Cảnh báo: Những đơn thuốc ‘trời ơi’ đặc trị COVID-19 trên mạng xã hội

Những ngày qua, có tình trạng một số người đã mua thuốc để dự trữ, uống phòng COVID-19 theo nhiều đơn thuốc truyền nhau trên mạng xã hội. Các bác sĩ cảnh báo người dân không tin những đơn thuốc giả, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Tin nhắn về thuốc điều trị COVID-19 được một số người chia sẻ – Chụp màn hình

Hoang tin thuốc điều trị COVID-19

Chị N.B.M (chủ nhà thuốc uy tín ở Q.6, TP.HCM) cho biết, từ 2-3 ngày nay, có tình trạng đột nhiên có nhiều khách hàng đến hiệu thuốc của chị để mua một số thuốc kháng sinh đặc trị… Trong đó, có thuốc Erythromycine 250 mg.

“Có ngày tôi tiếp 30-40 khách hàng tới hỏi mua thuốc này”, chị M. nói. Thấy khách hàng không có toa thuốc của bác sĩ, với kinh nghiệm và sự cẩn trọng để tư vấn, chị hỏi lý do thì mới “té ngửa” là khách mua để trị virus Corona và phòng bệnh COVID-19.

Tất cả những thông tin, đơn thuốc đang được nhiều người gửi truyền cho nhau đều không có cơ sở khoa học, không dùng trong điều trị COVID-19. Bệnh nhân nhiễm COVID-19 phải được điều trị, cách ly tại bệnh viện, theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế. Người dân không được tự ý điều trị, mua, uống thuốc dự phòng COVID-19. Uống thuốc bừa bãi có thể gây t.ử v.ong.

Thạc sĩ – bác sĩ Nguyễn Trần Nam, Trưởng Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM)

Qua tìm hiểu, chúng tôi biết được “cơn sốt” đi mua thuốc kháng sinh “đặc trị” COVID-19 xuất phát từ một số thông tin đang được lan truyền nhiều trên mạng xã hội.

Nhiều người nhắn tin “mách” nhau nội dung: “ Phòng chống COVID-19: Những ai đã tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người dương tính COVID-19, hãy uống ngay Erythromycine 250 mg liên tiếp trong 7 ngày, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên. Đây là thông điệp do TS.BS. TCS gửi đến cộng đồng…“.

Không chỉ thế, trên mạng hiện nay còn lan truyền cả toa thuốc được cho là “ do Bệnh viện nhiệt đới đang điều trị theo phát đồ cho người nhiễm virus nCoV-19″ và khuyên mọi người mua để dự phòng mỗi người 1 liều trong nhà.

Không có thuốc “đặc trị” COVID-19

Theo thạc sĩ – bác sĩ Đỗ Cao Vân Anh, Phó trưởng bộ môn nhiễm, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM): Erythromycin là kháng sinh được sử dụng để điều trị, phòng ngừa một số bệnh n.hiễm t.rùng do vi khuẩn. Thuốc có cơ chế hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.

Một đơn thuốc mạo nhận là do Bệnh viện nhiệt đới đang điều trị theo phác đồ cho người nhiễm virus nCoV-19 được lan truyền trên mạng

Ảnh: Chụp màn hình

“Thuốc kháng sinh này điều trị hoặc chỉ ngăn ngừa các bệnh n.hiễm t.rùng do vi khuẩn. Thuốc kháng sinh sẽ không hiệu quả đối với nhiễm virus, không thể điều trị các bệnh do virus (như cảm lạnh, cúm). COVID-19 là bệnh do virus nên thuốc kháng sinh không thể điều trị, diệt được virus Corona gây bệnh COVID-19″, bác sĩ Vân Anh khẳng định.

Về đơn thuốc được mạo nhận là “phác đồ điều trị COVID-19 của Bệnh viện nhiệt đới”, bác sĩ Vân Anh phải kêu “trời” vì đó là đơn thuốc điều trị… viêm xoang.

“Thuốc kháng sinh chỉ điều trị, ngăn ngừa các bệnh n.hiễm t.rùng do vi khuẩn, không hiệu quả đối với nhiễm virus. COVID-19 là bệnh do virus nên thuốc kháng sinh không thể điều trị”

Thạc sĩ – bác sĩ Đỗ Cao Vân Anh, Phó trưởng bộ môn nhiễm, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM)

Thạc sĩ – bác sĩ Nguyễn Trần Nam, Trưởng Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), cũng khẳng định: Các loại thuốc trên (những thuốc đang được lan truyền trên mạng để điều trị COVID-19 – PV) đều là kháng sinh, sử dụng phải có chỉ định của bác sĩ, mua thuốc theo toa.

“Tất cả những thông tin, đơn thuốc đang được nhiều người gửi truyền cho nhau đều không có cơ sở khoa học, không dùng trong điều trị COVID-19. Bệnh nhân nhiễm COVID-19 phải được điều trị, cách ly tại bệnh viện, theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế. Người dân không được tự ý điều trị, mua, uống thuốc dự phòng COVID-19. Chỉ có bác sĩ trong lĩnh vực này mới hiểu tác dụng của thuốc. Uống thuốc bừa bãi có thể gây t.ử v.ong”, bác sĩ Nam cảnh báo.

