Cảnh báo nhiều trẻ sinh non thủng ruột sau khi chào đời

Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM) ngày càng tiếp nhận nhiều trẻ sơ sinh cực nhẹ cân, trong đó có những trường hợp bị thủng ruột.

Bệnh nhi ở nhóm sinh non thủng ruột có tỷ lệ t.ử v.ong 15-70%.

Trao đổi với PV Dân trí, Bác sĩ Đặng Nguyễn Quỳnh Như, khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1 (TPHCM) cho biết, BV ngày càng tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ sơ sinh cực nhẹ cân (dưới 1.000 gram).

Trẻ sinh non nhẹ ký thường gặp các vấn đề như bệnh màng trong, bệnh lý võng mạc, đường tiêu hóa, bệnh tim bẩm sinh…, do các hệ cơ quan chưa hoàn thiện. Tỷ lệ sống sót ngay cả ở các nước phát triển với các đơn vị chăm sóc đặc biệt cũng chỉ đạt 68%, với cân nặng lúc sinh dưới 700 gram. Do đó, việc quản lý và chăm sóc trẻ sơ sinh cực nhẹ ký vẫn còn là thách thức.

Trẻ sơ sinh cực nhẹ cân điều trị tại BV Nhi đồng 1, TPHCM (Ảnh: Bác sĩ cung cấp).

Riêng ở trẻ sinh non thủng ruột, tỷ lệ t.ử v.ong được báo cáo là 15-70% và có thể còn cao hơn, nếu bệnh nhi có kèm theo những bệnh lý nặng khác.

Có nhiều nguyên nhân gây thủng ruột như viêm ruột hoại tử, bế tắc đường tiêu hóa, giảm tưới m.áu khu trú do stress, thiếu oxy hoặc sốc, chấn thương cơ học khi cho ăn, thủng ruột tự phát…

Thống kê từ cuối năm 2019 đến cuối năm 2021, BV Nhi đồng 1 tiếp nhận đến 15 trường hợp trẻ sinh non thủng ruột, bao gồm thủng ruột tự phát (10 ca) và thủng ruột do viêm ruột hoại tử (5 ca). Các trẻ đều rất nhẹ cân và có t.uổi thai trung bình 27,4 tuần.

Sau khi được phẫu thuật, có 2 trẻ bị biến chứng n.hiễm t.rùng vết mổ. Một trường hợp bệnh nhi t.ử v.ong do hoại tử toàn bộ ruột tiến triển dù được điều trị tích cực. Tất cả 15 trẻ đều có thời gian nằm viện rất lâu (trung bình khoảng 3 tháng).

Quá trình điều trị, các bác sĩ nhận thấy bệnh nhi gặp phải bệnh lý viêm phúc mạc do thủng ruột thường có tổng trạng rất nặng tại thời điểm chẩn đoán và trở ngại hô hấp. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp bao gồm: chướng bụng, nôn dịch xanh, chưa tiêu phân su.

Với tình trạng bệnh nhi nặng phải sử dụng vận mạch, ổ bụng dơ và mục tiêu giải quyết nhanh, an toàn nhất có thể cho bệnh nhi, các bác sĩ sẽ thường thực hiện đưa lỗ thủng ra da (SIP) hoặc cắt đoạn ruột hoại tử và đưa 2 đầu ruột ra da (NEC). Các bệnh nhi này sau đó sẽ được đóng lỗ mở ruột ra da khi tình trạng ổn định.

Theo bác sĩ Như, trước đây trẻ sinh non thủng ruột thường được mặc định do viêm ruột hoại tử, nên có cách điều trị chưa phù hợp, dẫn đến tỷ lệ t.ử v.ong cao. Trong quá trình phẫu thuật, dần dần thủng ruột tự phát được phát hiện là nguyên nhân phổ biến và có tiên lượng điều trị tốt hơn, khả năng hồi phục sớm hơn.

Thủng ruột tự phát có tiên lượng điều trị tốt hơn, khả năng hồi phục sớm hơn so với thủng ruột do viêm ruột hoại tử (Ảnh: Bác sĩ cung cấp).

Trẻ thủng ruột tự phát thường thủng một lỗ đơn độc ở đoạn cuối hồi tràng, t.uổi trung bình lúc thủng thường dưới 7 ngày t.uổi. Các yếu tố nguy cơ gây thủng ruột tự phát là sinh non, viêm màng đệm nặng, sử dụng thuốc glucocorticoid và indomethacin sau sinh, n.hiễm t.rùng do vi khuẩn, thiếu cơ trơn ở ruột…

Sự sống sót lâu dài của trẻ sinh non thủng ruột tự phát đã được cải thiện trong 30 năm qua, bất kể là điều trị dẫn lưu màng bụng (PPD) hay phẫu thuật.

Riêng điều trị viêm phúc mạc do thủng ruột ở trẻ cực nhẹ cân, việc dẫn lưu ổ bụng từ trước và phẫu thuật sau khi điều chỉnh các rối loạn đã cho thấy hiệu quả và an toàn..

Bác sĩ khuyến nghị, các cơ sở sản nhi cần theo dõi để phát hiện triệu chứng sớm thủng ruột của trẻ. Từ đó có những xử trí ban đầu phù hợp và chuyển bệnh nhi đến các trung tâm phẫu nhi để được điều trị kịp thời.

Nhật Bản: Lần đầu phẫu thuật điều trị thành công cho thai nhi trong bụng mẹ

Một bệnh viên tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản, mới đây đã phẫu thuật chữa bệnh tim thành công cho một thai nhi trong bụng mẹ và đây cũng là ca phẫu thuật thai nhi đầu tiên được thực hiện tại nước này.


Các bác sĩ tiến hành cuộc phẫu thuật điều trị cho thai nhi bị hẹp van động mạch chủ tại Trung tâm Quốc gia về Sức khỏe và Phát triển T.rẻ e.m ở Tokyo vào tháng 7. Ảnh: japantimes

Theo thông tin mới được Trung tâm sức khỏe và phát triển t.rẻ e.m quốc gia Nhật Bản xác nhận, thai nhi đã trải qua cuộc phẫu thuật hồi tháng 7 vừa qua khi được 25 tuần t.uổi trong bụng mẹ. Em bé đã được sinh ra khỏe mạnh và phát triển tốt. Bé bị mắc bệnh hẹp van động mạch chủ vốn bị xếp vào diện bệnh lý tim nghiêm trọng. Bệnh xuất hiện khi các van giữa tâm thất trái (có nhiệm vụ bơm m.áu đi toàn cơ thể) và động mạch chủ bị hẹp, làm giảm hoặc gây tắc nghẽn lưu thông m.áu. Trong những trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể dẫn đến nguy cơ t.ử v.ong.

Theo bệnh viện, việc phẫu thuật tim có thể được tiến hành sau khi em bé chào đời nhưng khi đó khả năng phục hồi hoàn toàn sẽ thấp hơn vì tim của bé phải chịu áp lực lâu hơn khi ở trong bụng mẹ. Bệnh viện này bao gồm một trung tâm nghiên cứu và ca phẫu thuật trên cũng là một nghiên cứu lâm sàng nhằm xác định độ an toàn của phương thức điều trị mới này. Các bác sĩ đã tiến hành siêu âm để đ.ánh giá kỹ lưỡng mọi điều kiện bên trong bụng người mẹ và gắn một ống thông bên trong tim của thai nhi. Sau đó, các bác sĩ sử dụng một quả bóng gắn với ống thông đó để nới rộng van động mạch chủ.

Phó Giám đốc Bệnh viện Haruhiko Sago cho biết dù không nhiều bệnh có thể điều trị được từ giai đoạn trong bụng mẹ nhưng rất may mắn việc điều trị các bệnh tim bẩm sinh lại có thể được thực hiện ngay từ giai đoạn này. Theo bệnh viện, bệnh tim bẩm sinh cũng hiếm khi được ghi nhận, khoảng 10.000 bé sơ sinh thì chỉ có khoảng 3-4 bé mắc bệnh này. Bệnh viện dự định sẽ tăng số lượng các ca phẫu thuật để điều trị bệnh tim cho trẻ từ trong bụng mẹ.

Trước đó, các ca phẫu thuật chữa bệnh cho thai nhi trong bụng mẹ cũng từng được thực hiện thành công tại châu Âu và Mỹ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *