết thương kiểm tra, các bác sĩ nhận thấy cháu bị đứt 3 gân duỗi, chụp X-quang thấy gãy 2 xương bàn chân số 3 và số 4.

Cháu Thùy được phẫu thuật sau tai nạn.

Trường hợp tai nạn của b.é g.ái Hoàng Minh Thùy (11 t.uổi, Thạch Thất) là một ví dụ điển hình. 7 giờ tối ngày 1/3, trong quá trình vệ sinh cá nhân, cháu Thùy có tì ngực vào bồn rửa mặt bằng sứ có chiều cao đến ngang ngực (chiếc bồn này đã có dấu hiệu r.ạn n.ứt từ lâu nhưng gia đình chưa kịp thay) khiến 1/3 chiếc bồn rơi ra.

Cạnh sứ sắc nhọn đ.âm vào cơ thể cháu gây thương tích ở nhiều vị trí như cổ bên phải, cánh tay phải, khuỷu tay trái. Cháu Thùy được đưa đến Bệnh viện Nhi TƯ trong tình trạng tỉnh táo nhưng đau đớn và mất nhiều m.áu, rách cơ cổ, nhiều vết thương đã bị lóc da diện rộng.

Hiện tại, sau khi được phẫu thuật và chăm sóc hậu phẫu, tình trạng sức khỏe của các bệnh nhi đã dần hồi phục và có thể ra viện trong mấy ngày tới.

TS Nguyễn Vũ Hoàng – khoa Chỉnh hình Nhi, Bệnh viện Nhi TƯ, tại khoa, mỗi năm, các bác sĩ tiếp nhận rất nhiều trường hợp tai nạn ở trẻ nhỏ với các mức độ tổn thương khác nhau. Tai nạn do các vật dụng sắc nhọn cứa vào cơ thể như vùng cổ, cổ tay, cổ chân gây đứt động mạch là một trong những trường hợp nghiêm trọng và rất có thể gây ra t.ử v.ong ở trẻ nếu không được sơ cấp cứu đúng cách.

TS Hoàng Hải Đức – Trưởng khoa Chỉnh hình Nhi, Bệnh viện Nhi TƯ khuyến cáo tai nạn thương tích ở trẻ nhỏ thường xảy đến bất ngờ, khó lường trước và gây ra những thương tổn thực thể trên cơ thể trẻ. Ở lứa t.uổi này, trẻ thường hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm và chưa có kiến thức, kỹ năng phòng, tránh nên rất dễ bị tai nạn thương tích. Mặc dù nhiều biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho t.rẻ e.m đã và đang được thực hiện nhưng tình hình trẻ nhập viện vì tai nạn thương tích vẫn chưa giảm.

Theo Báo dân sinh

Cảnh giác với tai nạn t.rẻ e.m

Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, học sinh trên cả nước phải nghỉ học dài ngày. Tuy nhiên, nghỉ học quá nhiều ngày cũng là nguy cơ khiến trẻ gặp các tai nạn thương tích cao hơn. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, bên cạnh việc giáo dục trẻ phương pháp giữ vệ sinh phòng dịch thì cảnh giác với nguy cơ tai nạn cũng là điều cần thiết.

Nhân viên y tế BV Nhi đồng 1 đang theo dõi và chăm sóc bé N.H.L. sau phẫu thuật

Nhập viện vì bất cẩn

Bệnh viện (BV) Nhi đồng TPHCM vừa gắp thành công một mảnh xương cá nằm trong góc nhánh phế quản phổi phải của b.é t.rai P.Đ.K. (13 tháng, ngụ Bình Chánh). Bé nhập viện trong tình trạng thở co lõm ngực nhẹ, phổi thở rít. Mặc dù đã kiểm tra kỹ phim X-quang nhưng không rõ dị vật, các bác sĩ khoa hô hấp vẫn nghi ngờ tình trạng dị vật bỏ quên trong đường thở nên quyết định tư vấn người nhà bé nội soi kiểm tra. Kết quả nội soi cho thấy mảnh xương mềm, bờ sắc gai góc như xương cá ở ngay lỗ phế quản trung gian phổi phải; các bác sĩ nhanh chóng gắp nhẹ nhàng dị vật ra khỏi phế quản bệnh nhi. Sau gắp dị vật, bé đã thở dễ, sinh hoạt ăn bú không còn trở ngại.

Trước đó, BV Nhi đồng TP cũng tiếp nhận một b.é g.ái 9 t.uổi, quê Sóc Trăng, lên Bình Chánh chơi trong khi được nghỉ học. Bé đã cầm chìa khóa chơi rồi nuốt vô bụng. Một b.é t.rai khác hơn 2 t.uổi, ngụ huyện Bình Chánh, cũng được đưa đến BV Nhi đồng TP cấp cứu do nuốt phải đinh vít. BV cũng vừa tiếp nhận 2 bệnh nhi uống nhầm nước xịt khử khuẩn và nước giặt gây loét thực quản. Rất may, các bệnh nhi được đưa đến BV kịp thời và điều trị tích cực nên sức khỏe dần ổn định.