Bác sĩ Nam khuyến cáo thêm, thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị phải có chỉ định của bác sĩ. Việc mua và uống thuốc bừa bãi sẽ gây tác dụng phụ, thậm chí ngộ độc thuốc, dẫn đến t.ử v.ong.

“Sử dụng bất kỳ loại thuốc kháng sinh nào khi không cần thiết có thể tạo ra sự kháng thuốc trong tương lai”, bác sĩ Vân Anh lưu ý.

Các bác sĩ nhấn mạnh, hiện giờ trên thế giới chưa có thuốc dự phòng, đặc trị COVID-19. COVID-19 là bệnh do virus (siêu vi) gây ra, không thể dùng kháng sinh (là thuốc chỉ có tác dụng điều trị các bệnh do vi khuẩn).

Các chuyên gia y tế khuyến cáo mọi người không nên tự ý mua thuốc uống, không tin và chia sẻ những đơn thuốc, phương pháp điều trị COVID-19 không có căn cứ trên mạng xã hội, mọi biện pháp điều trị, uống thuốc phải có chỉ định của bác sĩ.

Theo thanhnien

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới

Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 11/3/2020 về việc tiếp tục đẩy mạnh phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.


Ảnh minh họa

Thời gian qua, hoạt động phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của các cấp, các ngành, các địa phương đã được triển khai tích cực và đạt những kết quả ban đầu, được cộng đồng quốc tế và nhân dân đ.ánh giá cao.
Tuy nhiên, dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, xảy ra tại 105 quốc gia với 114 ngàn người nhiễm bệnh và chưa có dấu hiệu dừng lại, riêng trong 10 ngày gần đây số người nhiễm tăng nhanh, chiếm 25% tổng số người nhiễm bệnh trước đó, xuất hiện nhiều ổ dịch lớn với số người mắc, số người t.ử v.ong gia tăng nhanh.
Ở nước ta, sau 22 ngày không có ca nhiễm mới, trong 4 ngày qua đã phát hiện thêm 18 người nhiễm bệnh (đưa tổng số nhiễm tăng gấp hơn 2 lần so với số nhiễm trước đó), trong đó 15 người nhập cảnh từ các nước có giao thương và lượng người qua lại với nước ta lớn. Việt Nam có nguy cơ bị lây lan dịch bệnh rất cao.

Trước diễn biến mới của dịch bệnh, để giảm thiểu tối đa lây lan, sẵn sàng và chủ động ngăn chặn, ứng phó với dịch bệnh trên diện rộng, bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe, tính mạng của nhân dân, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm, quyết liệt các chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại Công văn số 79-CV/TW ngày 30/1/2020, Điện của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày 07/3/2020, các Chỉ thị số 05/CT-TTg, 06/CT-TTg, 10/CT-TTg, 11/CT-TTg và các Công điện số 121/CĐ-TTg, 156/CĐ-TTg và các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; chuẩn bị tốt nhất, sẵn sàng cho mọi tình huống; tiếp tục quán triệt tinh thần “chống dịch như chống giặc”, sẵn sàng hy sinh lợi ích kinh tế để bảo vệ tốt nhất sức khỏe và tính mạng của nhân dân.
Kiểm soát chặt chẽ nguồn lây bệnh

Thủ tướng yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ tập trung chỉ đạo: Chủ động, quyết liệt ngăn chặn, phát hiện nhanh và kiểm soát chặt chẽ nguồn lây bệnh (cả ở trong nước và xâm nhập từ nước ngoài); tổ chức cách ly hoặc giám sát người đã tiếp xúc với người bệnh theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế; rà soát người nhập cảnh trong 14 ngày qua nhưng không thuộc diện cách ly tập trung, phát hiện kịp thời nguồn lây bệnh.

Bên cạnh đó, kiểm soát chặt chẽ người nhập cảnh. Cụ thể, tăng cường kiểm soát người nhập cảnh qua các cửa khẩu hàng không, trên bộ, hàng hải; lưu ý kiểm soát chặt chẽ việc nhập cảnh qua biên giới Tây Nam; tạm dừng việc miễn thị thực đơn phương và hiệu lực giấy miễn thị thực đã cấp cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam tại các nước Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển, Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha.

Thực hiện khai báo y tế bắt buộc đối với tất cả các hành khách nhập cảnh Việt Nam theo quy định, quản lý thông tin khai báo chặt chẽ, hiệu quả và phát hiện sớm để thực hiện cách ly đối với những trường hợp đến từ hoặc đi qua vùng dịch; hạn chế tối đa các chuyến bay giữa Việt Nam đến các vùng có dịch và ngược lại (kể cả của các hãng hàng không nước ngoài).

Quản lý chặt chẽ hoạt động du lịch, bảo đảm an toàn; phối hợp với các Bộ liên quan kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời nguy cơ lây nhiễm bệnh từ nước ngoài qua đường du lịch; tạm hoãn các đoàn đi công tác nước ngoài; trường hợp đặc biệt phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép; khuyến cáo người dân không ra nước ngoài, nhất là đến các vùng có dịch.

Sẵn sàng phương án cách ly trên diện rộng
Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm việc cách ly và chuẩn bị sẵn sàng phương án cách ly trên diện rộng. Thực hiện các biện pháp cách ly phù hợp đối với tất cả các trường hợp nhập cảnh đến từ, đi qua vùng có dịch tại các cơ sở cách ly; thực hiện sàng lọc và áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp đối với từng loại trường hợp tại các khu cách ly tập trung, không để lây chéo. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao kịp thời công bố danh sách quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch để áp dụng biện pháp cách ly tập trung đối với người nhập cảnh Việt Nam từ vùng dịch.

Chăm lo bảo vệ sức khỏe, bảo đảm điều kiện sinh hoạt, không để lây nhiễm cho đội ngũ cán bộ, nhân viên, lực lượng vũ trang làm việc tại các khu cách ly tập trung; UBND các tỉnh, thành phố tổ chức khoanh vùng, cách ly và tiêu độc khử trùng ngay đối với những khu vực phát hiện có người nhiễm bệnh; kiểm soát chặt chẽ người ra vào khu vực cách ly.

Các Bộ: Quốc phòng, Công an, Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Lao động – Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đẩy nhanh việc chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân lực để thực hiện việc cách ly; rà soát, cập nhật phương án, kế hoạch cách ly trên diện rộng; có phương án huy động khách sạn, cơ sở lưu trú… làm nơi cách ly tập trung.

Nghiên cứu phương thức phòng, chống, phác đồ điều trị, vắc xin phòng bệnh COVID-19

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp Bộ Y tế tiếp tục tập trung chỉ đạo nghiên cứu phương thức phòng, chống, phác đồ điều trị, vắc xin phòng bệnh COVID-19; sớm đưa bộ KIT thử vào sử dụng. Bộ Y tế rà soát việc bảo đảm nhân lực, phương tiện, vật tư y tế sẵn sàng ứng phó trong trường hợp dịch lây lan trên diện rộng.

Tiếp tục thông tin kịp thời, đầy đủ, công khai, minh bạch về diễn biến dịch tại Việt Nam, về các trường hợp thuộc đối tượng cách ly tập trung hoặc giám sát y tế, theo dõi sức khỏe tại cộng đồng theo đúng quy định; chú trọng đưa tin có chọn lọc nhằm ổn định xã hội.

Xử lý nghiêm, kể cả xử lý theo pháp luật hình sự các trường hợp đưa tin không đúng sự thật, gây hoang mang dư luận, mất ổn định xã hội và các hành vi găm hàng, tăng giá, gây bất ổn thị trường theo đúng quy định của pháp luật. Bộ Tư pháp đề xuất các hình thức xử lý nghiêm khắc, đủ sức răn đe; chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế đề xuất xử lý các trường hợp vi phạm về khai báo y tế, không chấp hành cách ly.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành, học tập

Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chủ động, tập trung chỉ đạo công tác phòng chống dịch coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân không thực hiện nghiêm túc chức trách, nhiệm vụ trong phòng, chống dịch bệnh. Hạn chế tổ chức cuộc họp, sự kiện và hoạt động tập trung đông người; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành, học tập, khai báo điện tử, kiểm soát dịch bệnh; hướng dẫn, khuyến khích người dân tăng cường sử dụng các dịch vụ công trực tuyến.

Cấp ủy, chính quyền cơ sở, nhất là phường, xã, thôn, bản, tổ dân phố… tập trung rà soát phát hiện nhanh nhất các trường hợp nghi nhiễm bệnh để có biện pháp phù hợp; vận động người dân hạn chế tham gia các hoạt động tập trung đông người, tăng cường các hoạt động nâng cao sức khỏe, thể lực.

Các Bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước theo chức năng nhiệm vụ được giao thực hiện nghiêm việc bảo đảm nguồn cung hàng hóa, nhu yếu phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1771/VPCP-KTTH ngày 07 tháng 3 năm 2020.
Phát động toàn dân nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe

Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức, đoàn thể phối hợp với các cấp chính quyền nhất là chính quyền cơ sở trong việc vận động nhân dân tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh; nghiêm túc thực hiện việc cách ly, giám sát y tế, phát hiện kịp thời các trường hợp nghi nhiễm; phát động toàn dân nâng cao ý thức và tăng cường các hoạt động tự bảo vệ sức khỏe.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương cùng với việc quyết liệt phòng, chống dịch cần tích cực triển khai các giải pháp phòng chống dịch, đồng thời tập trung thực hiện quyết liệt các giải pháp cụ thể, hữu hiệu để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội theo đúng Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ./.

Theo Chinhphu

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *