Trẻ chỉ được đưa đến bệnh viện khám khi có hành vi t.ự s.át lặp đi lặp lại hoặc hành vi tự hủy hoại bản thân trong một thời gian dài
Là con lớn trong gia đình, từ nhỏ T.L.L đã có tính cách bướng bỉnh và được bố mẹ rất chiều chuộng. Khoảng 3 năm nay, do áp lực trong học tập, bố mẹ thường hay mâu thuẫn về việc học của con khiến L. luôn cảm thấy căng thẳng, bức bối, khó kiềm chế cảm xúc, dễ nổi nóng, cáu gắt với mọi người.
Ngược đãi bản thân để được chú ý
Lên lớp 9, L. thiếu tập trung, sao nhãng trong học tập nên học lực dần sa sút. L. thường tự gây sự vô cớ với bạn bè trên lớp, cáu gắt, mắng c.hửi em gái. Người mẹ cho biết gần đây thấy con ăn ngủ thất thường, lấy dao rọc giấy rạch vào cẳng tay tự làm tổn thương bản thân. Các vết rạch ngày càng sâu, tổn thương nhiều hơn. Bất lực khi con quá bướng bỉnh, lì lợm, thậm chí người mẹ đã dùng đủ các biện pháp từ nhẹ nhàng đến “thiết quân luật” nhưng vẫn không có tác dụng. Gần đây, thấy con có nhiều biểu hiện bất thương nên đã đưa đến Viện Sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai điều trị.
Trao đổi với bác sĩ, bệnh nhân cho biết luôn có cảm giác lo sợ bản thân mình sẽ bị bỏ rơi, sợ bố mẹ không yêu thương mình như trước, nhiều lúc có cảm giác trống rỗng, bị bỏ rơi nên sống thu mình, ít giao tiếp với người thân, bạn bè. Bệnh nhân cũng cho biết trước đó đã lên mạng lập nhiều nhóm nhằm chia sẻ những tiêu cực và hướng dẫn cách giải tỏa cảm xúc bằng việc tự gây thương tích.
Theo các bác sĩ, nên can thiệp sớm khi phát hiện người thân có dấu hiệu rối loạn nhân cách ranh giới
Bác sĩ Nguyễn Hoàng Yến, Phòng Tâm thần nhi – v.ị t.hành n.iên – Viện Sức khỏe Tâm thần, cho biết sau khi thăm khám, bệnh nhân được chẩn đoán mắc rối loạn nhân cách ranh giới có hành vi t.ự s.át, tự hủy hoại bản thân. Sau 2 tuần điều trị nội trú, cảm xúc ổn định hơn, hợp tác hơn, không có hành vi bất thường. Bác sĩ đã nhận thấy sự lúng túng của bố mẹ trong việc phân biệt bướng bỉnh do sinh lý t.uổi vị thành niên với sự bướng bỉnh do bệnh lý.
Đáng chú ý, những trường hợp trẻ ở t.uổi “ẩm ương” có những tính cách nổi loạn, tự hủy hoại bản thân như trường hợp bệnh nhân L. đang xảy ra khá nhiều. Đôi khi cha mẹ thiếu để ý đến tâm sinh lý của con mình dẫn đến việc điều trị muộn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai của con, thậm chí trẻ tự hủy hoại bản thân mất kiểm soát gây thương tích nặng hay có những hành vi t.ự t.ử.
Theo bác sĩ Yến, nếu trẻ bướng bỉnh do sinh lý thì khi qua t.uổi nổi loạn trẻ sẽ hết bướng. Tuy nhiên, nếu là vấn đề bệnh lý, tâm lý bướng bỉnh sẽ xuất hiện trong thời gian dài và trẻ sẽ có những hành vi bất thường như tự làm tổn thương chính mình. Mệt mỏi, căng thẳng, thậm chí bế tắc vì sự lì lợm, ương bướng của con nhưng nhiều cha mẹ chỉ cho rằng đó chỉ là sự “nổi loạn” t.uổi dậy thì, không nghĩ đó là tình trạng rối loạn tâm thần.
Bệnh phát hiện muộn, dễ nhầm lẫn
Bác sĩ Lê Công Thiện, Phó trưởng Bộ môn Tâm thần Trường Đại học Y Hà Nội, cho biết rối loạn nhân cách ranh giới thường gặp ở trẻ v.ị t.hành n.iên nhiều hơn người trưởng thành và dễ nhầm lẫn với trầm cảm bởi người bệnh cũng có những triệu chứng liên quan đến trầm cảm.
Khi bị tình trạng này, người bệnh thường thay đổi hành vi, cảm xúc rất nhanh, có thể đang vui nhưng buồn ngay và ngược lại. Ngoài ra, người bệnh có tính cách bốc đồng, hành vi tự hủy hoại xuất hiện bộc phát, nghĩ đến làm ngay.
Trong khi đó, người trầm cảm dù cũng có hành vi t.ự s.át nhưng trước đó họ luôn tìm cách để lý giải sau đó mới xuất hiện hành vi.
Ngoài các yếu tố di truyền, sử dụng thuốc thì môi trường cũng là yếu tố nguy cơ khiến trẻ dễ bị rối loạn nhân cách ranh giới. Điển hình như việc bị ngược đãi trong gia đình, cha mẹ thường xuyên xung đột với nhau hoặc xung đột với con cái. Tất cả những điều này đều âm thầm tác động đến tâm lý trẻ, nhất là trong lứa t.uổi vị thành niên có nhiều thay đổi cả về thể chất và tâm lý.
Theo bác sĩ Thiện, rối loạn nhân cách ranh giới thường được phát hiện muộn, dễ nhầm lẫn với bệnh khác. Nhiều trường hợp đưa đến bệnh viện vì những lý do, triệu chứng khác nhau nhưng khi khai thác sâu mới hướng đến chẩn đoán bị rối loạn nhân cách ranh giới. Do không nhận biết được sớm nên triệu chứng tồn tại âm ỉ, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập cũng như sự hình thành nhân cách, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh khi họ có hành vi tự hủy hoại bản thân.
Các bác sĩ cũng cho biết người bệnh rối loạn nhân cách ranh giới nếu đáp ứng tốt điều trị có thể khỏi bệnh. Phương pháp điều trị phổ biến nhất cho người mắc chứng rối loạn này là liệu pháp tâm lý. Ngoài ra, thuốc chống loạn thần, trầm cảm, chống lo âu cũng được dùng để giảm một số triệu chứng của bệnh. Ở một số trường hợp, người mắc rối loạn nhân cách ranh giới có thể phải nhập viện để điều trị chuyên sâu, nhằm ngăn họ tự gây thương tích hoặc thực hiện hành vi t.ự t.ử. Trong trường hợp này, cha mẹ nên theo dõi con thật sát, chú ý xem trẻ có đang gặp vấn đề gì không, trải qua biến cố như chuyển cấp, chuyển trường, gia đình có biến cố… Sau đó, cha mẹ nên chia sẻ với trẻ, nhận biết mức độ mà con đang gặp phải, nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ.
“Chúng tôi khuyến cáo cha mẹ phải là người được tư vấn trước, bởi nhiều cha mẹ sẽ không nhận biết được rõ hoặc làm trầm trọng vấn đề hơn thực tế. Không ít trường hợp chúng tôi phải tư vấn, giải quyết vấn đề tâm lý của cha mẹ trước khi tư vấn cho trẻ” – bác sĩ Thiện lưu ý.
Phát ban ở trẻ nhỏ
Các vị trí thường xảy ra phát ban ở trẻ nhỏ là sau gáy, ngực, nơi cọ xát nhiều hơn với quần áo, bao gồm cả vùng quấn tã, các nếp gấp da, trên da đầu…
Minh họa/INT
3 dạng bệnh
Đối với trẻ, nóng trong có thể do bị ảnh hưởng của thời tiết hoặc dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe. Đặc biệt, không ít trẻ bị phát ban do nóng trong.
Chia sẻ về vấn đề này, BSCKI Vũ Thanh Tuấn – Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cho biết, trẻ bị phát ban thường do cơ thể quá nóng, còn được gọi là rôm sảy hoặc ban đỏ. Tình trạng phát ban nhiệt hay phát ban do nóng trong có thể xảy ra ở mọi người. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là nhóm dễ bị bệnh nhất.
Khi bị bệnh, trên da bé sẽ xuất hiện những cục mụn nhỏ, có màu đỏ. Những mụn đỏ này có thể nổi lên ở khắp cơ thể. Tuy nhiên, những vùng cơ thể tiết nhiều mồ hôi sẽ có thể là nơi mọc nhiều mụn nhất, như trán, cổ, lưng, các nếp gấp trên cơ thể, vùng tã lót,…
Theo bác sĩ Tuấn, tình trạng trẻ bị phát ban do nóng trong có thể được cải thiện nhanh nếu thời tiết trở nên mát hơn. Khi đó, trẻ cũng ít đổ mồ hôi hơn. Tuy nhiên, các phụ huynh không nên vì thế mà chủ quan.
Trong những trường hợp phát ban nghiêm trọng, cha mẹ không xử lý đúng cách sẽ gây tổn thương cho da. Đồng thời, khiến tình trạng phát ban ngày càng lan rộng, thậm chí gây n.hiễm t.rùng và biến chứng toàn thân, nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
BS Vũ Thanh Tuấn cho biết, bệnh được chia thành 3 dạng. Trong đó, dạng ban hạt kê khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Triệu chứng bệnh là trên bề mặt da của bé xuất hiện những bọng nước trắng li ti.
Đồng thời, không có tình trạng bị sưng, tấy đỏ xung quanh và không gây ngứa cho trẻ. Thông thường, những mụn trắng li ti này sẽ biến mất trong khoảng vài giờ, hay vài ngày sau đó, mà không gây hại cho trẻ.
Một dạng khác là ban kê đỏ. Dạng bệnh ban kê đỏ cũng có thể gọi là tình trạng rôm sảy và rất phổ biến ở trẻ nhỏ. “Khi bị ban kê đỏ, da của bé đỏ lên và có nhiều bóng nước. Những bóng nước này có thể mọc đơn lẻ, rời rạc nhưng cũng có khi mọc thành chùm, khi quan sát có thể thấy lấm tấm trên da”, bác sĩ Tuấn nêu.
Những nốt bọng nước này khiến trẻ có cảm giác ngứa rát, vô cùng khó chịu dẫn tới việc trẻ có xu hướng gãi nhiều và thường xuyên quấy khóc, cáu gắt. Dạng bệnh ban kê đỏ thường xảy ra vào thời điểm thời tiết nắng nóng.
Trong khi đó, dạng ban kê sâu còn có thể gọi là ban kê mủ thường khá hiếm gặp. Thông thường, những trẻ bị ban kê đỏ hay còn gọi là rôm sảy không được chăm sóc đúng cách, khiến bệnh tái đi tái lại nhiều lần thì có thể dẫn đến tình trạng ban kê sâu.
Đó là khi tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn khiến tình trạng da bị viêm sâu hơn, thậm chí có thể gây ra n.hiễm t.rùng thứ phát. Bệnh không gây ngứa. Tuy nhiên, việc không điều trị kịp thời có thể dẫn đến kiệt sức.
Minh họa/INT
Chăm sóc trẻ như thế nào?
Chuyên gia đã nêu một số phương pháp để chăm sóc trẻ bị phát ban do nóng trong. “Điều quan trọng trước tiên mà bố mẹ cần phải làm đó là theo dõi thân nhiệt cho trẻ bằng nhiệt kế thủy ngân hoặc nhiệt kế điện tử. Trong trường hợp trẻ bị sốt, cần phải tìm cách hạ sốt cho bé càng nhanh càng tốt”, bác sĩ Tuấn lưu ý.
Ngoài ra, phụ huynh nên để trẻ mặc những bộ quần áo thoáng mát, dùng khăn ấm để lau người cho con, đặc biệt là vùng cổ, nách và bẹn. Cha mẹ cũng có thể dùng thuốc hạ sốt cho bé theo chỉ dẫn của bác sĩ. Liên tục theo dõi nhiệt độ của con để nắm rõ được tình trạng sức khỏe của trẻ và kịp thời xử trí nếu có bất thường.
Việc thường xuyên lau sạch mồ hôi cho trẻ được coi là cách đơn giản, nhưng cũng có thể mang lại hiệu quả giảm nhiệt trên da của trẻ rất tốt. Khi trẻ bị phát ban do nóng trong, một điều mà phụ huynh không nên bỏ qua đó là nhanh chóng bù nước và điện giải cho bé. Trẻ nên được bú sữa mẹ, uống nhiều nước lọc hoặc nước ép trái cây. Đồng thời, ăn các loại cháo, súp loãng hoặc có thể sử dụng điện giải oresol theo hướng dẫn.
Một lưu ý khác là cha mẹ nên cách ly trẻ với những trẻ khác để tránh tình trạng nhiễm khuẩn hoặc phòng ngừa lây nhiễm. Các phụ huynh cũng nên chú ý cắt tỉa móng tay cho con thường xuyên. Qua đó, tránh để tình trạng trẻ gãi và làm xước da, gây n.hiễm t.rùng.
Trong trường hợp những triệu chứng của trẻ không được cải thiện thì phụ huynh cần đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám và kịp thời điều trị, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm. Cụ thể, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám nếu có những dấu hiệu sau: Tình trạng phát ban trên da ngày càng lan rộng hơn, da có hiện tượng sưng đỏ, trẻ gãi nhiều, quấy khóc, không hạ sốt,…
Ngoài ra, khi trẻ bị phát ban do nóng trong, phụ huynh cần tránh có những hành động khiến tình trạng bệnh của trẻ càng trở nên nghiêm trọng hơn. Trong đó, cha mẹ tuyệt đối không tự ý bôi các loại thuốc dạng kem lên vùng da bị phát ban của trẻ nếu chưa có chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp trẻ có hiện tượng trầy xước, loét, chảy nước và được bác sĩ kê đơn thuốc, cha mẹ cần thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Nếu trẻ bị phát ban khi còn đang bú mẹ, mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống của mình. Đồng thời, nên tránh ăn các loại thực phẩm, gia vị có tính cay nóng.
Mẹ cũng nên ăn nhạt hơn. Đối với trẻ lớn hơn, mẹ cũng không nên cho bé ăn những loại thức ăn quá nóng, những thực phẩm gây nóng hoặc mặn.
Bởi, những thực phẩm đó có thể khiến tình trạng bệnh kéo dài và nghiêm trọng hơn. “Phát ban nhiệt là trạng thái không quá nguy hiểm, nhưng chúng lại làm cho trẻ ăn ngủ không yên, khiến cơ thể luôn trong trạng thái bứt rứt, khó chịu. Vì thế, bố mẹ cần nắm rõ các thông tin về vấn đề này để cách xử lý hiệu quả khi trẻ không may bị phát ban nhiệt”, bác sĩ Tuấn cho biết.
Bất kỳ trong trường hợp nào, việc trẻ bị đổ mồ hôi vì quá nóng đều có thể gây phát ban, như: Thời tiết nóng ẩm; Trẻ mặc quá nhiều lớp quần áo, kể cả trong mùa Đông; Trẻ bị sốt; Hoạt động quá nhiều.