Bác sĩ Đào Trung Hiếu, Phó Giám đốc BV Nhi đồng 1, cho biết, mới đây BV cũng đã thực hiện ca phẫu thuật cấp cứu cho b.é t.rai N.H.L. (6 t.uổi, ngụ tỉnh T.iền Giang) do nuốt bi nam châm – một loại đồ chơi bán trên mạng gây thủng dạ dày. Tại đây, các bác sĩ đã gắp ra 3 viên bi bắt đầu gỉ sét. Trước đó, trong quá trình nằm chơi bi, bệnh nhi đã lỡ nuốt vào bụng; 6 ngày sau có dấu hiệu đau, gia đình mới đưa đến BV cấp cứu.

BV Nhi đồng 2 cũng vừa tiếp nhận trường hợp b.é t.rai 6 t.uổi, ngụ tỉnh Lâm Đồng nhập viện với tình trạng liệt 2 chi dưới và có vết thương do đạn b.ắn ở vùng lưng. Sáng cùng ngày nhập viện, khi đang chơi với anh trai, bị anh b.ắn s.úng hơi có đầu đạn chì vào lưng. Tại đây, bệnh nhi được chụp CT Scan ngực, làm các xét nghiệm t.iền phẫu. Phim CT Scan cho thấy viên đạn chì xuyên vào tủy sống ngực; các bác sĩ Khoa Ngoại thần kinh quyết định mổ khẩn cấp để lấy viên đạn chì. Sau hơn 1 giờ phẫu thuật, viên đạn được lấy ra khỏi cơ thể bệnh nhi. Tuy nhiên, do viên đạn xuyên ngang và làm tổn thương tủy sống nên khả năng để lại di chứng rất cao. Sau ca mổ, tình trạng sức khỏe bệnh nhi ổn định.

Phụ huynh cần đặc biệt lưu ý

Theo các chuyên gia y tế, nhằm tránh tai nạn đáng tiếc cho trẻ, phụ huynh cần lưu ý các việc sau: thói quen vừa chơi vừa ngậm đồ chơi, bé có thể bị giật mình, hay bị quên và nuốt vào bụng. BV rất hay gặp trường hợp trẻ bị hóc đồ chơi phải cấp cứu do tháo rời mảnh ghép, đồ chơi bị vỡ thành miếng nhỏ hoặc độ t.uổi của bé không phù hợp với đồ chơi. Không chỉ với dị vật, đối với trường hợp trẻ sặc chất lỏng như cháo, bột, sữa bị khó thở, tím tái thì người lớn cần dốc ngược trẻ, vỗ lưng để trẻ ho tống các chất này ra khỏi đường thở. Sau đó, khẩn trương đưa trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị đúng cách, kịp thời, tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

Để tránh các tai nạn gây thương tích trong kỳ nghỉ kéo dài do dịch Covid-19, các bác sĩ khuyến cáo, phụ huynh hãy đảm bảo luôn có người trông giúp trẻ, nhất là những trẻ nhỏ hiếu động, chưa nhận thức được rủi ro. Nếu để trẻ tự trông nhau, phải đảm bảo trẻ lớn nhất có đủ khả năng và sự quan tâm để trông em. Phụ huynh cần dặn dò kỹ những điều nên và không nên, dạy trẻ cách liên lạc trong những trường hợp khẩn cấp. Không để những vật sắc nhọn, dễ gây cháy trong tầm với của trẻ. Không để trẻ ở gần nơi có điện hay hồ bơi, thùng chứa nước mà không có người quan sát…

Không để trẻ tự lưu thông trên đường, bởi có những trường hợp trẻ tự đi đến nhà bà con, đi mua quà nhưng băng qua đường không quan sát, đi vào phần đường không được phép lưu thông, dẫn đến tai nạn đau lòng. Không để trẻ ở nơi công cộng mà không có người thân ở cạnh bên, đề phòng trường hợp trẻ bị bắt cóc. Nếu cho trẻ ăn quà vặt nên lựa chọn những loại thực phẩm an toàn cho trẻ. Cần đề phòng với những loại thực phẩm mà trẻ con thường yêu thích như các loại hạt, đặc biệt là hạt có cạnh sắc, thạch, rau câu, trà sữa… có thể gây sặc, hóc dị vật. Nếu không sơ cấp cứu kịp thời, trẻ bị hóc dị vật dễ bị suy hô hấp, tổn thương não, thần kinh… và có thể t.ử v.ong.

THÀNH AN

Theo SGGP

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *